3.4.1 Thuận lợi
- NHCSXH được UBND cùng với các ban, ngành, đoàn thể phối nợp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụđược giao. Tạo điều kiện cho NHCSXH đưa vốn ưu đãi của nhà nước đến đúng đối tượng phù hợp với nhu cầu cần thiết của người dân.
- Mức vay ngày càng được nâng lên từ 1.000.000 đồng lên 1.100.000 đồng tuy mức tăng không nhiều nhưng cũng một phần nào tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu cần thiết cho HSSV có đủ nguồn vốn để tiếp tục học tập nhằm nâng cao tri thức góp phần làm giàu cho quê hương.
- Cán bộ NHCSXH qua nhiều năm hoạt động đã có những kinh nghiệm từ thực tế trong việc cho vay HSSV. Từđó, đạt kết quả cao hơn trong việc giải ngân đối với HSSV và đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn.
- NHCSXH huyện Châu Thành đảm bảo cung ứng vốn đến tay hộ gia đình có con em là HSSV và giảm được chi phí cho các hộ trong việc đi lại.
- Thông qua các đợt tập huấn tổ TK&VV và các ngành đoàn thể có liên quan trong công tác để giúp họ nâng cao kiến thức về công tác tín dụng. Từđó tạo mối quan hệ phối hợp giữa Ngân hàng với địa phương, tổ TK&VV với tổ viên ngày càng gắn bó hơn
3.4.2 Khó khăn
- NHCSXH chưa đa dạng hóa được các nguồn vốn của ngân sách, chưa chủđộng trong công tác huy động vốn.
- Cơ chế trích lập dự phòng rủi ro trong chi phí NHCSXH còn quá thấp không đủđể bù đắp cho những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.
- Quy chế cho vay được ban hành và tổ chức thực hiện đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý chặt chẽ. Tuy nhiên, các quy định về chế tài tín dụng chưa thật sự có hiệu quả.
- Những khoản nợ khó đòi phát sịnh trong thời gian chưa được giải quyết dứt điểm đang thực sự là gánh nặng cho Ngân hàng.
- Hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, lượng khách hàng giao dịch ngày càng đông, khối lượng công việc phát sinh càng nhiều nhưng lượng cán bộ tác nghiệp còn quá ít. Vì vậy, để công việc được vận hành tốt hầu hết các cán bộ phải làm thêm giờ và mỗi đợt triển khai các yêu cầu nhiệm vụ do Ngân hàng cấp trên chỉđạo
3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
- Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội là không ngừng củng cố nâng cao chất lượng tín dụng 6 chương trình cho vay tại địa phương đây là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững. Hoạt động của NHCSXH thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả đưa nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước đến đối tượng được thụ hưởng mang lại hiệu quả cao nhất cho người dân góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020
- Mục tiêu tổng quát: Phát triển NHCSXH theo hướng ổn định bền vững, đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách của nhà nước, gắn liền phát triển tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Mục tiêu cụ thể
+ Thực hiện tốt các chỉ tiêu tín dụng được phân bổ, không để vốn tồn đọng.
+ Tập trung vốn ưu tiên cho vay có trọng điểm, cho vay thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai tại địa phương.
+ Dư nợ quá hạn khống chế dưới 1% trong tổng dư nợ. + Tỷ lệ thu lãi đạt 95% / dư nợ bình quân có thu được lãi.
Dựa vào kết quả hoạt động trong những năm qua PGDđã vạch ra những chỉ tiêu nhằm định hướng chiến lược và phấn đấu hoàn thành các chương trình tín dụng ưu đãi năm 2014.
