MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 74 - 82)

TỈNH BẾN TRE

5.2.1 Giải pháp cho huy động vốn

Mặc dù gặp bất lợi trong cạnh tranh lãi suất với các TCTD khác, tuy nhiên vẫn có thể tìm những giải pháp thích hợp để tăng cường huy động vốn. Với nhiệm vụ nhận vốn tài trợ và huy động vốn để thực hiện cho vay diện chính sách, NHCSXH cần chú trọng tính chất chính sách xã hội của mình để tăng cường huy động vốn trong xã hội, PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cần xây dựng một kế hoạch huy động vốn thiết thực và khả thi. Có thể chú trọng những nội dung sau:

- Mở rộng huy động tiết kiệm qua Tổ TK&VV

Theo đó cần phải chú trọng huy động vốn trong xã hội, kể cả các thành viên vay vốn, với hình thức tiết kiệm triệt để bằng cách tiết kiệm gửi tiền gửi theo tháng. Mọi người, kể cả người nghèo vẫn có thể thực hành tiết kiệm bằng cách hoãn tạm thời những nhu cầu ngoài nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm trong một thời hạn nhất định, miễn là có ý chí cao và nhận biết được một cách rõ ràng lợi ích từ việc tiết kiệm này.

Tiết kiệm theo hình thức gửi tiền gửi theo tháng có tiện lợi là thường xuyên huy động được một nguồn vốn tương đối ổn định, giúp cho NHCSXH có thể tính toán được kế hoạch cho vay từ nguồn vốn này.

Hạn chế của giải pháp này là do vốn huy động nhỏ lẻ nên có thể phát sinh quản lý và chi phí, cũng có thể phát sinh tiêu cực, tuy nhiên nếu tổ chức khoa học và dựa vào sựđóng góp về mặt tinh thần của hội nông dân, thanh niên, phụ nữ, hội cựu chiến binh thì hoàn toàn có thể thực hiện được. Trong hoạt động này cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ của PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.

- Huy động tiết kiệm từ nguồn vốn của các tổ chức từ thiện

Thực tế cho thấy có không ít các tổ chức từ thiện của tỉnh Bến Tre và các tổ chức từ thiện, các mạnh thường quân trong và ngoài nước tự nguyện quyên góp và bỏ tiền ra làm từ thiện. PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre có thể chủđộng liên hệđể huy động nguồn vốn này. Để huy động nguồn vốn này cần có kế hoạch tìm kiếm và làm việc với tổ chức, cá nhân làm tử thiện, làm rõ nội dung và lợi ích từ việc từ thiện liên hoàn, có nghĩa là tiền từ thiện sẽ thành vốn cho vay với lãi suất ưu đãi, khi thoát nghèo vốn sẽđược thu hồi để tiếp tục cho vay xóa đói, giảm nghèo trong cộng đồng. Với cách làm này tiền từ thiện sẽ được nhân lên tạo thành nguồn vốn mang tính chất xã hội. PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre sẽ là cầu nối, trung gian cho tiền từ thiện để người thoát nghèo trước giúp người còn nghèo khó có cơ hội thoát nghèo.

Ưu điểm của nguồn vốn này là thường xuyên được bổ xung từ tiền từ thiện hàng năm với mức lãi suất bằng không, từđó có thể cho vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người vay vốn. Nguồn vốn này sẽ làm cho tiền từ thiện không còn là hỗ trợ như tặng không mà làm cho nó sinh lợi, quay vòng làm cho nhiều người thuộc diện chính sách được hưởng sự trợ giúp. Không những thế, với cách vận hành này còn làm cho tinh thần trách nhiệm của người vay vốn tăng lên, tính cộng đồng xã hội tăng lên giữa người làm từ thiện với người nhận hỗ trợ và giữa những người được hỗ trợ vốn với nhau và giữa cộng đồng xã hội với NH. Nguồn vốn này còn có tính ổn định khá cao có thể coi đó là nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn nhằm tạo điều kiện cho người vay với mục đích đổi mới thiết bị, công nghệđể nâng cao năng lực sản xuất.

Hạn chế của phương pháp này là làm tăng thêm việc cho ngân hàng trong khi PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre số lượng cán bộ, nhân viên hạn chế. Việc gặp gỡ, thuyết phục cá nhân, tổ chức từ thiện chấp nhận cách làm từ thiện này cũng không thật đơn giản vì đây là cách làm từ thiện mới.

Để khắc phục hạn chế này không có gì khác hơn là phải tăng cường động viên, thuyết phục nhân viên ngân hàng, thuyết phục cá nhân và tổ chức từ thiện chấp nhận bởi lợi ích của cách làm từ thiện mới. PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cần thuyết phục để được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể xã hội chủ động, tích cực tham gia vào thực hiện giải pháp này.

