0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN XÃ TÂN AN LUÔNG (Trang 42 -42 )

3.2.1. Hiệu quả kinh tế CĐML theo thời gian

Chi phí sản xuất của CĐML ngày càng giảm (giảm hơn 600.000đ mỗi vụ) do ngày càng có nhiều nông hộ hiểu rõ hơn về lợi ích của CĐML mang lại nên dần thực hiện theo quy trình sản xuất và các tiêu chuẩn sản xuất được đề ra. (Bảng 3.5 trang 34)

+ Chi phí giống: năm 2013 do đa số các nông hộ đã áp dụng sạ hàng với mật độ gieo sạ thấp hơn giúp các nông hộ giảm 7,48% chi phí giống vụ Đông Xuân và 9,92% giống vào vụ Hè Thu so với năm 2012.

+ Chi phí phân bón: đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 20% trong tổng chi phí sản xuất lúa. Nhiều nông hộ vẫn sử dụng phân bón theo thói quen với liều lượng cao khoảng 350-380kg/ha vào vụ Đông Xuân và 400-500 kg/ha vào vụ Hè Thu và Thu Đông, lượng phân bón quá cao so với mức cần thiết làm tăng chi phí sản xuất, tuy nhiên trong thời gian qua dưới sự hướng dẫn của đội ngũ FF các nông hộ đang dần điều chỉnh liều lượng phân bón và giá phân biến động không lớn nên mức chi phí ngày một giảm (năm 2013 chi phí phân bón ở vụ Đông Xuân giảm 10,41% và vụ Hè Thu giảm 5,95% so với năm 2012).

+ Chi phí thuốc BVTV năm 2013 cũng giảm so với trước (giảm 2,84% vụ Đông Xuân và 2,87% vào vụ Hè Thu) do điều chỉnh liều lượng hạn chế được dư thừa đồng thời ký hợp đồng với công ty BVTV An Giang nên ít chịu ảnh hưởng của biến động giá thuốc. Bên cạnh đó do sử dụng giống lúa có chất lượng và bảo vệ thiên địch bằng cách trồng hoa xung quanh cánh đồng để hạn chế dịch hại, tình hình dịch hại từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ ở mức nhẹ và khi xuất hiện dịch hại các nông hộ đều nhận được sự hỗ trợ của đội ngũ FF từ công ty BVTV An Giang nên nhanh chóng khống chế tình hình dịch hại.

+ Chi phí khác tăng trong khi đó tiền công khác giảm đi rất nhiều một phần là do thực hiện việc cơ giới hóa ngày càng cao nên hạn chế được tiền thuê mướn lao động.

Giá thành sản xuất đã giảm đáng kể, giảm 5,94% vào vụ Đông Xuân và 5,76% vào vụ Hè Thu đây là bước đầu thành công của cánh đồng mẫu lớn.

Giá bán chịu tác động của thị trường nên thường không ổn định, năm 2013 giá lúa giảm 8,02% vào vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu thì giá lúa đối với giống OM 5451 có phần giảm trong khi đó giống OM 4900 có mức giá cũng khá cao nâng mức giá bán trung bình của cánh đồng mẫu lớn tăng lên 0,44% so với năm 2012.

Bảng 3.5 Hiệu quả sản xuất cánh đồng mẫu lớn theo thời gian

Đơn vị: Đồng

Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012

Khoản mục

Đông Xuân Hè Thu Chênh lệch 2013/2012

2012 2013 2012 2013 Tuyệt đốiĐông XuânTương đối Hè Thu

(%) Tuyệt đối Tương đối(%)

