KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 35 - 41)

ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 CỦA PGD NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

Theo nghịđịnh 78/2002/ NĐ - CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội về các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính Phủ phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cũng thực hiện các chủ trương chính sách về vốn tín dụng ưu đãi và là địa chỉ đáng tin cậy để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước một cách thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả.

Hơn 10 năm hoạt động, PGD – NHCSXH Châu Thành là địa chỉ tin cậy để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quảnhất.

Tổng nguồn vốn hoạt động tại PGD - NHCSXH Châu Thành chủ yếu là do sự điều tiết từTrung ương chuyển vềvà tăng nhanh qua các năm từ19.385 triệu đồng năm 2003 và đến năm 2012 là 124.406 triệu đồng tăng 6,4 lần. Bình quân mỗi năm tăng 10.500 triệu đồng.

Đối tượng cho vay chủyếu của PGD – NHCSXH là hộnghèo và các đối tượng chính sách khác được quy định cụthểtheo từng chương trình vay vốn.

Sau ngày được thành lập, PGD chỉ đảm nhiệm cho vay 2 chương trình Hộ nghèo và GQVL. Sau 10 năm hoạt động, từ năm 2009 đến nay PGD – NHCSXH huyện Châu Thành đã tổ chức triển khai cho vay trên đại bàn huyện tất cả 7 chương trình: Hộ nghèo, HSSV, GQVL, XKLĐ, NS&VSMT, Nhà ở hộ nghèo và Hộ cận nghèo (kể từ tháng 4 năm 2013). PGD – NHCSXH huyện Châu Thành đã và đang thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, góp phần thực hiện mục tiêu Quốc gia, tạo việc làm và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cụ thể như sau:

26 Bảng 3.1: Kết quả chương trình cho vay chính sách giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: triệu đồng, %

Chương trình cho vay 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Cho vay Cho vay Cho vay Số tiền % Số tiền %

Cho vay hộ nghèo 6,610 11,578 6,255 4,968 75.16 (5,323) (45.98)

Cho vay HSSV 6,249 4,153 3,303 (2,096) (33.54) (850) (20.47)

Cho vay GQVL 2,158 2,496 2,604 338 15.66 108 4.33

Cho vay XKLĐ - - - -

Cho vay NS&VSMT 6,777 11,176 12,293 4,399 64.91 1,117 9.99

Cho vay hộ nghèo về nhà ở 1,792 5,490 - 3,698 206.36 - -

Tổng cộng 23,586 34,893 24,455 11,307 47.94 (10,438) (29.91)

Từ bảng trên ta thấy, kết quả cho vay chương trình chính sách trong giai đoạn 2010 - 2012, ta thấy tổng cho vay có sự tăng giảm giữa các năm không đều nhau. Giai đoạn 2010 - 2012 là giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc thất nghiệp đời sống hộ nghèo ngày càng gặp nhiều trở ngại ngân hàng phải cho vay với số lượng nhiều hơn gây nhiều khó khăn cho yêu cầu hỗ trợ thêm nguồn vốn từ ngân hàng trung ương. Tuy vẫn còn gặp nhiều hạn chế nhưng đểđạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo hỗ trợ an sinh xã hội, Ban lãnh đạo và nhân viên NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã nổ lực không ngừng trong công việc nhằm hỗ trợ người dân nghèo trong huyện tiếp cận được nguồn vốn của Chính Phủ.

Nền kinh tế năm 2011 so với năm 2010 có nhiều khó khăn hơn như lạm phát tăng rất cao (lên đến 18,58%) làm cho giá cả thị trường ngày càng cao ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của các hộ gia đình chính sách, hiểu vấn đề đó nên năm 2011 chương trình cho vay được đẩy mạnh để hỗ trợ hộ nghèo vượt qua khó khăn.

Sang năm 2012 nhu cầu vay vốn của các chương trình đều giảm xuống riêng chương trình cho vay NS&VSMT là tăng dần qua các cho thấy được nhu cầu cấp thiết của người dân, sự quan tâm của chính quyền các cấp và NHCSXH thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội đem nước sạch đến từng hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các công trình nước sạch của huyện. Nhìn tổng quan cho thấy nhu cầu vay vốn càng thấp càng khẳng định được cho vay chương trình chính sách đã đi đúng hướng giúp được cho người dân thoát khỏi khó khăn vươn lên trong cuộc sống thực hiện tốt phong trào xóa đói giảm nghèo.

28

Bảng 3.2: Kết quả chương trình cho vay chính sách giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011 - 2013

ĐVT: triệu đồng, %

Chương trình cho vay 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 2013/2012

Cho vay Cho vay Số tiền %

Cho vay hộ nghèo 2,503 2,783 280 11.19

Cho vay HSSV 1,319 1,282 (37) (2.81)

Cho vay GQVL 140 675 535 382.14

Cho vay XKLĐ - - - -

Cho vay NS&VSMT 4,324 14,543 10,219 236.33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho vay hộ nghèo về nhà ở - - - -

Cho vay hộ cận nghèo - 2,255 - -

Tổng cộng 8,286 21,538 13,252 159.93

Từ kết quả trên ta có thể thấy 6 tháng đầu năm 2013 đã cho vay so với cùng kì năm 2012 nhưng nhìn chung ta thấy chương trình cho vay chủ yếu tập trung cho vay hộ nghèo, HSSV và NS&VSMT. Nhất là tỉ lệ cho vay NS&VSMT tăng khá cao chiếm 67.52% trong tổng chương trình cho vay và tăng cao so với cùng kỳ năm trước cho thấy nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ngày càng cao. Ngoài ra số tiền cho vay 6 tháng đầu năm 2013 tăng một phần là theo quyết định số 15/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo có hiệu lực từ ngày 16/4/2013 đã trở thành động lực mới trong hành trình thoát nghèo bền vững của người dân, đảm bảo hiệu quả công tác an sinh xã hội, Chính sách này đã mở ra cơ hội cho hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn huyện có vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, vươn lên ổn định cuộc sống, từ ngày 16/4/2013 đến 30/6/2013 đã cho vay 2,255 triệu đồng hộ cận nghèo tuy nhiên điều làm cho các hộ cận nghèo e ngại khi vay vốn là lãi suất cho vay hiện nay là 10.14% / năm cũng là một phần gây trở ngại cho các hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn, mức xác định hộ nghèo và hộ cận nghèo không coc chênh lệch nhiều nên trường hợp hộ cạn nghèo được vay vốn với mức lãi suất như vậy là chưa hợp lý.

Trong thời gian qua, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do lạm phát, thất nghiệp, công tác cho vay của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, qua phân tích trên ta cũng phần nào thấy được sự quan tâm của Nhà nước đến người dân, để giúp cho nguồn vốn đến được tay của người dân nghèo đều nhờ vào sự chung sức của tập thể nhân viên trong đơn vị, khả năng hoạt động và chính sách phù hợp của Chính phủ đã kịp thời như phao cứu hộ cho hàng ngàn hộ nghèo và nhất là giúp cho các em HSSV có điều kiện để tiếp bước trên con đường học vấn thoát khỏi cảnh nghèo khó hiện tại

Qua hai bảng trên ta thấy có một số điểm đáng lưu ý là chương trình XKLĐđã không còn cho vay vốn, đến năm 2012 thì chương trình chính sách về nhà ở cũng không được cho vay vì về 2 nguồn chính sách đó trung ương đã không ngưng cấp vốn và không còn triển khai cho vay 2 chương trình đó nữa.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 35 - 41)