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kế hoạch tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành năm 2014 Đvt: triệu đồng Chỉtiêu Chỉtiêu năm 2013 Chỉtiêu năm 2014 Tăng so với năm 2013 Sốtiền % Hộnghèo 35.548 32.968 (2.580) (7,26) HSSV 25.400 25.400 0 0 GQVL 7.306 9.121 1.815 24,84 XKLĐ 507 220 (305) (60,16) NS&VSMT 44.406 49.299 4.893 11,02 Nhà ở 7.612 7.284 (328) (4,31) Hộcận nghèo 3.800 4.560 760 20 Tổng dư nợ 124.579 128.852 4.273 3,43
Nguồn: Phòng tín dụng – PGD – NHCSXH Châu Thành tỉnh Bến Tre 2013, 2014
- Giải pháp thực hiện:
+ Tiếp tục củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV đặc biệt là trong công tác tập huấn trong việc thực hiện nghiệp vụtín dụng Ngân hàng.
+ Thường xuyên giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộCNVC am hiểu nghiệp vụ, hiểu biết các vấn đềpháp lý liên quan đến hoạt động Ngân hàng.
+ Phân công Cán bộ phụ trách địa bàn ổn định nhằm gắn trách nhiệm cũng như tạo động lức cho Cán bộ nỗlực xây dựng địa bàn có chất lượng tín dụng tốt.
+ Coi trọng công tác kiểm tra giám sát của Ban đại diện, tổ chức Hội đoàn thể các cấp đối với công tác quản lý của tổ trưởng để nâng cao vai trò trách nhiệm của đơn vị làm ủy thác. Gắn kết hoạt động tín dụng với các chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tếxã hộiở địa phương.
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn đã giới thiệu tổng quan về PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cũng như tình hình hoạt động trong thời gian qua.
Qua đó chúng ta có thể thấy được từ các nguồn vốn hỗ trợ, Ngân hàng CSXH đã giải ngân cho các mục đích xã hội khác nhau như: hỗ trợ các hộ nghèo, hỗ trợ HSSV, hỗ trợ giải quyết việc làm, hỗ trợ nước sạch vệ sinh môi trường,… mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, thực hiện đúng mục tiêu cũng như ý nghĩa thành lập. Ở chương tiếp theo ta sẽ phân tích về tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre và phân tích rõ hơn về hoạt động cho vay tín dụng HSSV một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong chiến lược hoạt động của Ngân hàng CSXH nói chung và ở PGD huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre nói riêng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TÍN DỤNG HỌC SINH - SINH VIÊN CỦA PGD NHCSXH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH
BẾN TRE
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA PGD NHCSXH HUYÊN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.1.1 Tình hình huy động vốn
Trong hoạt động ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn không những giữ vay trò quan trọng mà nó còn mang tính chất quyết định đến hoạt động hỗ trợ người nghèo an sinh xã hội. Do đó, ngân hàng chính sách xã hội phải làm sao cho nguồn vốn này hoạt động hiệu quả nhất.
Trong quá trình 10 năm hoạt động với nhiều hình thức huy động khác nhau, được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp chính quyền, các bộ ngành, nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Châu Thành không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn của tầng lớp dân nghèo đặc biệt là HSSV ở nông thôn.
35
Bảng 4.4: Nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng - PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre năm 2010 - 2012
CHỈ TIÊU Năm 2011/2010 2012/2011
2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %
Nguồn vốn trung ương 105,694 119,310 115,117 13,616 12.88 (4,193) (3.51)
Nguồn vốn địa phương 2,613 5,122 8,628 2,509 96.02 2,509 68.45
Nguồn vốn khác 661 661 661 0 0 0 0
Tổng nguồn vốn qua các năm tăng giảm không đều lý do giảm là do chương trình chính sách cho vay nhà ở đã không còn được cấp vốn nữa nên nguồn vốn từ trung ương đưa giảm xuống năm 2012 đến năm 2013 thì nguồn vốn trung ương là 121,834 triệu đồng tăng lên nhiều hơn trước là do năm 2013 thực hiện chương trình mới cho vay hộ cận nghèo nên nguồn vốn từ trung ương cấp xuống tăng. Nguồn vốn huy động tại địa phương là 28,715 triệu đồng chiếm 5.83% trong tổng nguồn vốn. Với tỷ lệ này, thì nguồn vốn huy động tại địa phương vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động hàng năm vẫn tăng. Phần lớn nguồn vốn huy động tại địa phương là tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình thông qua tổ TK&VV cho thấy ý thức tiết kiệm của các hộ gia đình đang vay vốn Ngân hàng trong việc để dành tiền trả nợ, tránh được phần nào những rủi ro do đời sống mang lại.