Chi phí 1 ha 1.Giống 1.791.243 1.657.297 2.007.973 1.808.757 (133.946) (7,48) (199.216) (9,92) 2.Làm đất 1.500.000 1.500.000 1.600.000 1.600.000 0 0,00 0 0,00 3.Phân bón 4.036.703 3.616.459 5.232.162 4.920.649 (420.243) (10,41) (311.514) (5,95) 4.Thuốc BVTV 3.043.243 2.956.757 3.104.054 3.014.865 (86.486) (2,84) (89.189) (2,87) 5.Chi phí khác 508.108 574.324 521.622 555.405 66.216 13,03 33.784 6,48 6.Dặm lúa 982.432 966.216 1.048.649 1.039.189 (16.216) (1,65) (9.459) (0,90) 7.Phun thuốc 794.054 788.649 828.108 823.243 (5.405) (0,68) (4.865) (0,59) 8.Thu hoạch 2.000.000 2.000.000 2.200.000 2.200.000 0 0,00 0 0,00 9.Công khác 324.324 283.784 514.865 478.378 (40.541) (12,50) (36.486) (7,09) Tổng chi phí 1 ha 14.980.108 14.343.486 17.057.432 16.440.486 (636.622) (4,25) (616.946) (3,62) Năng suất 7,01 7,14 5,82 5,95 0,13 1,79 0,13 2,27 Giá thành 2.137 2.010 2.931 2.762 (127) (5,94) (169) (5,76) Giá bán 5.070 4.664 4.600 4.620 (407) (8,02) 20 0,44 Doanh thu 35.540.180 33.274.799 26.767.619 27.496.852 (2.265.381) (6,37) 729.233 2,72 Lợi nhuận 20.560.072 18.931.313 9.710.187 11.056.365 (1.628.759) (7,92) 1.346.179 13,86 LN/TCP 1,37 1,32 0,57 0,67 (0,05) (3,84) 0,10 18,14 LN/DT 0,58 0,57 0,36 0,4 (0,01) (1,65) 0,04 10,84

Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố dù đã giảm được nhiều chi phí nhưng do mới triển khai cánh đồng mẫu lớn chưa lâu, chưa tạo được nhiều niềm tin cho nông dân cũng như các doanh nghiệp thu mua do đó giá cả đầu ra không ổn định ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nhưng nhìn chung tình hình sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn 2013 cũng đã được cải thiện khá nhiều.

+ Lợi nhuận vụ Đông Xuân năm 2013 có sự sụt giảm so với năm 2012 dù năng suất đã tăng 1,79%, nguyên nhân chủ yếu là do sự bất ổn của thị trường lúa gạo khiến giá bán giảm tuy nhiên do hạn chế được chi phí sản xuất nên đã giảm mức tổn thất.

+ Vụ Hè Thu năm 2013 nhờ cắt giảm được nhiều chi phí hơn trước, bên cạnh đó giá bán cũng có phần tăng nên lợi nhuận đã được cải thiện khá nhiều (tăng 13,86% so với năm 2012)

Lợi nhuận của các nông hộ cao nhất vào vụ Đông Xuân và thấp hơn vào vụ Hè Thu và Thu Đông do điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều gây ngập úng khó áp dụng máy móc vào quá trình sản xuất, bên cạnh đó tình hình sâu bệnh phát triển mạnh làm tăng chi phí mua và phun thuốc, đồng thời lúa đỗ ngã nhiều gây ảnh hưởng năng suất và phải tốn thêm chi phí thu hoạch.

Lợi nhuận trên tổng chi phí của cánh đồng mẫu lớn khá cao điều này nói lên được sự hiệu quả của quá trình sản xuất, với 1 đồng chi phí nông hộ thu về trên 1 đồng lợi nhuận vào vụ Đông Xuân, riêng vụ Hè Thu do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nên tỷ số này thường thấp hơn.

+ Đông Xuân 2013 lợi nhuận trên tổng chi phí giảm (3,84% so với năm 2012) nhưng nguyên nhân là do giá bán không ổn định, hiện tại cánh đồng mẫu lớn vẫn chưa tìm được doanh nghiệp kí hợp đồng thu mua nên nông dân vẫn bán cho thương lái và thường xuyên bị ép giá đây cũng là vấn đề đáng lo ngại khiến cho nông dân không yên tâm sản xuất cần nhanh chóng giải quyết.

+ Hè Thu năm 2013 lợi nhuận trên tổng chi phí đã tăng rõ rệt so với năm trước do giá bán có chuyển biến tích cực và tiết kiệm được nhiều chi phí. Một đồng chi phí vào vụ Hè Thu 2013 đã tạo ra được 0,67 đồng lợi nhuận cao hơn năm 2012 18,14%.

