Qua hơn 10 năm thành lập, từ những khó khăn ban đầu, PGD – NHCSXH huyện Châu Thành đã triển khai, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thực hiện đưa vốn về với nhân dân, giúp người nghèo có vốn làm ăn, học tập…góp phần đáng kể vào mục tiêu của Đảng, Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo. Điều đó được thông qua tình hình sử dụng vốn của PGD – NHCSXH khi thực hiện cho vay theo chỉđịnh các khách hàng được xét duyệt.
Ngoài công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn cũng là một vấn đề rất quan trọng trên cơ sở cho vay đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao trong công tác đầu tư. Việc thu hồi các khoản nợ giúp cho Ngân hàng duy trì được nguồn vốn vay để tiếp tục hỗ trợ cho những hộ gia đình còn gạp nhiều khó khăn cần được giúp đỡ, xử lý nợ quá hạn nhằm đảm bảo hiệu quả tín dụng của Ngân
hàng. Thông qua một số chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn ta sẽ thấy rõ hơn về hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.
Hiện nay, PGD – NHCSXH huyện Châu Thành đang thực hiện cho vay 7 chương trình tín dụng ưu đãi gồm: cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay GQVL, cho vay XKLĐ, cho vay NS&VSMT, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và cho vay hộ cận nghèo.
Nguồn vốn như phân tích ở trên cho thấy chủ yếu phụ thuộc vào vốn cân đối từ NHCSXH Trung ương chuyển cho PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, do vậy mức độ tăng giảm của sử dụng vốn trong cho vay không chỉ tùy thuộc vào bản thân PGD. Bảng số liệu 4.2 và 4.3 thể hiện tình hình tín dụng PGD – NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011 – 2013. Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 23,586 34,893 24,455 11,307 47.94 (10,438) (29.91) Doanh số thu nợ 12,470 23,028 28,769 10,558 84.67 689 2.99 Dư nợ 106,260 118,125 113,811 11,865 11.17 (4,314) (3.65) Nợ quá hạn 948 1,654 2,323 706 81.15 747 47.40 Nợ quá hạn/ dư nợ 0.89% 1.40% 2.04% - - - -
Nguồn: Phòng tín dụng - PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre năm 2010- 2012
Trong chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn ta thấy doanh số cho vay NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre có sự tăng giảm qua các năm.
Năm 2012 doanh số cho vay thấp hơn năm trước là do nguồn vốn từ trung ương đưa về giảm và một phần là vì các hộ thoát nghèo nhu cầu vay vốn không nhiều như những năm trước điều đó được thể hiện qua doanh số thu nợ của các năm đều tăng dần, dư nợ cũng đã giảm khoảng 3,65% vào năm 2012 so với năm trước. Tuy nhiên, nợ quá hạn của các năm cũng tăng dần tuy chiến tỷ số nhỏ trong dư nợ những cũng là một điều đáng quan tâm, phần lớn là những hộ nghèo không có ý chí phấn đấu vay vốn sử dụng rồi bỏđi nơi khác không có trách nhiệm trong việc trả nợ vay.
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011 - 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm So sánh 2013/2012 2012 2013 Số tiền % Doanh số cho vay 8.286 21.538 13.252 159,93 Doanh số thu nợ 11.828 16.095 4.267 36,08 Dư nợ 114.583 119.254 4.671 4,08 Nợ quá hạn 2.901 2.026 (875) (30,16) Nợ quá hạn/ dư nợ 2,53% 1,70% - -
Nguồn: Phòng tín dụng - PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Qua bảng 4.3 ta thấy doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 tăng khá cao so với các năm trước, doanh số thu nợ và dư nợ đều tăng chỉ có nợ quá hạn vào 6 tháng 2013 giảm cho thấy ý thức của người dân trong việc vay vốn và trả nợ được nâng cao. Nợ quá hạn/ dư nợ cũng giảm vào 6 tháng đầu năm 2013 trong khi vào 6 tháng 2012 là ở mức 2,53% do nợ quá hạn trong đó có nợ nhận bàn giao từ ngân hàng nông nghiệp đến năm 2012 còn quá nhiều nhưng vẫn ở mức an toàn có thể chấp nhận được vì tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ vẫn không vượt quá 3%
Nhìn chung hoạt động sử dụng vốn của NHCSXH mỗi năm có sự khác nhau nhưng vẫn ổn định và giảm dần về doanh số cho vay cho thấy quyết định cho vay chính sách của Chính phủ và hoạt động thực thi của NHCSXH đã đạt kết quả tốt, số hộ nghèo vay vốn giảm xuống cho thấy ước mơ vươn lên của các hộ nghèo từ lâu ấp ủ đều đã thành sự thật dưới sự giúp đỡ của NHCSXH, ước mơ của các em HSSV nghèo được cấp sách đến trường được mở mang tri thức và có một cuộc sống ổn định cho mai sau cũng được Nhà nước và các cấp chính quyền NHCSXH huyện Châu Thành quan tâm và hỗ trợ.