NHCSXH là một ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách nhằm mục tiêu XĐGN không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chế độ cho vay đối với HSSV với lãi suất ưu đãi nhằm giúp cho HSSV vay vốn để tiếp tục trên con đường tri thức cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc XĐGN. Muốn thực hiện được thì nguồn vốn của NSNN và các nguồn vốn khác phải chiếm số lượng lớn mới đảm bảo đủ điều kiện NHCSXH cho vay đúng đối tượng. Nguồn vốn từ NSNN cấp xuống cho NHCSXH càng ngày càng tăng cho thấy sự quan tâm của Nhà nước và ngày càng ưu đãi hơn với các đối tượng chính sách
Cơ cấu trên thể hiện nguồn vốn NHCSXH có nguồn gốc chủ yếu từ NSNN. Trên thực tế, hoạt động của NHCSXH thực hiện cơ chế huy động vốn từ bên ngoài còn rất hạn chế; đây là điểm hoàn toàn khác biệt với các tổ chức tín dụng khác. NSNN là tồn tại lớn nhất trong cơ chế huy động vốn, thể hiện sự lệ thuộc vào Chính phủ của NHCSXH.
Kết cấu của tổng nguồn vốn gồm có vốn Trung ương và vốn huy động từ địa phương và nguồn vốn khác. Nguồn vốn Trung ương luôn chiếm trên 90% trong những năm qua, hai nguồn vốn còn lại chiếm tỷ trọng khá thấp.
Trong đó, vốn địa phương là vốn do UBND các cấp trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bên cạnh đó, nguồn vốn địa phương một phần là từ tiền gửi tiết kiệm của hộ nghèo thông qua tổ TK&VV và vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân.
Với phương thức huy động này PGD – NHCSXH muốn tập cho hộ gia đình, người nghèo có ý thức tiết kiệm, đề dành trả nợ, tránh phần nào sự rủi ro khi nợ đến hạn. Theo chủ trương của Ngân hàng vận động vận động các hộ
vay đều phải tham gia gửi tiết kiệm, hàng tháng mỗi hộ vay đều phải tham gia gửi tiết kiệm tùy theo khả năng của từng hộ nhưng mức tối thiểu là do quy ước hoạt động của tổ TK&VV quy định. Vốn huy động này được Trung ương cấp bù lãi suất, tập trung huy động trong cộng đồng người nghèo, tiền gửi có kỳ hạn, không có kỳ hạn của mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước, tiền gửi của các tổ chức KT - XH. Trong thời gian gần đây, PGD – NHCSXH thực hiện huy động vốn theo lãi suất bằng với lãi suất công bố của Ngân hàng khác nên việc huy động vốn tại địa phương cũng tăng trưởng khá cao, tăng lên qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2011 tăng 96,02% so với năm 2010. Đến năm 2012, nguồn vốn địa phương vẫn tăng khá cao so với năm trước đó là 3.506 triệu đồng tương đương 68,44%. Mặc dù tốc độ tăng có giảm nhưng đây vẫn là một dấu hiệu tích cực, vì nguồn vốn địa phương tăng lên là do nhiều hộ nghèo sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay ưu đãi của NHCSXH ngày càng có hiệu quả nên nguồn tiền gửi tiết kiệm từ hộ nghèo ngày càng tăng góp phần làm cho nguồn vốn địa phương của PGD – NHCSXH không ngừng tăng lên từ 2010 – 2012. Điều này cho thấy PGD và các hộ gia đình thực hiện tốt quy định đồng thời ý thức được việc tiết kiệm là rất cần thiết đối với họ Nguồn vốn khác là vốn nhận tài trợ, ủy thác, đầu tư của các tổ chức cá nhân. Nguồn vốn khác giai đoạn 2010 – 2012 là không đổi