Lợi nhuận trên doanh thu cũng khá cao đây là tín hiệu tốt cho kết quả sản xuất của cánh đồng mẫu lớn tuy nhiên vào vụ Đông Xuân năm 2013 tỷ số này có giảm, từ một đồng doanh thu tạo ra 0,57 đồng lợi nhuận giảm 0,01 so với năm trước do giá lúa giảm, còn vụ Hè Thu lợi nhuận trên doanh thu đã tăng cao tăng 10,84%.

Tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu điều này cho thấy rõ sự hiệu quả trong sản xuất. Vụ Đông Xuân do biến động của thị trường lúa gạo cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận lại chậm hơn tốc độ giảm của doanh thu, vào vụ Hè Thu doanh thu tăng 729.233 đồng trong khi đó lợi nhuận lại tăng 1.346.179 đồng, mức độ tăng lợi nhuận trên mức độ tăng doanh thu đạt 1,85 một con số rất cao, cho thấy mô hình cánh đồng mẫu lớn đã giúp các nông hộ cắt giảm nhiều chi phí và việc sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

3.2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của CĐML và ngoài CĐML

Trong quá trình sản xuất lúa bao gồm nhiều khoản chi phí như chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc, chi phí làm đất, chi phí thu hoạch…. Trong đó chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí giống là những khoản mục có giá trị cao nhất và thường có sự khác nhau giữa các hộ trong mô hình và ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn. (Bảng 3.6 trang 39)

a. Chi phí giống: chi phí giống trong CĐML thường cao hơn so với ngoài CĐML, năm 2012 cao hơn 71,65% và 6 tháng đầu năm 2013 là 63,79%, cụ thể:

Trong cánh đồng mẫu lớn chủ yếu sử dụng giống có nguồn gốc từ Cần Thơ hoặc An Giang là giống xác nhận, có giá ổn định từ 12000 – 13000đ nhưng do mật độ gieo sạ của các nông hộ khác nhau, một số nông hộ vẫn gieo sạ ở mức cao hơn tiêu chuẩn (80 – 100kg/ha) làm tăng chi phí giống.

Các hộ nông dân bên ngoài cánh đồng mẫu lớn, ngoài giống IR50404 các nông hộ cũng sử dụng những giống lúa OM 4900 và OM 5451 tuy nhiên đây không phải giống xác nhận mà được mua từ những hộ nông dân khác với mức giá thấp hơn (5000- 7000 đồng tùy loại giống) nhưng do phẩm chất kém nên khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ ngã không cao và dễ bị thoái hóa theo thời gian ngày càng ảnh hưởng đến năng suất lúa. Phần lớn các hộ nông dân bên ngoài thường sạ tay với mật độ cao từ 180 -200kg/ha.

b. Chi phí phân bón: Số lượng cơ sở cung cấp phân bón trên địa bàn không nhiều nên mức giá hầu như ngang nhau nhưng do liều lượng phân bón khác nhau tạo nên sự khác biệt về chi phí. Năm 2012 CĐML có chi phí thấp hơn 3,70% so với ngoài mô hình, 6 tháng đầu năm 2013 do ngày càng có nhiều nông hộ điều chỉnh lượng phân bón nên chi phí thấp hơn so với ngoài CĐML 11,31%.

Trong CĐML thường có nhiều đợt tập huấn, với đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ hướng dẫn nông dân thời điểm và lượng phân cần bón hạn chế được một phần lượng phân bón dư thừa.

Ngoài CĐML, nhiều hộ nông dân vẫn sử dụng phân bón theo tập quán cũ, bón phân với liều lượng cao hơn cần thiết làm chi phí tăng trong khi giá phân bón không hề giảm, đây có thể xem là chi phí vật chất lớn nhất trong quá trình sản xuất.

c. Chi phí thuốc BVTV: CĐML nhận được nhiều sự hỗ trợ nên chi phí thấp hơn bên ngoài 6,52% vào năm 2012 và 9,72% vào năm 2013.

Nông dân trong cánh đồng mẫu được sự phối hợp của Công ty bảo vệ thực vật An Giang với đội ngũ FF thường xuyên thăm đồng và tư vấn cũng như phát trước thuốc cho nông dân ngay khi có dấu hiệu xuất hiện dịch hại, đồng thời hướng dẫn liều lượng cũng như thời điểm phun xịt thích hợp. Giá cả thuốc BVTV do công ty cung cấp thường rẻ hơn ngoài thị trường đây là một lợi thế so với các hộ nông dân ngoài cánh đồng mẫu lớn.

