Về hoạt động cấp tín dụng học sinh sinh viên

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 72 - 74)

Hiện nay NHCSXH thực hiện cho vay ưu đãi cho HSSV với lãi suất 0.65%/ tháng tạo nên gánh nặng cho ngân sách nhà nước, hạn chế khả năng tự

chủ của NHCSXH trong việc lấy thu bù chi. Mức lãi suất này chỉ bằng 50 - 60% lãi suất cho vay trên thị trường nguồn vốn vay không đáp ứng đủ nhu cầu của HSSV.

Theo quy định, đối tượng vay vốn của NHCSXH là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được UBND cấp xã xác nhận. Tuy nhiên, công tác điều tra xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, có nơi chưa rà soát, bổ sung kịp thời những hộ mới phát sinh nghèo, cận nghèo vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, làm ảnh hưởng tới việc hỗ trợ vốn kịp thời cho các em HSSV có gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Chính sách tín dụng đối với HSSV mà Chính phủ ban hành đã giúp đỡ rất nhiều cho những sinh viên gặp khó khăn, giúp dinh viên có thêm niềm tin và nghị lực để tiếp bước trên con đường học vấn. Tuy nhiên, trong quá trình vay vốn từ lúc lập hồ sơ cho đến lúc giải ngân đối với một số gia đình cũng vướng phải một vài khó khăn làm cho thời gian giải ngân kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của sinh viên. Dưới đây là một số khó khăn mà quá trình sinh viên vay vốn gặp phải:

- Trong quá trình làm thủ tục, hồ sơ vay vốn dễ gặp sai sót như thiếu thông tin, làm không đúng trình tự… nên không được giải ngân theo đúng thời gian quy định.

- Không được sự hỗ trợ nhiệt tình của Chính quyền địa phương hoặc của Tổ TK&VV; đòi hỏi thủ tục rườm rà; trễ nãi trong quá trình thẩm định, chứng nhận và nộp hồ sơ lên ngân hàng.

- Việc xác định hộ nghèo theo chuẩn mới từ 2011 không phù hợp với thực tế, thiên tai bệnh dịch liên tục xảy ra… những hộ tái nghèo không được đưa vào danh sách kịp thời nên ảnh hưởng đến việc xét duyệt cho vay vốn NHCSXH.

- Bị mất sổ trong quá trình lưu giữ của hộ gia đình, Tổ TK&VV, NHCSXH gây khó khăn cho sinh viên, thủ tục làm lại rườm rà, phức tạp.

- Nộp hồ sơđã lâu, gần hết học kỳ mà sinh viên vẫn chưa nhận được vốn vay, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên như: trễ hạn đóng học phí, không mua được giáo trình, thiếu thốn về việc ăn ở, sinh hoạt, đi lại của sinh viên…

- HSSV đi vay chưa nắm bắt kịp thời cũng như chưa hiểu rõ thông tin cụ thể về cách thức thủ tục, trình tự vay vốn nên thường gặp khó khăn, sai sót trong quá trình lập hồ sơ vay vốn.

- Thành viên Tổ TK&VV, UBND cấp xã và kể cả cán bộ tín dụng NHCSXH chưa xác định rõ vai trò của mình, chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong công việc, cũng như trong công tác hỗ trợ người vay.

- Công tác kiểm tra giám sát việc quản lý vốn vay đối với tổ trưởng TK&VV thiếu thường xuyên, còn mang tính hình thức, vẫn còn tư tưởng trông chờỷ lại vào cán bộ NHCSXH.

- Chưa nhất quán giữa quá trình truyền tải thông tin từ NHCSXH -> UBND cấp xã -> tổ TK&VV -> gia đình sinh viên.

- Nguồn vốn dành cho Chính sách tín dụng đối với HSSV từ TW chưa chuyển xuống hoặc đang trên đường chuyển tới.

- Sai sót trong quá trình lập, xử lý và thẩm định hồ sơ -> khôngđược giải ngân theo đúng hạn.

- Công tác xử lý nợ quá hạn chưa đạt hiệu quả cao do chính quyền địa phương còn vướng mắc trong khâu xử lý, cưỡng chế thu hồi nợ (đối với các hộ vay có khả năng trả nợ nhưng châu ỳ) vẫn còn dừng ở khâu thuyết phục, động viên trả nợ là chính. Đây là một trong những nguyên nhân gây thiếu vốn trong quá trình giải ngân cho sinh viên.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI PGD NHCSXH HUYỆN CHÂU THÀNH

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 72 - 74)