Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn xã tân an luông (Trang 30)

- Mục tiêu 1: Phân tích hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng cánh đồng mẫu lớn.

Phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để tìm hiểu sự biến động các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra của cánh đồng mẫu lớn theo thời gian và sự chênh lệch kết quả sản xuất của các hộ tham gia so với các hộ không tham gia cánh đồng mẫu lớn.

Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí để đánh giá mức độ hiệu quả của cánh đồng mẫu. Về nguyên tắc, bất cứ hoạt động kinh tế - xã hội nào cũng chỉ được coi là có hiệu quả nếu thỏa mãn điều kiện là tổng các lợi ích do hoạt động đem lại phải lớn hơn tổng các chi phí để thực hiện hoạt động đó, vì vậy thông qua việc xác định, đánh giá và so sánh tất cả các lợi ích có thể có được với những chi phí phải bỏ ra có thể xác định được cánh đồng mẫu lớn có hiệu quả kinh tế hay không.

Hiệu quả kinh tế được thể hiện thông qua việc phân tích các khoản mục chi phí, lợi nhuận, và tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Tổng chi phí = chi phí làm đất + chi phí giống + chi phí phân + chi phí thuốc + chi phí khác + chi phí dặm lúa + chi phí phun thuốc + chi phí thu hoạch, vận chuyển + công khác

Doanh thu = giá bán * sản lượng

Lợi nhuận = Doanh thu – tổng chi phí = (giá bán – giá thành) * sản lượng Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí= Lợi nhuận/ tổng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/ Doanh thu

- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông

Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và mức độ ảnh hưởng của nó. Mô hình được xây dựng theo hàm lợi nhuận có dạng:

Y =0+1X1+2X2+…..+nXn+ u (2.3) Trong đó

Y là lợi nhuận cánh đồng mẫu lớn 0là hệ số chặn

ilà tham số ước lượng

Xilà các biến giải thích tác động đến lợi nhuận u là sai số

Sử dụng phần mềm Eview để thực hiện việc kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến lợi nhuận.

+ Thực hiện thống kê mô tả và dùng kiểm định Jarque – Bera để kiểm định phân phối chuẩn. Nếu p-value > α chấp nhận giả thuyết H0 biến đang xét có phân phối chuẩn.

+ Kiểm định đa cộng tuyến của mô hình. Nếu hệ số tương quan r của các cặp biến giải thích nhỏ hơn hoặc bằng |0,7| thì các biến có thể đưa vào mô hình và cho kết quả đúng.

+ Chạy mô hình với phương pháp bình phương bé nhất. Nếu p-value của kiểm định t cho kết quả > α thì chấp nhận giả thuyết H0 biến đó không có ý nghĩa trong mô hình.

+ Kiểm định Wald để kiểm tra loại bỏ những biến không có ý nghĩa trong mô hình. Nếu p-value của kiểm định Wald cho kết quả > α thì chấp nhận giả thuyết H0biến đang xét không có ý nghĩa trong mô hình.

+ Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy bằng kiểm định White. Nếu p-value của kiểm định White > α thì chấp nhận giả thuyết H0

mô hình không có phương sai sai số thay đổi.

+ Kiểm định tự tương quan của mô hình hồi quy bằng kiểm định Durbin- Watson.

d thuộc (0, dL): có tự tương quan

d thuộc (du, 4-du): không có tự tương quan d thuộc (4- dL, 4): có tự tương quan

d thuộc (dL, du): không thể kết luận d thuộc (4-du,4- dL): không thể kết luận

Trường hợp không thể kết luận sử dụng kiểm định Breusch- Godfrey để kiểm định tự tương quan

p-value của Obs*R2 cho kết quả > α chấp nhận giả thuyết H0 mô hình không có tự tương quan.

Giải thích R2hiệu chỉnh.

Giải thích ý nghĩa kiểm định F. Giải thích ý nghĩa kiểm định d.

- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cánh đồng mẫu lớn xã Tân An Luông.

