đồng mẫu lớn
Y =0+1X1+2X2+3X3+4X4+5X5+6X6+7X7+8X8+ u Giả thuyết
H0là các yếu tố trên không tác động đến lợi nhuận mô hình. H1có ít nhất một yếu tố tác động đến lợi nhuận của mô hình
Bảng 4.6 Kết quả mô hình hồi quy xử lý bằng Eview Biến số
(Variable) (Coefficient)Hệ số Sai số chuẩn(Std. Error) Thống kê – t(t-Statistic) Xác xuất(Prob.)
C -19.988.702 5.779.907 -3,458309 0,0018 HV 35.576,50 38.082,78 0,934189 0,3582 KN 10.213,09 8.978,444 1,137513 0,2650 DT 10,82462 31,84995 0,339863 0,7365 CPP -1,120923 0,173470 -6,461783 0,0000 CPT -0,997092 0,238991 -4,172091 0,0003 CPG -0,783281 0,173665 -4,510309 0,0001 CGH 4.526.210 894.601,7 5,059469 0,0000 GB 16.835,20 1.065,074 15,80660 0,0000 R2 0,953119 Thống kê Durbin-Watson (Durbin-Watson stat) 2,225594 R2 hiệu chỉnh 0,939725 Thống kê-F
(F-Statistic) 71,15740 Xác xuất thống kê F(Prob. F-Statistic) 0,000000
Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012
p- value của kiểm định F = 0,0000 điều này cho thấy mô hình trên có ý nghĩa.
Giá trị d = 2,225 nằm trong khoảng không thể kết luận có tự tương quan hay không, ta sử dụng kiểm định Breusch- Godfrey kiểm định lại tự tương quan với giả thuyết:
H0không có tự tương quan H1có tự tương quan
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định tự tương quan xử lý bằng Eview
Thống kê - F 0,693887 Xác suất của thống kê F (Prob.F) 0,4122 Số quan sát*R2
(Obs*R-Square) 0,927058 Xác xuất của thống kê chi bình phương(Prob. Chi-square) 0,3356
Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012
p- value của Obs*R-square = 0,3356 lớn hơn mức ý nghĩa α = 1% ta chấp nhận giả thuyết H0: mô hình không có tự tương quan nên kết quả của mô hình là đáng tin cậy.
Phương sai sai số cũng sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của mô hình nên cần kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định White với giả thuyết:
H0mô hình không có phương sai sai số thay đổi H1mô hình có phương sai sai số thay đổi
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định White
F-statistic 1,561489 Prob.F 0,1815
Obs*R-square 11,41464 Prob. Chi-square 0,1793
Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012
p-value của Obs*R-square = 0,1793 lớn hơn mức ý nghĩa α ở mức 1% ta chấp nhận giả thuyết H0 mô hình không có phương sai sai số thay đổi, điều này cho thấy kết quả của mô hình hồi quy là đáng tin cậy.
Theo kết quả mô hình (Bảng 4.6)
R2 hiệu chỉnh = 0,9397 cho thấy có 93,97% sự biến thiên của lợi nhuận được giải thích bằng mối quan hệ tuyến tính của các biến có ý nghĩa trong mô hình.
p-value của biến CPG, CPP, CPT, CGH, GB đều ở mức 0,000 ta có thể kết luận chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc, cơ giới hóa, giá bán có tác động đến lợi nhuận.
p-value của biến HV = 0,3582; p-value của biến KN = 0,2650; p-value của biến DT = 0, 7365 > α ở mức 1% có thể thấy các biến học vấn, kinh nghiệm, diện tích không có ý nghĩa trong mô hình.
Trong mô hình hồi quy, việc tồn tại nhiều biến không có ý nghĩa sẽ làm kết quả mô hình không chính xác, do đó cần loại bỏ các biến. Việc loại bỏ nhiều biến cũng có thể dẫn tới việc loại bỏ nhầm biến cần thiết do đó cần kiểm tra lại tính cần thiết của các biến này. Các biến học vấn, kinh nghiệm, diện tích có thể không tác động đến lợi nhuận do:
+ Những hộ nông dân có kinh nghiệm lâu năm thường sản xuất theo tập quán cũ, không còn phù hợp với điều kiện hiện tại khi mà chi phí phân, thuốc, giống ngày càng cao và điều kiện thời tiết ngày càng biến đổi.
