NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT GẮN VỚI TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 122 - 126)

- Mặt hạn chế

3.1.NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT GẮN VỚI TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT

GẮN VỚI TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT

Với các thuộc tính của mình, pháp luật trở thành những chuẩn mực bắt buộc đối với các chủ thể và có khả năng tạo thành thói quen của xã hội. Vì vậy, việc chuyển hóa được các giá trị đạo đức tốt đẹp thành các quy phạm pháp luật sẽ góp phần quan trọng vào việc "đạo đức hóa", lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Vấn đề là làm thế nào để có thể chuyển vào pháp luật các giá trị đạo đức một cách tốt nhất, hợp lý nhất, kịp thời nhất. Việc này phụ thuộc

rất nhiều vào công tác xây dựng pháp luật. Nhưng thực tế, việc chuyển hóa được các giá trị đạo đức vào pháp luật không phải dễ dàng. Công tác rà soát văn bản cho thấy, bên cạnh những văn bản bất hợp pháp, còn nhiều văn bản bất hợp lý, tính khả thi không cao, một phần cũng xuất phát từ việc những văn bản này không phản ánh được những chuẩn mực chung của xã hội. Do đó, trong quá trình xây dựng pháp luật, chúng ta cần chú trọng:

Thứ nhất, phải xây dựng được một chiến lược xây dựng và ban hành pháp luật thực sự khoa học và hợp lý trong một giai đoạn nhất định của đất nước để trên cơ sở đó vạch ra lộ trình cụ thể công tác xây dựng pháp luật hàng năm và có sự chuẩn bị cho công tác soạn thảo một cách tốt nhất. Bản thân đời sống kinh tế - xã hội nước ta hiện nay là hết sức đa dạng và vận động nhanh. Yêu cầu phải xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội là rất bức thiết. Không những vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế lại đòi hỏi chúng ta phải ban hành mới và điều chỉnh rất nhiều văn bản cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, dù phải chịu áp lực lớn trong tiến độ xây dựng pháp luật nhưng chúng ta cũng phải tính đến một nội dung quan trọng là để nền kinh tế phát triển nhanh nhưng lành mạnh và bền vững thì không thể không tính đến thành tố đạo đức. Chúng ta phải "nhân đạo hóa hoạt động kinh tế từ phương thức đến mục tiêu. Sản xuất kinh doanh phải có đạo đức, nghĩa là hướng đến sự phát triển của con người" [31, tr. 50]. Vì vậy, chúng ta phải làm tăng thành tố đạo đức trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật bằng cách tạo ra cơ chế để các chuyên gia, các nhà văn hóa, các nhà nghiên cứu đạo đức được tham gia đóng góp ý kiến với văn bản về khía cạnh đạo đức. Cơ chế này giúp cho văn bản không chỉ được nhìn nhận ở góc độ chuyên môn mà còn được xem xét ở nhiều góc độ, đảm bảo tính toàn diện. Qua đó văn bản không chỉ đảm bảo tính hợp pháp mà còn thực sự đảm bảo tính hợp lý. Thực tế cho thấy nếu các văn bản pháp luật không phản ánh được những yếu tố đạo đức (không coi trọng việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng…) thì thực sự đã góp phần làm cho tranh chấp tăng lên.

Bởi vì, theo tác giả Trịnh Duy Huy thì: "trong kinh doanh, nếu không bị ràng buộc bởi các chuẩn mực đạo đức thì từ trong tầng sâu tâm lý thì các doanh nhân lợi dụng những khiếm khuyết của pháp luật (pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định) để thực hiện lợi ích ích kỷ của mình" [27]. Điều này làm cho xã hội phải chịu những tổn thất rất lớn. Chỉ tính riêng về khía cạnh vật chất theo tác giả Henderson, chi phí kiện tụng trong hai thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX đã làm tổng sản phẩm quốc gia của Hoa Kỳ giảm 50 tỷ USD.

