- Mặt hạn chế
2.7. SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƢỜNG SINH THÁ
LĨNH VỰC MÔI TRƢỜNG SINH THÁI
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, cố gắng đạt được sự tăng trưởng với tốc độ cao. Nhưng sự tăng trưởng kinh tế nếu không được kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ dẫn đến hủy hoại môi trường sinh thái. Bởi vì, để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc khai thác, sử dụng một lượng tài nguyên thiên nhiên khổng lồ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh thái, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân của những thảm họa thiên nhiên như lũ quét, cháy rừng, làm giảm chất lượng cuộc sống… Vì vậy, bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế là yêu cầu cấp bách ở nước ta hiện nay. Muốn vậy,chúng ta cần xác lập hệ thống các chuẩn mực đạo đức sinh thái, nhằm tạo ra phong cách ứng xử với thiên nhiên một cách hài hòa, hợp lý nhất. Pháp luật của nhà nước phải là phương tiện quan trọng để tạo nên thói quen bảo vệ môi trường ở mỗi người. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay, sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức có một số nội dung sau:
- Mặt tích cực
Để trả lời câu hỏi làm cách nào để nguồn tài nguyên thiên nhiên đáp ứng một cách hiệu quả tăng trưởng kinh tế mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó tập trung vào một số vấn đề chính:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống các văn bản khẳng định chính sách phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở nước ta bao gồm:
+ Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững (1993);
+ Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
+ Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
Thứ hai, ban hành một số văn bản, chính sách nhằm khắc phục tình trạng suy thoái môi trường sinh thái ở nước ta do sự tác động của chiến tranh cũng như cơ chế thị trường:
+ Chương trình 327 "phủ xanh đất trống đồi trọc" (1994); + Chương trình 661 "tái tạo 5 triệu ha rừng"(1997);
+ Quyết định đóng cửa rừng vào năm 2003 (1997);
+ Thành lập quỹ môi trường (1997) nhằm đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thứ ba, nước ta đã tham gia vào các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường trên thế giới, góp phần vào việc bảo vệ môi trường toàn cầu:
+ Công ước phát triển bền vững (1994); + Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn (1994);
+ Công ước Khung về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (1994); + Công ước Basel về kiểm soát việc chuyển qua biên giới các chất thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng (1995)…
Thứ tư, ban hành khung pháp lý cơ bản nhằm xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là Luật bảo vệ môi trường năm 2005. Trong Luật này và các văn bản hướng dẫn chứa đựng nhiều quy định nhằm từng bước củng cố, phát triển đạo đức sinh thái ở nước ta, cụ thể là:
- Trong việc bảo vệ và phát triển cảnh quang thiên nhiên thì: "Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động quy hoạch, xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt phải đảm bảo các yêu cầu về giữ gìn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên" (Điều 31).
- "Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác phải phục hồi môi trường" (Điều 32) …
Luật bảo vệ môi trường 2005 đã xác định một phạm vi cần bảo vệ rất bao quát, đó là bảo vệ môi trường trong:
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
- Làng nghề;
- Bệnh viện, cơ sở y tế;
- Hoạt động xây dựng;
- Hoạt động giao thông vận tải;
- Nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa;
- Hoạt động khai thác khoáng sản;
- Hoạt động du lịch;
- Sản xuất nông nghiệp;
- Nuôi trồng thủy sản;
- Hoạt động mai táng;
...
Đồng thời để đảm bảo cho các quy định trên thực sự được các cá nhân, tổ chức tuân thủ, dần dần hình thành thói quen bảo vệ môi trường, nhà nước đã từng bước kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đến cấp cơ sở, trong đó thanh tra môi trường, cảnh sát môi trường giữ vai trò xung kích.
Ở chiều hướng ngược lại, trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam, cũng có nhiều khía cạnh có tác dụng tích cực đến ý thức bảo vệ môi trường của người dân như:
Thứ nhất, tinh thần yêu lao động đã làm cho con người Việt Nam gắn bó, quý trọng thiên nhiên. Nền sản xuất nông nghiệp truyền thống ở nước ta gắn liền với đồng ruộng, nguồn nước, cây xanh, gia súc… đã làm cha ông ý thức được thiên nhiên chính là nguồn nuôi sống, che chở cho con người nên phải giữ gìn bảo vệ thiên nhiên. Cha ông ta đã dạy con cháu phải biết "tấc đất, tấc vàng", "rừng vàng biển bạc"… để con cháu hiểu và bảo vệ thiên nhiên, tâm lý này đã tồn tại qua nhiều thế hệ người Việt Nam và vẫn còn đậm nét ở các vùng nông thôn, chính là cơ sở thuận lợi cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thứ hai, tư tưởng truyền thống ở nước ta chịu ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng Trung Quốc, trong đó có tư tưởng về thái độ của con người đối với thiên nhiên. Theo các tác giả của cuốn "Đại cương triết học Trung Quốc" thì tư tưởng Trung Quốc có ba thái độ đối với thiên nhiên. Một là, tư tưởng "theo
thiên nhiên để sửa đổi thiên nhiên" của Khổng Tử, Mạnh Tử. Hai là tư tưởng "hoàn toàn theo thiên nhiên" của Lão Tử, Trang Tử. Ba là tư tưởng "chế ngự thiên nhiên" của Tuân Tử. Trong số đó, tư tưởng "chế ngự thiên nhiên chỉ được một vài nhà tư tưởng nêu ra mà không gây ảnh hưởng gì lớn" [7, tr. 199]. Tức là phần đông đều theo tư tưởng thuận theo thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên. Bên cạnh đó, quan niệm của Phật giáo về cấm sát sinh, từ bi… cũng góp phần tạo nên tâm lý coi trọng thiên nhiên, thuận với thiên nhiên của cha ông ta. Đây chính là tiền đề tích cực để chúng ta thực hiện công tác bảo vệ môi trường hiện nay.
