Chính sách về lãi suất

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 95 - 96)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Chính sách về lãi suất

Lãi suất cho vay trong nền kinh tế thị trƣờng đƣợc hình thành dựa trên quan hệ cung cầu quỹ cho vay, nếu nhu cầu cần vay tăng thì lãi suất tăng và ngƣợc lại.

Hiện nay, mặc dù chủ trƣơng của NHNN là giảm lãi suất cho các HKD nhằm giúp các hộ có nhu cầu vay vốn tiếp cận đƣợc với nguồn vốn, nhƣng vấn đề về lãi suất cho vay vẫn còn rất nan giải đối với các ngân hàng do các yếu tố sau: quy mô vay bình quân nhỏ; địa bàn phục vụ phân tán; chi phí giao dịch cao; tình trạng thông tin bất đối xứng lớn hơn dẫn đến chi phí thu thập và xử lý thông tin cao; huy động vốn tại chỗ thấp chủ yếu dựa vốn điều chuyển nên chi phí vốn bình quân cao. Mặt khác, khả năng sinh lợi bình quân của

HKD nhìn chung thấp hơn doanh nghiệp nên khả năng chịu đựng lãi suất cao là hạn chế. Lãi suất cao là một hàng rào cản trở mở rộng quy mô cho vay đối với đối tƣợng khách hàng này.

Chính vì vậy, việc đƣa ra các gói hỗ trợ lãi suất dành riêng cho đối tƣợng HKD, đặc biệt là với những hộ nghèo, có khả năng tài chính thấp sẽ tạo điều kiện nâng cao sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng. Chi nhánh cần phân biệt từng đối tƣợng khách hàng, để có cơ sở áp dụng chế độ ƣu đãi phù hợp, cụ thể nhƣ sau:

- Hộ vay lần đầu có thể áp dụng lãi suất cao nhất trên địa bàn cho vay. - Hộ vay đã vay trả sòng phẳng từ lần thứ 3 trở đi có lãi suất khuyến khích (thấp hơn với hộ vay lần đầu).

- Hộ vay có tính chất thƣờng xuyên, khách hàng truyền thống của Ngân hàng thì nên có lãi suất khuyến mãi hơn.

Việc phân loại hộ theo tiêu chí uy tín trong quan hệ vay trả tạo đƣợc sự đồng thuận cao đối với khách hàng truyền thống và động viên các khách hàng mới muốn có lãi suất khuyến khích thì phấn đấu làm ăn tốt, vay trả sòng phẳng để có lãi suất thấp hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)