Dựa trên kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cánh đồng mẫu lớn kết hợp với việc tìm hiểu những khó khăn trong hoạt động sản xuất của cánh đồng hiện nay và nguyên nhân của nó để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho cánh đồng mẫu lớn.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN XÃ TÂN AN LUÔNG

3.1. THỰC TRẠNG CÁNH ĐỒNG MÃU LỚN 3.1.1. Khái quát chung về xã Tân An Luông

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Xã Tân An Luông là xã nông thôn, trung tâm xã cách thành phố Vĩnh Long 20 km về hướng Tây Bắc và cách trung tâm huyện Vũng Liêm 13 km về hướng Đông, có vị trí giáp giới như sau:

- Phía Bắc : giáp xã Tân Quới Trung, huyện Vũng Liêm. - Phía Nam : giáp xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn.

- Phía Đông : giáp xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm. - Phía Tây : giáp xã Hoà Thạnh, huyện Tam Bình. b. Địa hình

Xã Tân An Luông có địa hình dạng đồng bằng, tương đối bằng phẳng; toàn xã có độ cao trình biến thiên từ 0,4 – 1,0 m được phân bổ các ấp. Địa hình thuận lợi cho phát triển ngành triển nông nghiệp.

c. Đặc điểm thủy văn

Xã Tân An Luông có sông rạch chằng chịt với mật độ kinh mương cao. Toàn bộ phía Tây và Tây Bắc của xã giáp sông Mang Thít; từ sông Mang Thít, các nhánh sông, kinh rạch nhỏ hơn phân bố trên địa bàn xã như sông Quang Phú, sông Rạch Dầy, Kinh Sườn, kinh Tối Trời, kinh Xã Phèn, kinh Giáo Quí, kinh Mương Khai, rạch Bào Xép,…rất thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt.

d. Điều kiện khí hậu

Xã Tân An Luông chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ tương đối cao, có hai mùa mưa nắng rõ rệt.

 Nhiệt độ:

Nhiệt độ bình quân năm : 25 – 280C Tháng có nhiệt độ cao nhất : 36,70C Tháng có nhiệt độ thấp : 180C

 Độ ẩm:

Độ ẩm bình quân trong năm : 79,03% Tháng có độ ẩm thấp nhất : 73,4% Tháng có độ ẩm cao nhất : 84,4%

 Mưa:Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.250 – 1.550 mm. e. Nguồn nước

Nguồn nước mặt cung cấp chính cho toàn xã chủ yếu từ sông Mang Thít, sông Rạch Dầy và sông Bưng Trường, thông qua hệ thống kinh rạch nội đồng cung cấp nước cho toàn bộ đất canh tác và sinh hoạt của xã.

3.1.1.3. Điều kiện sản xuất

Lực lượng lao động dồi dào, chiếm 70% dân số trên địa bàn xã, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế trên các lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp.

Tài nguyên đất có lượng phù sa tương đối dồi dào và nước ngọt quanh năm thuận lợi cho phát triển trồng trọt.

Hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện cho đi lại và vận chuyển trong sản xuất.

Hệ thống sông rạch, kênh mương chằng chịt là hệ thống giao thông đường thủy thông suốt và là nguồn cung cấp nước ngọt phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

a. Lao động

Lao động trong độ tuổi 6.097 người chiếm 58,2% tổng dân số năm 2010. Trong đó số lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là 3.230 người, chiếm 52,98% tổng số lao động.

Nguồn: Báo cáo thuyết minh đồ án xã Tân An Luông 2010

Hình 3.1 Cơ cấu phân bố lao động trong các ngành nghề năm 2010 Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào đặc biệt lực lượng lao động trong nông nghiệp của xã chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, phần lớn lực

3230, 53%

lượng lao động trong độ tuổi là lao động phổ thông; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của xã 25%, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho người lao động khoảng 200 người, chưa đáp ứng cho yêu cầu sản xuất.

b. Hiện trạng sử dụng đất:

Hiện trạng sử dụng đất của xã theo mục đích sử dụng có hai nhóm chính là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Quỹ đất được khai thác khá triệt để, phần lớn đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp chiếm 82,05% trong tổng diện tích xã. Tuy nhiên, việc sử dụng đất còn manh mún, không tạo được vùng chuyên canh lớn, khó áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa.