Ngoài CĐML nông dân mua thuốc ở các cơ sở vật tư nông nghiệp với mức giá và sử dụng liều lượng cao hơn trong mô hình.

d. Chi phí khác và công khác: chi phí khác trong CĐML cao hơn ngoài mô hình 30,86% vào năm 2012 và tăng lên con số 36,14% vào 6 tháng đầu năm 2013 trong khi đó tiền công khác lại giảm (năm 2012 giảm 43,94% và sang 6 tháng đầu năm 2013 giảm 52,86%) so với ngoài CĐML do việc sử dụng máy móc, thiết bị thay thế cho lao động thủ công trong CĐML cao hơn bên ngoài.

e. Giá thành: những tiêu chuẩn sản xuất của cánh đồng mẫu lớn đã giúp nông dân dần giảm được giá thành sản xuất. Năm 2012 do mới triển khai nông dân chưa tuân thủ tốt nên giá thành sản xuất trong CĐML cao hơn bên ngoài 61 đồng nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm 155 đồng so với ngoài mô hình.

g. Giá bán: năm 2012 giá bán trong CĐML cao hơn bên ngoài 198 đồng, sang 6 tháng năm 2013 con số này đã tăng lên đạt 273 đồng do:

CĐML sử dụng cùng loại giống có phẩm chất cao, thu hoạch tương đối đồng loạt nên hạn chế được tình trạng thương lái ép giá.

Ngoài CĐML sử dụng nhiều loại giống, giống không xác nhận nên phẩm chất lúa thu hoạch được kém và thu hoạch, bán lúa lẻ tẻ nên giá thấp hơn trong mô hình.

h. Lợi nhuận trong CĐML luôn cao hơn ngoài mô hình, năm 2012 lợi nhuận cao hơn 6,06% và 6 tháng đầu năm 2013 là 30,77% do chi phí sản xuất trong mô hình thấp hơn và tuy vẫn bán cho thương lái nhưng do thu hoạch đồng loạt, sản phẩm có phẩm chất cao, an toàn nên giá bán ra cao và ổn định hơn ngoài CĐML.

i. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí

Năm 2012 là năm đầu tiên triển khai CĐML nên vẫn còn nhiều nông hộ không áp dụng theo các tiêu chuẩn được đề ra nên tỷ suất lợi nhuận đạt được chỉ cao hơn ngoài mô hình 5,56% nhưng sang 6 tháng đầu năm do có sự tin tưởng vào kết quả mà CĐML mang lại đã có nhiều hộ tham gia và thực hiện đúng tiêu chuẩn nâng tỷ suất lợi nhuận lên con số 0,75 cao hơn ngoài mô hình 34,79%. Mô hình CĐML đã mang lại kết quả đáng kể góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân, từ 1 đồng chi phí đầu tư vào CĐML đã mang lại 0,75 thu nhập cho nông dân tính đến thời điểm hiện tại.

k. Lợi nhuận trên doanh thu

Lợi nhuận trên doanh thu của các nông hộ trong cánh đồng mẫu lớn cũng cao hơn ngoài cánh đồng và con số này ngày càng tăng, năm 2012 1 đồng doanh thu tạo ra 0,39 đồng lợi nhuận chỉ cao hơn các nông hộ bên ngoài 0,01 nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 mức chênh lệch đã là 0,07 do nông dân ngày càng tin tưởng và tuân thủ tốt hơn các quy trình sản xuất.

Cánh đồng mẫu lớn đã mang lại hiệu quả cao hơn các nông hộ bên ngoài nhờ vào việc cắt giảm được nhiều khoản chi phí không cần thiết, và sản xuất những giống lúa có phẩm chất cao, an toàn đáp ứng yêu cầu thị trường hướng tới hình thành vùng nguyên liệu xuất khẩu- mục tiêu của ngành nông nghiệp Việt Nam trong tương lai. Mô hình cánh đồng mẫu lớn đã góp phần rất lớn vào việc cải thiện thu nhập cho nông dân.