- Huy động vốn theo lãi suất thị trường

Căn cứ những bài học kinh nghiệm rút ra từ các TCTD, NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cần trình với các cấp có thẩm quyền để thí điểm kết hợp huy động, cho vay theo lãi suất thị trường với huy động, cho vay theo lãi suất ưu đãi. Vốn được ngân sách cấp kết hợp với vốn huy động, thậm chí có thể xin phép vốn từ các chương trình để có thể tính lãi suất trung bình để cho vay một sốđối tượng mới thoát nghèo để tiếp tục thoát nghèo một cách bền vững.

Vấn đề còn lại là phải gắn liền cho vay với huy động vốn trên cơ sở nguyên tắc chỉ được phép mở rộng cho vay trên cơ sở tương ứng với nguồn vốn huy động và cho vay tương ứng với nguồn vốn cung ứng. Trong đó cần chú trọng cơ cấu nguồn vốn huy động, cải thiện được cơ chế tạo lập nguồn vốn theo hướng ổn định nguồn vốn trung và dài hạn, mở rộng đầu tư nhằm góp phần thiết thực vào phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn trong nền kinh tế của huyện.

5.2.2 Giải pháp cho hoạt động cấp tín dụng HSSV

- Cần nhất quán giữa quá trình truyền tải thông tin từ NHTW -> NHCSXH tỉnh Bến Tre -> NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre -> Tổ TK&VV -> sinh viên và hộ gia đình, tránh tình trạng người này biết mà người kia không biết.

- Nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm cho các cán bộ tín dụng NHCSXH, UBND cấp trực thuộc và thành viên Tổ TK&VV thuộc bộ phận thực hiện chương trình vay vốn sinh viên. Giúp họ nắm bắt và hiểu rõ nội dung, chương trình vay vốn sinh viên một cách cụ thể rõ ràng.

- Tổ chức bộ phận chuyển thiếp nhận và giải quyết khó khăn trong quá trình vay vốn sinh viên để đảm bảo việc xử lý nhanh chóng các trường hợp gặp khó khăn, sai xót.

- Nên giải ngân vào đầu năm học để kịp thời xử lý trường hợp sai xót, thiếu vốn… tránh tình trạng gần hết năm học mà sinh viên vẫn chưa nhận được tiền.

- Sinh viên và gia đình cam kết trả nợđúng thời hạn cho NHCSXH nhằm bổ sung nguồn vốn kịp thời cho kỳ giải ngân sinh viên tiếp theo, nhằm giảm bớt phần nào tình trạng thiếu vốn.

- Cần kiểm tra chặt chẽ, cụ thể đối với từng trường hợp trước khi phát vay để hạn chế tối đa trường hợp cho vay sai đối tượng và sai mục đích sử dụng vốn vay sinh viên.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích tình hình cho vay tín dụng đối với HSSV của phòng giao dịch huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cho thấy hoạt động cho vay đạt nhiều kết quả tốt. Cụ thể:

- Công tác huy động nguồn vốn của NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre ổn định do phần lớn là nguồn vốn từ NHNN chuyển xuống để hỗ trợ người dân gặp khó khăn, nguồn vốn của mỗi năm tăng giảm không điều nhưng nhìn chung đủ để NHCSXH cho vay các đối tượng chính sách. Điển hình là năm 2012 nguồn vốn trung ương giảm xuống là do các đối tượng chính sách như nhà ở và XKLĐ không còn được hỗ trợở huyện nữa nhưng đến năm 2013 thì nguồn vốn trung ương tăng lên do năm 2013 thực hiện cho vay chương trình mới là cho vay hộ cận nghèo tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo ổn định an sinh xã hội.

- Cùng với sự tăng giảm của nguồn vốn thì doanh số cho vay cũng tăng giảm qua các năm. Điều này cho thấy NHCSXH đã nổ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là đưa nguồn vốn đến tay người dân nghèo.

- Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã đạt được những kết quả khả quan trong việc cho vay HSSV, doanh số thu nợ HSSV đều ở mức ổn định, tình hình nợ quá hạn HSSV qua các năm đều ở mức thấp cho thấy hiệu quả hoạt động cho vay chương trình chính sách HSSV rất tốt số HSSV vay vốn mỗi năm đều giảm xuống vì số hộ nghèo đều giảm qua mỗi năm cho thấy sự quan tâm của chính quyền và xã hội đối với những người nghèo đã được đền đáp, số HSSV được sự giúp đỡ của NHCSXH ra trường kiếm được việc làm cũng có ý thức rất tốt trong việc trả nợđể NHCSXH tiếp tục sử dụng số tiền đó để hỗ trợ cho những em HSSV còn gặp khó khăn.

Từ những kết quả đạt được đã góp phần không nhỏ vào công cuộc an sinh xã hội qua các năm. Từ đó thể hiện hiệu quả cho vay tín dụng HSSV của phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre và cũng cho thấy được sự nỗ lực vượt khó trong học tập của các em HSSV có hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn.