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Tân An Luông

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu(%)

Tổng diện tích tự nhiên 1.593,74 100,00

1 Đất nông nghiệp 1.307,62 82,05

1.1 Đất lúa nước 823,29 62,96

1.2 Đất trồng cây lâu năm 463,27 35,43

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5,24 0,40

- Đất nuôi trồng thuỷ sản không tập

trung 5,24 100,00

1.4 Đất nông nghiệp còn lại 15,82 1,21

- Đất cỏ cho chăn nuôi 0,76 4,80

- Đất trồng cây hàng năm khác 3,05 19,28

- Đất nông nghiệp khác 12,01 75,92

2 Đất phi nông nghiệp 286,12 17,95

2.1 Đất XD trụ sở cơ quan, công trình SN 0,67 0,23

2.2 Đất quốc phòng 1,76 0,62

2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 6,66 2,33

2.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm, sứ 0,26 0,09

2.5 Đất xử lý, chôn lấp chất thải 0,47 0,16

2.6 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,06 0,37

2.7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 15,64 5,47

2.8 Đất phát triển hạ tầng 60,82 21,26

2.9 Đất phi nông nghiệp còn lại 198,78 69,47

- Đất ở tại nông thôn 61,73 31,05

- Đất sông ngòi, kênh rạch 137,05 68,95

c. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông đường bộ: là điều kiện cơ bản thiết yếu để phát triển kinh tế. Về cơ bản, mạng lưới giao thông trên địa bàn xã đã thông suốt, các tuyến đường đã được láng nhựa, rải đá đáp ứng nhu cầu đi lại sinh hoạt cũng như vận chuyển trong sản xuất.

- Giao thông đường thuỷ: giao thông thủy của xã dựa trên các tuyến sông và các kênh thủy lợi trong xã. Trên địa bàn xã có hệ thống các sông như: sông Mang Thít, Rạch Dầy, sông Mương Khai, sông Bưng Trường cùng hệ thống sông rạch, kênh mương thông suốt, góp phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lưu thông và sinh hoạt của nhân dân.

- Hệ thống thủy lợi: hệ thống các công trình thuỷ lợi bờ bao, bờ vùng, kênh nội đồng được đầu tư xây dựng đạt chuẩn; đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu chủ động cho diện tích trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt và thoát nước. Tổng số cống đập là 34 cái.

- Hệ thống thoát nước: hiện nay trên địa bàn xã chưa có hệ thống thoát nước mưa và thoát nước bẩn. Vì vậy, nước mưa và nước bẩn tự thấm, tự tràn ra môi trường tự nhiên.

3.1.2. Thực trạng cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn xã Tân An Luông

3.1.2.1 Khái quát chung tình hình sản xuất lúa giai đoạn 2010- 06/2013

Sản lượng lúa không ngừng tăng lên theo thời gian, đặc biệt năm 2011 tăng 35,81% so với năm 2010 (Bảng 3.2 trang 28), tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng này là do việc mở rộng diện tích canh tác (tăng 36,05% so với năm 2010), trên thực tế năng suất bình quân cả năm lại giảm tuy đây là con số nhỏ nhưng điều này cho thấy đây không phải là sự tăng trưởng lâu dài do diện tích canh tác có giới hạn không thể tiếp tục mở rộng trong tương lai.

Năm 2012 diện tích đã tăng chậm lại chỉ tăng 0,63% do khả năng mở rộng đã không còn, nhưng sản lượng vẫn tăng 2,28%, năng suất bình quân đạt 6,1 tấn/ha tăng 1% so với năm 2011, nhờ vào việc cải tiến kỹ thuật canh tác, áp dụng máy móc vào quá trình sản xuất. Điều kiện sản xuất đã được nâng lên đáng kể là do nhận được sự hỗ trợ nhiều phía từ khi cánh đồng mẫu lớn được triển khai trên địa bàn xã vào vụ Đông Xuân 2011- 2012, điều này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả sản xuất cho nông dân.

Bảng 3.2 Tình hình sản xuất lúa toàn xã giai đoạn 2010 -6/2013

Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê huyện Vũng Liêm 2011 và Báo cáo nông thôn mới 2012,2013

DT: diện tích, SL: sản lượng, NS: năng suất

Năm 2013, tuy chỉ mới sản xuất 2 vụ lúa nhưng sản lượng đã đạt con số rất cao (tăng 4,01% so với cùng kỳ năm trước), năng suất đạt 6,6 tấn/ha tăng 2,8% đây có thể nói là một thành công cho những nông dân sản xuất lúa tính đến thời điểm hiện tại.