- Mặt hạn chế
Chiến lược tăng trưởng kinh tế cân đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái biểu hiện ở các chính sách, pháp luật chưa thực sự hoàn chỉnh. Trong nhiều trường hợp, các địa phương hoặc ngành chỉ chú trọng đến yếu tố kinh tế chứ chưa thực sự quan tâm đến môi trường, đặc biệt là ở trung tâm có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, số lượng các nhà máy được cấp phép đi vào hoạt động hàng năm nhiều… chúng có nhu cầu lớn về tài nguyên thiên nhiên để làm nguyên liệu sản xuất (gỗ, đá, đất, nguồn nước…) đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình khai thác, làm một số tài nguyên không kịp tái tạo, một số đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Yếu tố lợi nhuận làm cho họ khai thác tài nguyên một cách không thương xót, bất chấp việc làm đó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. "Tình trạng khai thác khoáng sản quá mức, phá rừng, xói mòn đất, sự co hẹp đất canh tác, suy thoái chất lượng đất và sa mạc hóa… mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp cao và lãng phí đã khiến cho lượng nước ngầm bị sụt giảm mạnh, gây nguy cơ hạn hán, thiếu nước trên diện rộng và kéo dài" [3, tr. 104].
Sự buông lỏng quản lý đã dẫn đến tình trạng một số cá nhân, tổ chức ngang nhiên hủy hoại môi trường, đồng thời, ý thức đạo đức sinh thái của một bộ phận dân cư còn thấp là nguyên nhân của những hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường. Đã có từng thời kỳ chúng ta coi thiên nhiên là đối tượng cần phải "chinh phục" nên đã tìm mọi cách, cải tiến các phương tiện kỹ thuật để làm sao khai thác thiên nhiên càng nhiều, càng nhanh… thì càng tốt dẫn đến sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, trong một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn còn tâm lý coi môi trường thiên nhiên là bao la bát ngát, mình hoặc nhà máy có thải ra một lượng rác, một lượng khí thải, có chặt một số cây rừng… thì cũng chẳng thấm vào đâu, rồi thiên nhiên sẽ lại tự tái sinh được nên họ đã không có biện pháp hoặc chịu đầu tư vào việc bảo vệ môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay rất là trầm trọng. Tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp, đô thị và nông thôn diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Trong 10 ngành công nghiệp ở Hà Nội được lựa chọn để đánh giá chung về ô nhiễm môi trường ở Hà Nội thì có tới 5 ngành gây ra bụi với mức độ ô nhiễm nặng, 4 ngành thải ra khí độc, 5 ngành thải ra nước ở mức độ ô nhiễm nặng…(nguồn: báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội). Ở nước ta hiện nay,
Mỗi năm cả nước có hơn 1 tỷ m3 nước thải hầu hết chưa qua xử lý thải ra môi trường. Dư báo nước thải sẽ tăng hàng chục lần trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khối lượng lớn nước thải này sẽ làm nhiều nguồn nước trên phạm vi cả nước bị ô nhiễm… nạn xói mòn, rửa trôi, mặn hóa, phèn hóa… đã làm khoảng 50% trong số 33 triệu ha diện tích đất tự nhiên là có vấn đề suy thoái… tình trạng khai thác gỗ trái phép, lâm tặc hoành hành cháy rừng thường xuyên… khiến cho độ che phủ của rừng suy giảm… [3, tr. 104].
Những số liệu trên cho thấy thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường thiên nhiên của nước ta hiện nay. Đồng thời, chúng ta cũng nhận ra xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa là không thể đảo ngược nên để có thể bảo vệ
môi trường sinh thái, cần có biện pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý cũng như kiện toàn đạo đức sinh thái ở nước ta.