Tình hình cho vay HSSV

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 57 - 61)

Cho vay HSSV là một nghiệp vụ quan trọng vì đó là một chương trình mang tính “nhân văn” sâu sắc, có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho nước nhà. Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách mà Chính phủđã ban hành trong Quyết định 157, những năm qua PGD- NHCSXH huyện Châu Thành đã nhanh chóng triển khai chương trình để đưa nguồn vốn ưu đãi đến với HSSV khó khăn của huyện nhà.

Bảng 4.9: Báo cáo tình hình cho vay HSSV giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 6.249 4.153 3.303 (2.096) (33,54) (850) (20,47) Số HSSV cho vay (người) 1.450 1.005 615 (445) (30,69) (390) (38,81) Doanh số thu nợ 1.254 3.713 3.251 2.459 196,09 (462) (12,44) Dư nợ 24.369 24.809 24.861 440 1,81 52 0,21 Số HSSV dư nợ (người) 3.011 3.210 3.145 199 6,61 (65) (2,02) Nợ quá hạn 29 35 59 6 20,69 24 68,57

Nguồn: Phòng tín dụng - PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre năm 2010 - 2012

Từ bảng 4.9 ta thấy doanh số cho vay giảm xuống qua các năm, doanh số thu nợ thì tăng giảm không đều qua các năm. Con số dư nợ qua các năm đều tăng, ngược lại với doanh số cho vay HSSV. Số HSSV dư nợ năm 2012 lại

thấp hơn so với năm 2011 là vì sao? Doanh số cho vay giảm xuống, thu nợ tăng lên nhưng nợ quá hạn và nợ xấu tăng theo từng năm do đâu? Để biết rõ hơn nguyên nhân do đâu cần phải tìm hiểu rõ từng phần.

a) Doanh số cho vay

Sử dụng vốn của NHCSXH có một đặc điểm lớn là thực hiện cho vay theo chỉđịnh các khách hàng được xét duyệt. Nguồn vốn như phân tích ở trên cho thấy phụ thuộc và vốn cân đối từ NHCSXH trung ương chuyển cho NHCSXH huyện Châu Thành, do mức độ tăng giảm của sử dụng vốn trong cho vay không chỉ tùy thuộc vào bản thân phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.

Ta thấy doanh số cho vay của NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre có sự giảm dần qua các năm. Giai đoạn 2010 - 2011 doanh số cho vay giảm mạnh do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, giá cả nông sản mạnh, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ vay khi đến hạn, phần lớn các món nợđến hạn đủ điều kiện ngân hàng thực hiện cho vay lưu vụ hoặc gia hạn nợ; trung ương không đủ vốn chuyển vềđịa phương phục vụ nhu cầu cho vay mới, đây là giai đoạn khó khăn chung của hệ thống NHCSXH. Đến năm 2012 phần lớn các món vay được cho vay lưu vụ và giai hạn trong năm 2010 đã đến hạn trả ngân hàng tiến hành thu hồi nợ và cho vay xoay vòng vốn nhưng khi đó huyện Châu Thành đã được lên thành huyện văn hóa nên số hộ nghèo và cận nghèo thoát nghèo đã dần giảm xuống nhanh chóng kéo theo số HSSV là con em của các hộ nghèo và cận nghèo cũng giảm nên cho vay HSSV các năm giảm.

b) Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ có biến động lên xuống không đều qua các năm, đặc biệt năm 2011 doanh số thu nợ tăng cao nhất trong giai đoạn 2010 - 2012

Tình hình thu nợ của phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre qua các năm 2010 - 2012 có chuyển biến tốt. Từ bảng số liệu cho thấy năm 2010, NHCSXH tập trung các biện pháp giai hạn nợ và cho vay lưu vụ, nên cả doanh số thu nợ trong thời gian này giảm sút đáng kể. Giai đoạn 2011 - 2012 phòng giao dich NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã chú trọng nhiều trong quản lý hoạt động của NH, yêu cầu cán bộ tín dụng tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động, chú trọng trong việc xác định kỳ hạn trả nợ phù hợp với phương án vay vốn của khách hàng, kiểm tra, kiểm soát món vay chặt chẽ, tư vấn luôn chuyển vốn hợp lý, tạo ý thức tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Điều này cũng đã tác động tích cực đối với hoạt động nói chung và chất lượng của phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Đặc biệt trong thời gian trên, NHCSXH Việt Nam có văn bản số

1040/ NHCS- TDNN này 26 tháng 03 năm 2012 của Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam chỉ đạo phải chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ xử lý nợ đến hạn; trường hợp đến hạn trả nợ, người vay không được cho gia hạn nợ, cho vay lưu vụ hoặc không thuộc diện đề nghị xử lý rủi ro thì phải chuyển sang nợ quá hạn vào ngày giao dịch cốđịnh lần sau liền kề. Chính và những nguyên nhân trên, mặc dù hoạt động tín dụng có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn phải lâm vào tình trạng chụng của ngành NH là tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.

c) Chi tiết tình hình dư nợ cho vay

Dư nợ cho ta biết thêm về tình hình cho vay qua các năm được bao nhiêu

Dư nợ năm nay = dư nợ năm trước + doanh số cho vay năm nay - doanh số thu nợ năm nay

Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy dư nợ tăng dần qua các năm. Số liệu trên cho thấy dư nọ cho vay qua các năm đều tăng, song tốc độ tăng giảm dần qua các năm, cho thấy nguồn vốn vay ngày giảm vì số hộ nghèo vay vốn cho con em được tiếp tục đi học đã được giảm xuống nhờ sự giúp đỡ của NHCSXH dưới sự giúp đỡ của Chính phủ quan tâm đến thế hệ tương lai.

d) Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

Khi ngân hàng quyết định cho vay thì không thể nào tránh khỏi tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu tuy nhiên để biết cách kiềm chế tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu là vấn đề mà ngân hàng nào cũng phải tìm hiểu và có giải pháp thích hợp đặt biệt là một ngân hàng được mở ra nhằm hỗ trợ và giúp đỡ hộ nghèo gặp khó khăn theo chủ trương của Chính phủ thì khả năng xảy ra nợ quá hạn và nợ xấu sẽ nhiều tuy nhiên để tìm hiểu có thật sự là như vậy hay không ta sẽ xem hình sau

Nợ quá hạn tăng qua các năm tỷ lệ chênh lệch giữa năm 2012/2011 cao hơn tỷ lệ của 2011/2010 là 47,88% tuy nhiên con số này vẫn nằm ở mức kiểm soát tốt không ảnh hưởng nhiều đến quá trình luân chuyển vốn cho vay của NHCSXH. Cho vay HSSV là mở ra cơ hội tiềm năng cho đất nước, nợ quá hạn vẫn giữở mức tốt là do ý thức của HSSV đã được nâng cao và hiểu rõ hơn về những gì cần làm là phải học tốt ra trường kiếm được việc làm để hoàn trả nợ cho ngân hàng tiếp tục hỗ trợ những em HSSV còn gặp khó khăn cần sự quan tâm của xã hội, nợ quá hạn và nợ xấu chỉ là một số ít thành phần không tốt vay tiền rồi bỏ đi nơi khác hoặc chây ỳ không chịu trả vì nghỉ tiền này là Chính phủ cho để con em mình đi học không cần phải trả lại.

Bảng 4.10: Báo cáo tình hình cho vay HSSV giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 ĐVT: Triệu đồng, người Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch Số tiền %

Doanh số cho vay 1.319 1.282 (37) (2,81)

SốHSSV cho vay (người) 285 160 (125) (43,86) Doanh số thu nợ 1.275 1.901 626 49,10 Dư nợ 24.853 24.242 (538) (2,02) Số HSSV dư nợ (người) 2.022 1.942 (80) (3,96) Nợ quá hạn 105 45 (60) (57,14)

Nguồn: Phòng tín dụng - PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Nhìn tổng thể bảng số liệu về tình hình cho vay 6 tháng đầu năm ta thấy doanh số cho vay và số HSSV vay vốn NH giảm xuống, doanh số thu nợ giảm vào 6 tháng đầu năm 2012 nhưng tới 6 tháng đầu năm 2013 thi đã tăng lên là do đâu? Dư nợ giảm dần qua các năm là do đâu? Nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao vào 6 tháng đầu năm 2012 tăng cao là do đâu? Để trả lời những câu hỏi đó ta đi và tìm hiểu từng khoản mục

a) Doanh số cho vay

Tình hình doanh số cho vay 6 tháng đầu năm qua các năm từ 2011 đến 2013 có những thay đổi và nguyên nhân là do doanh số cho vay giảm dần qua các năm và giảm nhiều nhất là 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 cũng có sự sụt giảm nhưng không nhiều so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm là do số HSSV có nhu cầu vay vốn cũng dần được cải thiện số hộ thoát nghèo qua mỗi năm đều tăng lên làm cho doanh số cho vay giảm xuống. Đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏđược chính sách hỗ trợ người nghèo đã có hiệu quả.

Doanh số thu nợ giảm thấp nhất là vào 6 tháng đầu năm 2012 giảm xuống 1,267 triệu đồng vì một phần số HSSV chưa tới hạn trả nợ hoặc do nạn thất nghiệp ngày càng nhiều số HSSV ra trường kiếm được việc ngày càng khó khăn nên khả năng trả nợ giảm xuống. Tình hình này được cải thiện hơn 1 chút vào 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng lên so với cùng kỳ năm trước cho thấy ý thức nổ lực trả nợ của các em HSSV thế hệ trẻ của đất nước.

c) Dự nợ cho vay

Dư nợ qua 6 tháng đầu năm các năm tăng giảm không đều, 6 tháng đầu năm 2013 dư nợgiảm so với năm trước vì doanh số thu nơ 6 tháng đầu năm tăng cao hơn cùng kỳ năm trước làm cho dư nợ giảm xuống nhưng nhìn chung thì giảm không nhiều vì cho vay HSSV nếu là cao đẳng và đại hoc phải từ 3 - 4 năm trở lên mới thu hồi được nợ nên số dư nợ thường ở con số cao nơn nhiều với số cho vay.

d) Nợ quá hạn, nợ xấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình nợ xấu cũng tăng giảm thất thường qua các năm 1 phần nợ xấu là do tỷ lệ thất nghiệp HSSV ra trường ngày càng nhiều gây khó khăn trong việc kiếm việc làm để trả nợ, một phần do ý thức của người dân nghỉ cho vay HSSV là tiền của nhà nước cho để ăn học không cần phải trả lại dẫn đến tình trạng HSSV vay vốn rồi đi nơi khác làm ăn, cha mẹ thì không chịu trả nợ. Tuy nhiên đây cũng chỉ là 1 phần nhỏ do nhận thức chưa được tốt.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 57 - 61)