4.1.3 Hoạt động ủy thác
Thực hiện chủ trương xã hội hóa và dân chủ hóa phù hợp với đặc điểm của NHCSXH, nhằm tăng cường hiệu quả tín dụng, tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động của ngân hàng và giảm thiểu thời gian, chi phí đi lại cho người vay. NHCSXH lần lượt tổ chức ký kết thỏa thuận ủy thác với các tổ chức CT - XH gồm: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.
Sự kết hợp cho vay ủy thác với NHCSXH đã đi vào cuộc sống khẳng định tính ưu việt của Đảng và Nhà nước trong việc quan tâm tới đối tượng chính sách
Trong những năm qua, mô hình cho vay ủy thác của NHCSXH tỉnh qua các tổ chức hội, đoàn thểđã thực sự phát huy hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng vay vốn được nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả hơn. Với lợi thếđó nên hằng năm dư nợủy thác đều cao trong tổng dư nợ. Vì vậy, cũng làm thay đổi nhận thức của một bộ phận cán bộ cơ sở. Với những người vay vốn, họđã hiểu rõ việc vay vốn ưu đãi là quan hệ tín dụng có vay thì phải có trả, không còn tư tưởng chờ, ỷ lại, coi đây là một nguồn cứu trợ của Nhà nước. Từđó, giúp họ có nhận thức đúng dắn trong việc sử dụng vốn, tích lũy trả nợ Ngân hàng, phấn đấu vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng.
42 Bảng 4.7: Tình hình dư nợcho vay ủy thác 6 tháng đầu năm 2012
ĐVT: hộ, triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng - PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 6 tháng đầu năm 2012
Chỉ tiêu Số tổ Số hộ còn dư nợ Dư nợ Trong đó Hộ nghèo HSSV GQVL XKLĐ NS&VSMT Nhà ở Hộ nông dân 126 4.449 38.109 17.454 8.138 1.900 233 7.310 3.075 Hội liên hiệp phụ nữ 209 7.427 59.043 23.306 14.057 1.912 316 15.582 3.871 Hội cựu chiến binh 56 1.380 10.641 3.628 1.964 1.512 74 2.908 555
Đoàn thanh niên 36 701 5.463 444 1.880 572 - 2.383 184
Nhìn vào bảng trên ta thấy nhìn chung thì cho vay ủy thác đa phần cũng là hộ nghèo, học sinh sinh viên và NS&VSMT, dư nợ của HSSV chiếm 22,93% tổng dư nợ cho thấy ngoài nhu cầu thoát nghèo thì hỗ trợ các em HSSV tiếp tục đến trường cũng được rất được quan tâm đểđào tạo ra nhân tài cho đất nước góp một phần sức người vào xây đựng đất nước giàu đẹp.
Ta thấy tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2012 dư nợ cao nhất là Hội liên hiệp phụ nữ chiếm 51% trong tổng dư nợ cho vay ủy thác vì hội phụ nữ được thành lập cho vay ủy thác đầu tiên và hoạt động bên hội phụ nữ mạnh hơn các hội khác, và do là hội phụ nữ thường quan tâm nhiều đến đời sống của các chị em gặp khó khăn trong khu vực hội quản lý.
Mười năm qua, được sự lãnh đạo, chỉđạo của cấp ủy Đảng, tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ở các cấp, sự đồng thuận tham gia của người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở nông thôn, cùng với sự nỗ lực triển khai, thực hiện của các cấp hội, công tác ủy thác cho vay hộ nghèo, học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách khác đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và an sinh xã hội,
Hội đoàn thể quan tâm thực hiện tốt các công đoạn nhận ủy thác của NHCSXH, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác của các tổ chức đoàn thể cấp dưới và cử cán bộ theo dõi, quản lý chặt chẽ kết quả thực hiện nhiệm vụ từng xã để hỗ trợ trong việc triển khai nguồn vốn đã nhận ủy thác của NHCSXH.