3.1.2.2. Tình hình sản xuất lúa giai đoạn 2010 – 2011, trước khi triển khai cánh đồng mẫu lớn

3.1.2.2.1. Cơ sở hạ tầng

Nhiều tuyến đường không đạt chuẩn và ngày càng có dấu hiệu xuống cấp gây khó khăn khi vận chuyển hàng hóa. Chính quyền địa phương không được hỗ trợ kinh phí để nâng cấp và sửa chữa.

3.1.2.2.2. Thủy lợi

Hệ thống đê bao chưa hoàn thiện, ven sông Mang Thít còn thiếu đê bao dễ dẫn tới ngập úng khi mùa lũ về ảnh hưởng tới việc sản xuất. Hệ thống cống đập hiện tại có 34 cái nhưng đã sử dụng nhiều năm cần kiên cố hóa.

3.1.2.2.3. Môi trường

Môi trường sản xuất ô nhiễm, nhiều vỏ thuốc BVTV trên cánh đồng đe dọa môi trường sinh thái và sức khỏe người lao động, không có nơi thu gom và xử lý rác thải.

3.1.2.2.4. Tình hình sản xuất.

Giống lúa: trước khi triển khai cánh đồng mẫu lớn, các hộ nông dân trên Khoản mục 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) 2011/ 2010 2012/2011 6 tháng 2013/6 tháng 2012 DT (ha) 1862 2534 2550 1700 1720 36,09 0,63 1,18 SL (tấn) 11198 15208 15555 10914 11352 35,81 2,28 4,01 NS (tấn/ha) 6,01 6,00 6,10 6,42 6,60 (0,17) 1,67 2,80

phẩm chất kém nên giá bán rất bấp bênh và thường đem lại lợi nhuận không cao.

Mật độ gieo sạ: do chưa được hỗ trợ cơ giới hóa nên nông dân sử dụng phương pháp sạ tay, mật độ gieo sạ cao từ 180 – 200 kg/ha làm tăng thêm chi phí sản xuất và khả năng đỗ ngã khi điều kiện thời tiết thay đổi.

Cơ giới hóa: chỉ thực hiện 100% ở khâu làm đất, còn các khâu khác chủ yếu thuê lao động thủ công.

Tình hình dịch hại: trong năm 2010 và 2011, phần lớn nông hộ đều tự canh tác, tự quyết định giống và thời gian gieo sạ, việc xuống giống không đồng loạt đã tạo điều kiện cho dịch hại tấn công, mức độ dịch hại thường xuyên ở mức cao gây tổn thất về sản lượng, trong đó nổi bật là rầy nâu, sâu cuốn lá, cỏ dại, đạo ôn. Biện pháp xử lý dịch hại chủ yếu là thuốc BVTV do không nhận được sự hỗ trợ, tư vấn trong việc lựa chọn thuốc, liều lượng và thời điểm phun xịt nên việc xử lý dịch hại không hiệu quả gây tốn kém chi phí, ảnh hưởng sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Chi phí thuốc BVTV: trong giai đoạn 2010 – 2011, các nông hộ sử dụng thuốc BVTV mua tại các cơ sở vật tư trong địa bàn, giá thuốc thường xuyên biến động theo chiều hướng tăng, đặc biệt tăng cao vào vụ Hè Thu và Thu Đông do nhu cầu sử dụng lớn. Liều lượng sử dụng thuốc cũng ở mức cao do tình trạng dịch hại nặng và xác định nồng độ thuốc theo thói quen.

Chi phí phân: chi phí phân thường rất lớn do các nông hộ cho rằng việc bón phân với liều lượng cao sẽ tăng năng suất, mức độ sử dụng phân đạm rất lớn do chi phí rẻ và khi bón phân cây lúa thường sinh trưởng nhanh, lá lúa chuyển màu xanh nhanh.

Kỹ thuật canh tác: chủ yếu thực hiện theo thói quen, kinh nghiệm sản xuất.

Giá bán: giá bán trong giai đoạn 2010 -2011 rất bấp bênh, năm 2011 giá

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn xã tân an luông (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)