+ Trình độ học vấn: do nhiều nguyên nhân khác nhau nên rất nhiều nông hộ không có điều kiện để nâng cao trình độ học vấn nhưng khả năng tiếp thu những kiến thức mới của họ vẫn khá tốt nên họ vẫn có khả năng ứng dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như những tiêu chuẩn mới được ban hành vào quá trình sản xuất.
+ Về diện tích, khi diện tích lớn thì những khoản chi phí cũng tăng lên như qua quá trình khảo sát những nông dân có diện tích lớn thường tốn thêm chi phí vận chuyển và thuê mướn lao động.
Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác ta cần thực hiện kiểm định lại các biến HV, KN, DT có ý nghĩa trong mô hình hay không trước khi loại bỏ biến bằng kiểm định WALD. Với giả thuyết
H0: các biến HV, KN, DT không cần thiết trong mô hình H1: các biến HV, KN, DT cần thiết trong mô hình
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định WALD
Kiểm định thống kê Giá trị Xác suất
Thống kê F 0,724516 0,5459
Chi bình phương 2,173549 0,5372
Nguồn: Số liệu khảo sát tình hình sản xuất lúa năm 2012
p-value của kiểm định F = 0,5459 > α ở các mức 1% :ta kết luận biến HV, KN, DT không cần thiết trong mô hình, có thể loại bỏ.
Bảng 4.10 Kết quả mô hình sau khi loại bỏ biến
Biến Hệ số Sai số chuẩn Thống kê - t Xác suất
C -16.340.059 5.081.378 -3,215675 0,0030 CPP -1,169559 0,161104 -7,259654 0,0000 CPT -1,055388 0,227813 -4,632703 0,0001 CPG -0,866139 0,151547 -5,715328 0,0000 CGH 4.566.971 811.292,0 5,629257 0,0000 GB 16.558,97 1.032,822 16,03274 0,0000 R2 0,949480 Durbin-Watson 2,178938 R2 hiệu chỉnh 0,941332
Thống kê F 116,5236 Xác suất của thống kê F 0,000000
Kết quả mô hình cho thấy các biến CPP, CPT, CPG, CGH, GB đều có tác động tới lợi nhuận.
R2 hiệu chỉnh =0,9413% co thấy có 94,13% sự biến thiên của lợi nhuận được giải thích bằng mối quan hệ tuyến tính của các biến trong mô hình.
Từ kết quả mô hình (bảng 4.10) ta thay các hệ sốthu được vào phương trình dạng tổng quát, ta có phương trình hồi quy cụ thể sau:
Y = -16.340.059 - 0,866139X4– 1,169559X5 - 1,055388X6 + 4.566.971X7+ 16.558,97X8
4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN
Các hệ số góctrong phương trình hồi quy nói lên mức độ tác động của các yếu tố đến lợi nhuận khi các yếu tố khác không đổi. Từ mô hình hồi quy Y = -16.340.059 - 0,866139X4– 1,169559X5 - 1,055388X6 + 4.566.971X7+ 16.558,97X8 thu được ta có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Lợi nhuận của các nông hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó chi phí sản xuất quá lớn làm giảm lợi nhuận đạt được, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí đó là chi phí phân (X5), thuốc (X6) và chi phí giống (X4), ở mức ý nghĩa α =1%, các yếu tố này có tác động đến lợi nhuận như sau:
+ Chi phí phân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi phí nên là yếu tố có tác động làm giảm lợi nhuận cao nhất cụ thể các yếu tố khác không đổi chi phí phân tăng 1 đồng lợi nhuận sẽ giảm 1,1696 đồng. Chi phí phân lớn do lượng phân bón dư thừa và giá phân luôn ở mức cao.
+ Chi phí thuốc cũng là khoản chi phí khá lớn, việc sử dụng liều lượng vượt quá nhu cầu, pha trộn nhiều loại thuốc làm ảnh hưởng chất lượng, tăng chi phí thông qua đó làm giảm lợi nhuận, nếu các yếu tố khác không đổi chi phí thuốc tăng thêm 1 đồng sẽ làm giảm 1,0554 đồng lợi nhuận.
+ Trong cánh đồng mẫu lớn chủ yếu mua giống cùng một nơi nên sự khác biệt về chi phí chủ yếu do mật độ gieo sạ tạo nên, chi phí giống hiện nay vẫn còn cao do mật độ gieo sạ lớn hơn tiêu chuẩn cần thiết làm giảm lợi nhuận, nếu các yếu tố khác không đổi chi phí giống tăng 1 đồng thì lợi nhuận sẽ giảm 0,8661 đồng.