Song song với những thành tựu đạt được, ngân hàng cũng còn tồn tại một vài vấn đề cần phải khắc phục như nợ xấu tuy không nhiều nhưng cũng cần phải xem xét lại những nguyên nhân nào gây ra nợ xấu và tìm cách khắc phục

để không còn tình trạng nguồn vốn trung ương chuyển xuống cho vay không trả lại. Chính vì vậy, cần có sư nổ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để phổ biến cho người dân biết về quy trình cho vay và nghĩa vụ trả nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2 KIẾN NGHỊ

Trong thời gian qua hoạt động của Ngân Hàng đã đạt nhiều kết quả tốt trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV. Bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục đểđẩy mạnh công tác hỗ trợ HSSV nghèo được tiếp tựđến trường thực hiện ước mơ. Sau đây là một số ý kiến mang tính chất tham khảo, hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ để hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn và cuộc sống của hộ nghèo ngày càng tốt hơn.

6.1.1 Kiến nghị với nhà nước

Cấp đầy đủ vốn điều lệ cho NHCSXH để ngân hàng có nguồn tài chính thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Cần tiếp vốn kịp thời cho các hộ có nhu cầu vay vốn. Nhất là các em HSSV có nhu cầu vốn để phục vụ cho việc học tập của mình, giúp cho các em có được con đường đi đúng để thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách về các khoản phúc lợi xã hội, về y tế, về giáo dục, các chế độ bảo hiểm xã hội, nâng cao trình độ của hộ nghèo.

Có chính sách đồng bộ trong việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với XĐGN. Đối với từng giai đoạn khác nhau, từng địa phương khác nhau phải có từng kế hoạch, từng chương trình XĐGN cụ thể và hiệu quả….

6.1.2 Kiến nghị với UBND các cấp

Các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với NHCSXH giám sát quá trình sử dụng vốn vay, củng cố và nâng cao vai trò của Ban giảm nghèo và tổ chức CT -XH khác. Đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, các nhân tham ô, lợi dụng vay ké, chay ỳ, cố tình không trả nợ ngân hàng…

Chính quyền địa phương các cấp cần trích ra một khoản chi ngân sách để bổ sun nguồn vốn cho NHCSXH để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội, ban xóa đói giảm nghèo để thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo.

Phải tăng cường rà soát chính xác hộ nghèo hàng năm. Việc xác nhận hộ nghèo hiện nay còn nhiều sai sót dẫn đến cho vay không đúng, không đủ. Vì thế, chính quyền các cấp cần tổ chức điều tra và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có căn cứ xác nhận đối tượng vay vốn chương trình cho vay HSSV tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Diệu, 2002. Quản Trị ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê.

2. Huỳnh Thị Mai Lý, 2010, Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang, luận văn đại học,Đại học An Giang

3. Nguyễn Phương Chi, 2012, Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng HSSV của NHCSXH chi nhánh Hà Nội, luận văn đại học, Đại học Công Đoàn

4. Ngô Thị Thanh Tâm, 2012, Thực trạng cho vay và giải pháp nâng cao chất lượng tính dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long, luận văn đại học, Đại học Cửu Long

5. Trần Ngọc Phú, 2012, Tình hình tính dụng HSSV tại NHCSXH tỉnh Bến Tre, Đại học, luận văn đại học,Đại học Quốc tế Hồng Bàng

6. Huỳnh Văn Tân, 2012, Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre,luận văn đại học,Đại Học Kinh Tế

7.Võ Thị Thúy Anh và Phan Đặng My Phương, 2010. Nâng cao hiệu quả

chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tại thành phốĐà Nẵng. Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5.

8. NHCSXH Việt Nam, 2003 - 2012. Tài liệu Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động.

9. NHCSXH Việt Nam, Quy định cho vay của NHCSXH.

10. NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bến Tre, Tài liệu tổng kết hoạt động 10 năm.

11. Quyết định số131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 10 năm 2002 vềviệc thành lập NHCSXH. 12. Quyết định số 157/2007/ QĐ-TTg ngày 27/09/2007 về tín dụng đối với HSSV 13. Văn bản số 2457/NHCS-TDSV ngày 03/09/2009 về việc điều chỉnh mức vay đối với HSSV 14. Văn bản số 2861/NHCS-TDSV ngày 16/11/2010 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với HSSV 15. Quyết định số853/QĐ-TTg ngày 03/06/2011 vềviệc điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với HSSV

16. Quyết định số 1196/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ Ngày 19/07/2013 vềviệc điều chỉnh mức cho vay đối với HSSV

17. Trang Web của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, các hệ thống văn bản có lien quan đến vấn đề thay đổi số tiền cho vay HSSV qua các quyết định, http://vbsp.org.vn/chuyen-muc-van-ban/van-ban, xem ngày 21/09/2013

18. Trang Web của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, các ấn phẩm sách báo,http://vbsp.org.vn/cac-an-pham-tuyen-truyen, xem ngày 23/10/2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre (Trang 74 - 82)