NHCSXH là một ngân hàng thực hiện chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo không vì mục đích lợi nhuận. Để thực hiện việc ưu đãi về lãi suất thì nguồn vốn từ Trung ương phải chiếm tỷ trọng lớn mới đảm bảo điều kiện cho NHCSXH cho vay đúng đối tượng. Trong tổng nguồn vốn của NHCSXH thì vốn Trung ương luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Vốn từ Ngân sách Trung ương chuyển sang PGD – NHCSXH làm nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi. Vào đầu mỗi năm, trên cơ sở kế hoạch tín dụng của Phòng giao dịch được UBND huyện phê duyệt, Hội sở chính giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng chương trình. Chỉ tiêu tín dụng được bổ sung, điều chỉnh từng lúc theo nhu cầu vốn thực tế phát sinh. Đây là nguồn vốn chủ yếu đảm bảo cho hoạt động của NHCSXH.
Vì vậy, việc tăng giảm nguồn vốn chủ yếu do sự tăng giảm của nguồn vốn Trung ương. Nguồn vốn tuy có tăng giảm qua các năm nhưng vẫn cho thấy sự quan tâm của Nhà nướcđối với các đối tượng cần sự hỗ trợ ngày càng nhiều, nhằm thúc đẩy nhanh và có hiệu quả trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo.
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách chủ yếu là dựa vào vốn Trung ương sẽ căn cứ vào tình hình sử
dụng vốn thực tế và kế hoạch sử dụng vốn năm sau của Ngân hàng để cấp vốn cho Ngân hàng. Vì vậy, diễn biến của nguồn vốn sẽ liên quan tới tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng.
Đối tượng phục vụ của Ngân hàng hiện nay cũng khá đa dạng, trong đó chủ yếu là cho vay hộ nghèo nằm tiêu chuẩn quy định của BLĐTBXH nhằm thúc đẩy nhanh và có hiệu quả việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn tới.
*Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác huy động vốn
- Hiện nay, việc huy động vốn trên thị trường có nhiều tổ chức như các NHTM, các tổ chức tín dụng hoạt động theo luật hay các doanh nghiệp thực hiện với rất nhiều hình thức phong phú như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, trái phiếu, cổ phiếu…với mức lãi suất hấp dẫn khác nhau. NHCS muốn huy động được nguồn vốn trên thị trường cũng phải tuân theo mặt bằng lãi suất chung của thị trường hiện tại từng thời kỳ. Với nguồn vốn huy động từ thị trường thì hoạt động của NHCSXH sẽ rất khó khăn, nếu không có sự hỗ trợ từphía NSNN để bù đắp lãi suất.
- Việc huy động vốn trong cộng đồng người nghèo và các hình thức động viên, đóng góp của các doanh nghiệp trên tinh thần nhân ái vì người nghèo chỉ mang hình thức tượng trưng. Bản thân người nghèo, hộ nghèo thường không có những khoản thu nhập dư, tạo được nguồn thu nhập mới là cả một quá trình. Vì vậy, việcđóng góp tiết kiệm của họ mang tính bắt buộc để có đủđiều kiện vay vốn là rất nhỏ.
4.1.2 Tình hình sử dụng vốn
Qua hơn 10 năm thành lập, từ những khó khăn ban đầu, PGD – NHCSXH huyện Châu Thành đã triển khai, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thực hiện đưa vốn về với nhân dân, giúp người nghèo có vốn làm ăn, học tập…góp phần đáng kể vào mục tiêu của Đảng, Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo. Điều đó được