Để cải thiện thu nhập cho nông dân cần hạn chế được các khoản chi phí này nhưng do tập quán sản xuất lâu đời trong nhất thời không thể thay đổi
được nên cần thời gian và sự hướng dẫn, tuyên truyền của những người phụ trách cánh đồng mẫu lớn.
Bên cạnh đó cũng có các yếu tố có thể nâng cao lợi nhuận là giá bán (X8) và mức độ cơ giới hóa (X7).
+ Nếu các yếu tố khác không đổi giá bán tăng 1 đồng thì lợi nhuận sẽ tăng 16.559 đồng trên 1 ha.
+ Mức độ cơ giới hóa hiện nay đang rất được quan tâm, việc đầu tư máy móc vào quá trình sản xuất giúp nâng cao năng suất làm việc và tiết kiệm được chi phí lao động nên sẽ góp phần rất lớn trong việc gia tăng lợi nhuận, nếu các yếu tố khác không đổi mức độ cơ giới hóa tăng 1 mức thì lợi nhuận sẽ tăng lên 4.566.971 đơn vị.
Nếu có thể ổn định được giá bán và tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận cơ giới hóa sẽ mang lại một kết quả khả quan hơn cho cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên hiện tại cánh đồng mẫu lớn vẫn chưa tìm được doanh nghiệp kí hợp đồng thu mua và áp dụng cơ giới hóa còn khó khăn do chi phí mua máy móc lớn nhưng cơ giới hóa sẽ là yếu tố mới có khả năng tác động lớn đến lợi nhuận, chi phí ban đầu có thể khá cao những sẽ mang lại kết quả ổn định và lâu dài và phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay khi mà các yếu tố khác luôn biến đổi theo thời gian.
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Khâu làm đất trước khi gieo sạ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất do thiếu máy móc hiện đại điều này dẫn đến việc làm đất không kỹ đồng ruộng thường không bằng phẳng dễ tạo thành vùng trũng vào mùa mưa, hạn chế việc cơ giới hóa và tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch hại phát triển, lượng phân bón và giống phân bố không đều, giảm diện tích đất hữu hiệu gây ảnh hưởng đến năng suất lúa và làm tăng nhiều chi phí.
Chi phí sản xuất trên CĐML hiện nay còn rất lớn trong đó điển hình là chi phí phân, thuốc, giống nguyên nhân một phần là do biến đổi giá cả thị trường, một phần là do tập quán sản xuất của người dân trong thời gian ngắn chưa thể thay đổi được.
- Chi phí phân vẫn còn cao nguyên nhân là do chưa tìm được công ty kí hợp đồng phân và lượng phân sử dụng quá lớn so với lượng cần thiết, nhiều người dân vẫn bón phân theo thói quen mà không tuân theo hướng dẫn của đội ngũ FF.
- Chi phí giống: phần lớn các nông hộ vẫn gieo sạ với mật độ cao ngay cả đối với những nông hộ áp dụng sạ hàng cũng cao hơn tiêu chuẩn từ 20- 30kg/ha.
- Chi phí thuốc BVTV tuy được ký hợp đồng trước nhưng do việc phun xịt nhiều hơn tiêu chuẩn được tư vấn và việc bảo vệ thiên địch tuy mang lại kết quả khả quan nhưng thời gian triển khai ngắn chỉ mới áp dụng thử chưa triển khai rộng khắp cánh đồng nên chủ yếu vẫn cần đến lượng lớn thuốc BVTV.
Mức độ cơ giới hóa còn thấp do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân ban đầu là do chi phí máy đầu vào lớn nên nhất thời không thể tăng thêm số lượng máy cũng như mua những máy móc hiện đại hơn, bên cạnh đó do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp một số hộ nằm ở xa máy móc không thể vào cánh đồng được, đặc biệt là vào vụ Hè Thu và Thu Đông do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mưa nhiều gây ngập úng khó thu hoạch bằng máy. Việc làm đất bằng những máy móc hiện tại thường không kỹ khiến đồng ruộng không bằng phẳng nếu gặp mưa thường tạo nên vùng trũng, ngập úng cản trở việc sạ hàng.
Tiến độ thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm, kênh thủy lợi nội đồng và đường cơ giới nội đồng vẫn còn nhiều nơi chưa hoàn thành, chưa đảm
bảo phục vụ cho tưới tiêu và vận chuyển hàng hóa nên cũng ảnh hưởng một phần đến công tác vận động nhân dân tham gia.