Thứ hai, muốn cho văn bản pháp luật phản ánh được những chuẩn mực, những giá trị đã được xã hội thừa nhận, hưởng ứng thì chúng ta phải thiết lập được những kênh thông tin hữu hiệu để các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật… nắm được những diễn biến đời sống xã hội, những mong mỏi của người dân,… một cách chính xác và kịp thời. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì phản ánh được, đáp ứng được ý nguyện của đông đảo nhân dân chính là đạo đức. Đồng thời lúc này văn bản pháp luật sẽ nhận được sự ủng hộ của xã hội và tính khả thi của nó sẽ rất cao. Ở nước ta, cơ chế này đã được thể hiện ở những mức độ nhất định trong thực tế, nhưng yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện nó, mở rộng hơn nữa sự tham gia của nhân dân vào việc đóng góp ý kiến với văn bản, đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng cơ chế "phản biện xã hội" để văn bản được toàn diện, tiến dần đến việc tổ chức trưng cầu dân ý đối với những văn bản pháp luật quan trọng.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện văn bản, thường xuyên tiến hành việc rà soát, kịp thời phát hiện những bất cập của văn bản để có sự điều chỉnh phù hợp. Bởi vì, thước đo cho tính phù hợp của văn bản chính là thực tế cuộc sống. Qua thực tế, chúng ta biết được hiệu quả về tính phản ánh cũng như hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Bởi vì:

Do cơ cấu xã hội phức tạp và luôn có những thay đổi nên không tránh khỏi tình trạng một quy định cụ thể có thể thỏa mãn tốt

hơn lợi ích này nhưng lại lấn át lợi ích khác. Vì vậy, khi xây dựng các quy phạm pháp luật, các nhà làm luật phải… cân nhắc… pháp luật phản ánh được nhiều lợi ích của con người thì được coi là công bằng, đúng đắn [31, tr. 53].

Đồng thời, chúng ta cũng thấy do sức ép phải kịp thời ban hành pháp luật để điều chỉnh một thực tế vận động nhanh nên đây đó không tránh khỏi tâm lý nóng vội muốn có ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nên việc một số văn bản phải "chín ép", được ban hành nhưng bỏ qua yếu tố đạo đức, vì con người… Vì vậy việc thường xuyên rà soát, đánh giá văn bản là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần ý thức là về mặt kỹ thuật soạn thảo văn bản, một văn bản được xây dựng một cách chặt chẽ, đơn nghĩa chính xác… thuận lợi cho việc vận dụng cũng đồng nghĩa với việc có ít kẽ hở để những kẻ xấu lợi dụng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức.

Tiếp sau hoạt động xây dựng pháp luật thì hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật có ý nghĩa quan trọng. Ở nước ta, kể từ khi Hiến pháp 1992 ra đời, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ngày càng được chú trọng. Xuất phát từ quan điểm coi ý thức pháp luật trực tiếp quy định hành vi pháp luật, qua đó tác động rất mạnh đến tồn tại xã hội nên việc hình thành được trong đời sống xã hội một nền văn hóa pháp lý là một điều chúng ta hết sức mong đợi. Giáo dục pháp luật có tác dụng nhiều mặt với cả pháp luật và đạo đức. Trong hoạt động quản lý nhà nước, giáo dục pháp luật tạo cơ sở để hình thành nên những quan điểm, tâm lý pháp luật đúng đắn, giúp chủ thể ý thức rõ về quyền hạn và trách nhiệm… là tiền đề quan trọng để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước một cách đúng đắn, vốn là một yêu cầu hàng đầu trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Hoạt động tuyên truyền và giáo dục pháp luật được chú trọng đúng mức sẽ góp phần quan trọng vượt qua tâm lý trông chờ ỷ lại, bảo thủ, trì trệ… để thúc đẩy tư duy

kinh tế thêm năng động, sang tạo. Giáo dục pháp luật cũng là cơ sở quan trọng để mỗi người ý thức được những quyền lợi hợp pháp của mình, qua đó tự tin sử dụng chúng và sẵn sàng tự bảo vệ mình trước sự xâm hại. Giáo dục pháp luật còn tạo điều kiện để hình thành những nhân tố thiện, tạo thành sức đề kháng trước những hiện tượng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức…

Ở đây, chúng tôi muốn đề cập một vấn đề là pháp luật (thông qua hoạt động xây dựng, ban hành văn bản, tuyên truyền, giáo dục pháp luật…) có một vai trò đặc biệt trong việc ghi nhận, củng cố những giá trị đạo đức truyền thống cũng như đạo đức mới. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật giữ vai trò ngự trị trong đời sống xã hội thì việc tạo nên cơ chế "kết hợp" giữa pháp luật và đạo đức chính là tạo một điều kiện thuận lợi để giữ gìn, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp. Nhiệm vụ đặt ra là tuyệt đối không được đối lập giữa pháp luật và đạo đức mà phải tìm ra cho được sự "kết hợp" hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 122 - 126)