NGÂN HÀNG
- Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội là không ngừng củng cố nâng cao chất lượng tín dụng 6 chương trình cho vay tại địa phương đây là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững. Hoạt động của NHCSXH thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả đưa nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước đến đối tượng được thụ hưởng mang lại hiệu quả cao nhất cho người dân góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020
- Mục tiêu tổng quát: Phát triển NHCSXH theo hướng ổn định bền vững, đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách của nhà nước, gắn liền phát triển tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Mục tiêu cụ thể
+ Thực hiện tốt các chỉ tiêu tín dụng được phân bổ, không để vốn tồn đọng.
+ Tập trung vốn ưu tiên cho vay có trọng điểm, cho vay thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai tại địa phương.
+ Dư nợ quá hạn khống chế dưới 1% trong tổng dư nợ. + Tỷ lệ thu lãi đạt 95% / dư nợ bình quân có thu được lãi.
Dựa vào kết quả hoạt động trong những năm qua PGDđã vạch ra những chỉ tiêu nhằm định hướng chiến lược và phấn đấu hoàn thành các chương trình tín dụng ưu đãi năm 2014.
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kế hoạch tại PGD – NHCSXH huyện Châu Thành năm 2014 Đvt: triệu đồng Chỉtiêu Chỉtiêu năm 2013 Chỉtiêu năm 2014 Tăng so với năm 2013 Sốtiền % Hộnghèo 35.548 32.968 (2.580) (7,26) HSSV 25.400 25.400 0 0 GQVL 7.306 9.121 1.815 24,84 XKLĐ 507 220 (305) (60,16) NS&VSMT 44.406 49.299 4.893 11,02 Nhà ở 7.612 7.284 (328) (4,31) Hộcận nghèo 3.800 4.560 760 20 Tổng dư nợ 124.579 128.852 4.273 3,43
Nguồn: Phòng tín dụng – PGD – NHCSXH Châu Thành tỉnh Bến Tre 2013, 2014
- Giải pháp thực hiện:
+ Tiếp tục củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV đặc biệt là trong công tác tập huấn trong việc thực hiện nghiệp vụtín dụng Ngân hàng.
+ Thường xuyên giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộCNVC am hiểu nghiệp vụ, hiểu biết các vấn đềpháp lý liên quan đến hoạt động Ngân hàng.
+ Phân công Cán bộ phụ trách địa bàn ổn định nhằm gắn trách nhiệm cũng như tạo động lức cho Cán bộ nỗlực xây dựng địa bàn có chất lượng tín dụng tốt.
+ Coi trọng công tác kiểm tra giám sát của Ban đại diện, tổ chức Hội đoàn thể các cấp đối với công tác quản lý của tổ trưởng để nâng cao vai trò trách nhiệm của đơn vị làm ủy thác. Gắn kết hoạt động tín dụng với các chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tếxã hộiở địa phương.
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn đã giới thiệu tổng quan về PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cũng như tình hình hoạt động trong thời gian qua.
Qua đó chúng ta có thể thấy được từ các nguồn vốn hỗ trợ, Ngân hàng CSXH đã giải ngân cho các mục đích xã hội khác nhau như: hỗ trợ các hộ nghèo, hỗ trợ HSSV, hỗ trợ giải quyết việc làm, hỗ trợ nước sạch vệ sinh môi trường,… mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, thực hiện đúng mục tiêu cũng như ý nghĩa thành lập. Ở chương tiếp theo ta sẽ phân tích về tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre và phân tích rõ hơn về hoạt động cho vay tín dụng HSSV một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong chiến lược hoạt động của Ngân hàng CSXH nói chung và ở PGD huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre nói riêng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TÍN DỤNG HỌC SINH - SINH VIÊN CỦA PGD NHCSXH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH
BẾN TRE
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA PGD NHCSXH HUYÊN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2013