Những nông hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn vẫn áp dụng kỹ thuật canh tác lạc hậu chủ yếu là làm theo tập quán cũ không có tính toán rõ ràng, dựa trên sự ước lượng cá nhân nên có thể gây tốn kém chi phí mà không cải thiện được năng suất lúa, đồng thời việc sử dụng phân, thuốc quá nhiều còn ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Chất lượng lúa thu hoạch còn kém do dư lượng thuốc BVTV cao, và thu hoạch không đúng thời điểm, việc thu hoạch trễ dẫn đến lúa quá chín hoặc gặp phải điều kiện thời tiết không tốt làm lúa thu hoạch bị hao hụt và có màu sắc không đạt chuẩn.
Giá bán ra hiện nay vẫn còn rất bấp bênh, việc mua lúa hàng hóa trong cánh đồng mẫu lớn chưa tìm được đầu mối liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp nên chủ yếu các doanh nghiệp chỉ thu mua lúa ở một số điểm tập trung, đòi hỏi nông dân phải vận chuyển xa tốn kém chi phí, nhiều hộ không có phương tiên vận chuyển nên chủ yếu nông dân chỉ bán lúa ước cho thương lái tại cánh đồng, việc bán lúa ước lẻ tẻ đã tạo điều kiện cho thương lái ép giá. Bên cạnh đó, mặc dù lựa chọn giống lúa có chất lượng có thể phục vụ cho việc xuất khẩu nhưng do mới triển khai diện tích cánh đồng còn nhỏ nên chưa hình thành được vùng nguyên liệu rộng lớn không thể đáp ứng được yêu cầu của nhiều công ty thu mua.
5.2. GIẢI PHÁP
Mục tiêu quan trọng của cánh đồng mẫu lớn đó là cải thiện thu nhập cho các nông hộ sản xuất, qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như những hạn chế trong quá trình sản xuất thì để đạt được mục tiêu này hiện nay có 3 vấn đề lớn cần phải giải quyết.
a. Giảm chi phí sản xuất
Để cắt giảm chi phí hiện nay giải pháp có thể thực hiện là tác động vào thói quen sản xuất của nông dân thông qua việc tuyên truyền, giải thích cho các hộ nông dân thấy được lợi ích của cánh đồng mẫu lớn mang lại, đặc biệt là các tiêu chuẩn sản xuất của cánh đồng do đội ngũ FF hỗ trợ tư vấn, việc thực hiện theo các chỉ dẫn đó sẽ mang lại lợi ích gì để các nông hộ có thể thấy rõ, tin tưởng và áp dụng. Giải pháp tuyên truyền:
- Phát sổ hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho nông hộ - Tiếp tục triển khai thêm các hội thi tìm hiểu thêm cánh đồng mẫu lớn - Xây dựng những cánh đồng biểu diễn đạt chuẩn để các nông hộ nhìn thấy kết quả thực tế do sản xuất theo tiêu chuẩn mang lại.
- Hướng dẫn nông hộ cách ghi chép sổ tay VietGAP để có thể tự mình nhìn thấy kết quả của sự thay đổi, từ đó các hộ nông dân sẽ dần thay đổi thói quen sản xuất, tích cực tham gia và thực hiện theo những tiêu chuẩn của cánh đồng mẫu lớn.
Bên cạnh đó, qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đã cho thấy tác động rất lớn của cơ giới hóa đến lợi nhuận, đây là yếu tố sẽ mang lại kết quả lâu dài. Cơ giới hóa sẽ làm giảm được chi phí giống, chi phí lao động, chi phí khác…Vì vậy cần nâng cao mức cơ giới hóa bằng cách hiện đại hóa ở khâu làm đất (nguyên nhân làm giảm mức cơ giới hóa, năng suất lúa và làm tăng chi phí sản xuất). Việc san phẳng đồng ruộng sẽ thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa nhờ khắc phục được tình trạng ngập úng, các nông hộ có thể áp dụng sạ hàng góp phần giảm chi phí giống, đồng thời việc thu hoạch bằng máy cũng dễ dàng và giảm được hao hụt. San phẳng đồng ruộng cũng giúp giảm chi phí phân, chi phí thuốc và nâng cao năng suất lúa do phân bón được phân bổ đồng đều hơn, chủ động được nước tưới và thoát nước trên đồng ruộng, khống chế cỏ dại dễ dàng, quản lý được ốc bưu vàng hạn chế được một phần dịch hại cho