3.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI3.2 GIỚI THIỆU VỀ PGD NHCSXH HUYỆN CHÂU THÀNH 3.2 GIỚI THIỆU VỀ PGD NHCSXH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
3.2.1 Sơ lược về môi trường hoạt động của PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre Châu Thành tỉnh Bến Tre
Châu Thành nằm một phần trên cù lao Bảo và một phần trên cù lao An Hóa là sân trước, cửa ngỏđối ngoại của Tỉnh Bến Tre về phía Tây Bắc có diện tích đất tự nhiên 23,037km2 chiếm 9.9% diện tích toàn tỉnh với 48,008 hộ gia đình, và 172,881 nhân khẩu.
Huyện Châu Thành nằm giữa hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hàm Luông bao bọc gần hết địa bàn, có đường thủy xương sống là sông Ba Lai chạy theo chiều dọc và cắt địa bàn huyện Châu Thành làm đôi tạo thành hệ thống sông rạch chằng chịt và có quốc lộ 60 cùng hệ thống đường bộ cấp tỉnh - huyện - xã thuận lợi cho giao lưu văn hóa nội địa và đối ngoại.
Từ vị trí thuận lợi đó, thương nghiệp, vận tải thủy bộ và công nghiệp chế biến, cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp thu dụng lao động đã sớm được hình thành và phát triển. Trên địa bàn huyện có 2 khu công nghiệp phát triển ổn định việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông ngư nghiệp giảm dần, công nghiệp xây dựng, dịch vụ tăng. Thực hiện chuyển đổi giống cây trồng theo chiều hướng chuyên canh, tăng diện tích trồng cây ăn trái, diện tích trồng xen nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế vườn, giải quyết lao động và việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thực hiện Quyết định số 703/QĐ - HĐQT ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH về tổ chức và hoạt động phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện. Năm 2003 phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre chính thức thành lập và đi vào hoạt động.
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ, tổ chức và hoạt động của NHCSXH.
Trụ sở phòng giao dịch huyện Châu Thành NHCSXH tỉnh Bến Tre được đặt tại khu phố 3 thị trấn Châu Thành.
Từ ngày thành lập đến nay, PGD - NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã thật sự là người bạn đáng tin cậy của người dân nghèo nơi đây, đặt biệt là những HSSV có hoàn cảnh khó khăn, không đủ kinh phí để trang trải trong quá trình học tập.
3.2.2 Lĩnh vực hoạt động
- NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre là một tổ chức tín dụng do NSNN cấp vốn hoạt động.
- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận như các ngân hàng thương mại khác mà hoạt động nhằm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi với người nghèo và các đối tượng chính sách, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0%.
- Không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp NSNN.
NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre thực hiện tín dụng ưu đãi đối với HSSV và các đối tượng chính sách khác gồm:
- Hộ nghèo
- HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và học nghề.
- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
- Các đối tượng chính sách đi lao đông có thời hạn ở nước ngoài.
- Các hộ tại nông thôn có nhu cầu vay vốn nước sạch vệ sinh môi trường. - Các hộ nghèo có nhu cầu làm nhà ở theo Quyết định 167/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3.2.3 Cơ cấu tổ chức
3.2.3.1 Mô hình tổ chức
(Nguồn: phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre)
Hình 3.2: SƠĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
3.2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý và các phòng ban * Ban giám đốc (1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc)
- Phụ trách chung, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các công văn, chỉ thị và phổ biến cho cán bộ công nhân viên Ngân hàng.
- Tổ chức chỉ đạo các chủ trương, chính sách hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn, tờ trình, quyết định, công văn, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương cho cán bộ công nhân viên.
- Giám đốc chịu trách nhiệm trước NHCSXH cấp trên, trước pháp luật về các quyết định của mình. Giám đốc Phòng KH- NVTD Phó giám đốc Các phòng nghiệp vụ Phòng KT- NQ
* Chức năng và nhiệm vụ các phòng:
- Phòng kế hoạch- nghiệp vụ tín dụng (3 cán bộ tín dụng)
+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, hướng dẫn khách hàng đến xin vay.
+ Trực tiếp xem xét và thẩm định các khoảng vay của khách hàng.
+ Trực tiếp theo dõi các khoản nợ trong quá trình cho vay kể từ khi khách hàng tiếp nhận cho đến khi kết thúc hợp đồng vay.
+ Chịu trách nhiệm các khoản thu hồi nợ vay, lập báo cáo kết quả thực hiện gửi sang Ngân hàng Nhà nước.
- Phòng kế toán- ngân quỹ (1 Kiểm ngân, 2 Kế toán)
+ Thực hiện giải ngân, thu lãi, thu nợ, ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong ngày.
+ Kiểm tra cấp phát, xem xét lại hồ sơ trước khi giải ngân.
+ Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền.
+ Làm dịch vụ thu, chi tiền mặt.
+ Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và nghiệp vụ thanh toán theo Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.