Hội đoàn thể cấp huyện, xã đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác ủy thác và trong hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách khác, nắm vững các nghiệp vụ quản lý vốn vay, thường xuyên nắm thông tin diễn biến nợ của các hội cấp dưới, các tổ TK&VV đưa công tác quản lý vốn vào trong chỉ tiêu thi đua hàng năm của hội, phối hợp khá tốt với chính quyền cấp xã, NHCSXH trong công tác cho vay, thu nợ, xử lý nợ quá hạn.
44 Bảng 4.8: Tình hình dư nợ cho vay ủy thác 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: hộ, triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng - PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu Số tổ Số hộ còn dư nợ Dư nợ Trong đó Hộ nghèo HSSV GQVL XKLĐ NS&VSMT Nhà ở Hộ cận nghèo Hộ nông dân 127 4.297 37.621 12.773 8.608 2.024 193 10.416 3.005 602 Hội liên hiệp phụ nữ 199 7.429 61.446 17.539 13.498 3.213 174 21.940 3.804 1.278 Hội cựu chiến binh 52 1.419 11.450 2.733 1.873 1.410 61 4.460 570 343
Đoàn thanh niên 35 762 6.181 547 2.010 413 - 2.991 200 20
Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 cao nhất là chương trình NS&VSMT, sau đó là hộ nghèo cho thấy được sự quan tâm của Nhà nước đối với sinh hoạt hằng ngày của người dân. Hộ nghèo giảm xuống là do huyện Châu Thành được lên thành huyện văn hóa đời sống người dân ngày càng được nâng cao, số hộ nghèo giảm xuống rất nhiều qua các năm vì nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các cơ quan chính quyền địa phương, NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Ta có thể thấy việc cho vay vốn của NHCSXH đến những hộ nghèo không thể nào làm tốt được nếu không có sự hỗ trợ từ các hội trong địa bàn,vì lý do mỗi hội có một đặc trưng riêng nên đối tượng vay vốn cũng khác nhau như hội phụ nữ và hội nông dân thì cho vay nhiều nhất là hộ nghèo và NS&VSMT còn đoàn thanh niên thì cho vay chủ yếu là HSSV và NS&VSMT. XKLĐ đã không còn cho vay nhưng số dư nợ của XKLĐ vẫn còn và kéo dài tới nay chỉ có giảm một phần nhỏ do người dân vay có tiền trả nợ số còn lại có khả năng đươc vào nợ khoanh và xóa nợ vì một số trường hợp XKLĐ rồi trốn mất không thực hiện đúng nhiệm vụ trả nợ của mình.
Ta thấy tình hình cho vay ủy thác có số hộ dư nợ và tổng số dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn cùng kỳ năm trước nổi bật là hội liên hiệp phụ nữ dư nợ tăng cao hơn cùng kỳ năm trước, vào 6 tháng đầu năm 2012 dư nợ của hội liên hiệp phụ nữ chiếm 51% trong tổng dư nợ cho vay ủy thác nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ dư nợ của hội phụ nữ chiếm 53% trong tổng dư nợ cho vay ủy thác cho thấy sự quan tâm và tinh thần hỗ trợ người nghèo của hội phụ nữ rất đáng được tuyên dương. Tuy nhiên, không chỉ có hội phụ nữ hoạt động tích cực mà các hội khác cũng đang rất cố gắng hỗ trợ người nghèo gặp khó khăn như hội cụ chiến binh, hội thanh niên cũng tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng chỉở mức tăng nhẹ nên tỷ lệ của hội cụ chiến binh và hội thanh niên vẫn giữ ở mức là 10% và 5%. Hội nông dân có số dư nợ giảm đó cũng là một phần làm cho tỷ lệ dư nợ của hội phụ nữ tăng vào 6 tháng đầu năm 2013, tuy vậy nhưng cũng không thể khẳng định rằng hội nông dân không quan tâm đến đời sống các hộ nghèo vì dư nợ của hộ nông dân giảm xuống là do số hộ nghèo làm nghề nông giảm xuống và một phần là huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã được lên thành huyện văn hóa đời sống người dân cũng được nâng lên số hộ thoát nghèo qua các năm cũng giảm xuống.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN CỦA PGD NHCSXH HUYÊN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE TỪ