Khái quát về tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 28 - 30)

Ngày nay khi nền kinh tế xã hội phát triển, kinh doanh là mục tiêu hàng đầu thì bất kỳ tổ chức cá nhân nào muốn kinh doanh cũng cần phải có nguồn vốn nhất định. Việc tạo lập và phân bổ nguồn vốn của ngân hàng là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự phát triển chung của ngân hàng và các chủ thể tham gia vào hoạt động của nền kinh tế. Nguồn vốn của ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền mà ngân hàng tạo lập và huy động được trong quá trình hoạt động để cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng muốn đứng vững và cạnh tranh thì phải đảm bảo nguồn vốn của mình đủ lớn để hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đối với các thành phần kinh tế trong xã hội. Vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vốn điều chuyển, vốn vay, vốn huy động,.. trong đó vốn huy động đóng vay trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bảng 4.1 cho thấy vốn huy động tăng qua các năm. Vốn huy động là nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ngân hàng nào, vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp. Công tác huy động vốn luôn được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong những năm gần đây vốn huy động của chi nhánh tăng lên đáng kể. Năm 2011 kinh tế khó khăn, lãi suất tăng cao, lạm phát, nhưng công tác huy động vốn của ngân hàng vẫn tăng 75.995 triệu đồng tương ứng tăng 13,5% so với năm 2010. Do ảnh hưởng của thị trường chứng khoán và bất động sản đóng băng bên cạnh giá vàng biến động nên việc gửi tiền vào ngân hàng là lựa chọn an toàn của người dân. Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 62.862 triệu đồng tương ứng tăng 9,85%, nguyên nhân là do ngân hàng triển khai các chương trình như gửi tiết kiệm dự thưởng, rút thăm trúng thưởng, quà tặng cho khách hàng thân thiết,… đã thu hút được nhiều khách hàng, góp phần làm tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng.

Bảng 4.1 Nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam, 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013)

Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 2011/2010 2012/2011 6th2012/ 6th2013 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 562.463 638.458 701.320 460.080 535.463 75.995 13,5 62.862 9,85 75.383 16,4% Vốn điều chuyển 82.782 4.115 44.543 26.726 13.096 -78.667 -95,03 40.428 982,5 -13.630 -51%

Nguồn vốn huy động của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng đáng kể, cụ thể tăng 75.383 triệu đồng tương ứng tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do năm 2013 nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế huyện MCN nói riêng dần bước vào ổn định. Vì thế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá thể thu được lợi nhuận cao, bên cạnh đó việc sản xuất của người dân cũng gặp nhiều thuận lợi nên việc huy động vốn vào ngân hàng được dễ dàng.

Bảng 4.1 cho thấy nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên chuyển về cho chi nhánh vào năm 2011 giảm 78.667 triệu đồng tương ứng giảm 95,03% so với năm 2010. Nguyên nhân là do lãi suất điều chuyển và lãi suất cho vay chênh lệch không cao nên ngân hàng giảm nguồn vốn này xuống, tận dụng nguồn vốn huy động với chi phí thấp hơn giảm phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên để giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng đến năm 2012 nguồn vốn này tăng lên 40.428 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng ngày càng tăng nên ngân hàng đã điều chuyển thêm vốn từ cấp trên về nhằm đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động được nguồn vốn cho vay nhưng còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển của cấp trên. Vì vậy ngân hàng cần mở rộng thêm những chính sách huy động vốn đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện là rất cần thiết.

Nguồn vốn điều chuyển 6 tháng 2013 so với cùng kỳ năm trước giảm 13.630 triệu đồng, tương ứng giảm 51%. Do ngân hàng đẩy mạnh việc huy động để đáp ứng nhu cầu vốn, đồng thời giảm nguồn vốn điều chuyển để giảm bớt chi phí trả lãi. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả, dần tự chủ được nguồn vốn từ cấp trên nên có dấu hiệu giảm đáng kể đầu năm 2013.

4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỏ Cày Nam qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 28 - 30)