Bảng 3.6 Hiệu quả sản xuất CĐML so với ngoài CĐML giai đoạn 2012 -6/2013

Đơn vị: Đồng

Khoản mục

2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch CĐML/ ngoài CĐML

CĐML CĐMLNgoài CĐML CĐMLNgoài Tuyệt đối2012Tương đối 6 tháng đầu năm 2013 (%) Tuyệt đối Tương đối(%)

Chi phí 1 ha Giống 5.831.216 3.397.211 3.466.054 2.116.105 2.434.006 71,65 1.349.949 63,79 Làm đất 4.750.000 4.750.000 4.750.000 4.750.000 0 0,00 0 0,00 Phân bón 15.088.595 15.667.860 8.537.108 9.625.789 (579.265) (3,70) (1.088.681) (11,31) Thuốc BVTV 9.318.919 9.968.421 5.971.622 6.614.912 (649.502) (6,52) (643.291) (9,72) Chi phí khác 1.567.297 1.197.719 1.129.730 829.825 369.578 30,86 299.905 36,14 Dặm lúa 3.129.730 3.257.018 2.005.405 2.078.070 (127.288) (3,91) (72.665) (3,50) Phun thuốc 2.476.216 2.543.684 1.611.892 1.667.193 (67.468) (2,65) (55.301) (3,32) Thu hoạch 6.400.000 6.400.000 6.400.000 6.400.000 0 0,00 0 0,00 Công khác 1.455.405 2.596.316 762.162 1.616.667 (1.140.910) (43,94) (854.505) (52,86) Tổng cộng chi phí 1 ha 50.017.378 49.778.228 34.633.973 35.698.561 239.150 0,48 (1.064.588) (2,98) Năng suất 5,73 5,83 6,54 6,37 (0,10) (1,64) 0 2,72 Giá thành 2.910 2.848 2.647 2.802 61 2,16 (155) (5,55) Giá bán 4.788 4.590 4.642 4.369 198 4,31 273 6,24 Doanh thu 82.312.956 80.227.470 60.746.056 55.666.393 2.085.486 2,60 5.079.663 9,13 Lợi nhuận 32.295.577 30.449.242 26.112.083 19.967.831 1.846.335 6,06 6.144.251 30,77 LN/TCP 0,64 0,61 0,75 0,56 0,03 5,56 0,19 34,79 LN/DT 0,39 0,38 0,43 0,36 0,01 3,38 0,07 19,84

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN

XUẤT CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN XÃ TÂN AN LUÔNG

4.1. THÔNG TIN CHUNG

Số liệu được khảo sát 37 hộ nông dân sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn ở 5 ấp ấp Nước Xoáy, ấp Gò Ân, ấp Đập Sậy, ấp Bảy và ấp Tám trên địa bàn xã Tân An Luông về một số chỉ tiêu sản xuất lúa năm 2012.

Những nông hộ được khảo sát có độ tuổi cao nhất là 67 và thấp nhất là 31 tuổi, phần lớn nông dân nằm trong độ tuổi từ 31 đến 40, chiếm 56,76% số mẫu, đây là những độ tuổi mà nông dân đã có kinh nghiệm sản xuất nên những thông tin nhận được có độ tin cậy cao.

Bảng 4.1 Độ tuổi của các nông dân trả lời bảng khảo sát

Tuổi Số mẫu Tỷ trọng (%)

Trên 50 9 24,32

Từ 41 -50 7 18,92

Từ 31- 40 21 56,76

Tổng cộng 37 100,00

Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012

Kết quả khảo sát cho thấy kinh nghiệm sản xuất của nông dân đều trên 10 năm, số năm kinh nghiệm nhiều nhất là 50 năm và thấp nhất là 11 năm, với số mẫu có kinh nghiệm từ 11 đến 20 năm chiếm tỷ trọng cao nhất 45,95% và chiếm tỷ trọng thấp nhấp là trên 40 năm kinh nghiệm chiếm 5,41% với 2 mẫu. Bảng 4.2 Kinh nghiệm của các nông hộ được khảo sát

Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN XÃ TÂN AN LUÔNG (Trang 42 -42 )

×