Tổ chức thực hiện quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 61 - 64)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Tổ chức thực hiện quy trình cho vay

Là Chi nhánh trực thuộc hệ thống của Agribank, nên quy trình cho vay của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng cũng đƣợc thực hiện theo quy trình cho vay do Agribank ban hành tại Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 và các văn bản bổ sung sửa đổi.

Hình 2.2. Quy trình cho vay HKD tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng

a. Quy trình cho vay HKD tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng

- CBTD hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

- CBTD căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

- CBTD lập Tờ trình/ Báo cáo thẩm định khoản vay, phân tích thẩm định khách hàng và dự án/ phƣơng án vay vốn, đƣa ra đề xuất cho vay/ không cho vay.

- Chuyển hồ sơ vay vốn + Tờ trình/ Báo cáo thẩm định + đề xuất cho vay/ không cho vay đến Lãnh đạo Phòng Tín dụng.

- Ƣu điểm: CBTD là ngƣời trực tiếp làm việc với khách hàng nên nắm rõ nhất tình hình của khách hàng.

- Nhƣợc điểm:

+ Trong quá trình làm việc với khách hàng, chỉ có duy nhất 01 CBTD

Cán bộ tín dụng • Nghiên cứu, thẩm định khách hàng vay vốn Lãnh đạo Phòng Tín dụng • Kiểm tra hồ sơ khách hàng, thẩm định lại Giám đốc • Phê duyệt / không phê

tiếp xúc với khách hàng. Chính vì vậy, rất dễ xảy ra khả năng CBTD thông đồng với khách hàng, thay đổi các số liệu tài chính, phƣơng án kinh doanh để lừa đảo ngân hàng.

+ Bên cạnh việc tiếp nhận hồ sơ khách hàng và thẩm định hồ sơ, CBTD còn phải chạy đua trong việc tìm kiếm khách hàng vay vốn, nên công việc của CBTD bị quá tải, không đủ thời gian để kiểm tra bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng một cách kỹ càng đƣợc.

Bước 2. Kiểm tra lại hồ sơ vay vốn (Lãnh đạo Phòng Tín dụng)

Lãnh đạo Phòng Tín dụng kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, cho ý kiến trên Tờ trình/ Báo cáo thẩm định về việc cho vay/ không cho vay trình Giám đốc hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền hợp pháp xem xét quyết định.

- Ƣu điểm: Lãnh đạo Phòng Tín dụng thƣờng là những cán bộ làm việc lâu năm trong lĩnh vực Tín dụng nên có nhiều kinh nghiệm.

- Nhƣợc điểm: Quyết định cho vay/ không cho vay phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của Lãnh đạo Phòng Tín dụng (Giám đốc/ Phó Giám đốc thƣờng căn cứ vào ý kiến của Lãnh đạo Phòng Tín dụng để quyết định cho vay/ không cho vay), nên có thể dẫn tới sai sót.

Bước 3. Xét duyệt cho vay

- Giám đốc Chi nhánh hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền xem xét Tờ trình/ Báo cáo thẩm định và đề xuất cho vay/ không cho vay của Phòng Tín dụng để quyết định việc cho vay/ không cho vay.

- Nếu cần thiết, có thể thành lập Tổ tái thẩm định (ít nhất 02 thành viên) để thẩm định lại phƣơng án/ dự án. Tổ tái thẩm định tiến hành thẩm định lại và lập Tờ trình tái thẩm định. Căn cứ vào tờ trình này, Giám đốc Chi nhánh hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền xem xét phê duyệt cho vay/ không cho vay.

- Nếu đồng ý cho vay thì Chi nhánh cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trƣờng hợp cho vay có bảo đảm bằng tài

sản). Trƣờng hợp không đồng ý cho vay thì phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết.

Trƣờng hợp nhu cầu vay vƣợt quá mức phán quyết của Chi nhánh, Agribank Chi nhánh Đà Nẵng phải làm tờ trình lên cấp thẩm quyền quyết định cao hơn để xin ý kiến.

- Hồ sơ khoản vay sau khi đƣợc ký duyệt cho vay, CBTD (giao dịch viên) thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán (chuyển cho đơn vị thụ hƣởng/chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán) hoặc chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).

- Hồ sơ tín dụng sau khi giải ngân đƣợc Nhân viên Kế toán Giải ngân – Thu nợ niêm phong và cất vào kho theo quy định của cơ quan.

- Sau mỗi ngày làm việc, toàn bộ chứng từ liên quan đều đƣợc chuyển xuống phòng Hậu kiểm, kiểm tra, đối chiếu và niêm cất.

- Công việc báo nợ, nhắc nợ, kiểm tra sau khi cho vay thuộc về trách nhiệm của CBTD quản lý khoản vay. Khi khách hàng đến kỳ trả lãi, trả gốc, hay có nhu cầu thanh toán trƣớc hạn hợp đồng có thể gặp trực tiếp cán bộ quản lý để làm việc.

- Ƣu điểm: Phƣơng án tái thẩm định là rất cần thiết để có cái nhìn khách quan hơn về phƣơng án vay vốn của khách hàng.

- Nhƣợc điểm:

+ Ngân hàng rất ít khi tái thẩm định lại dự án, phƣơng án vay vốn của khách hàng.

+ Các thủ tục nhƣ hạch toán kế toán, giải ngân, báo nợ, nhắc nợ, kiểm tra sau khi cho vay thuộc về trách nhiệm của CBTD quản lý khoản vay. Điều này rất dễ xảy ra rủi ro khi CBTD cố tình thông đồng với khách hàng lừa đảo tiền của ngân hàng.

b. Thời gian thẩm định cho vay

- Các dự án, phương án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạnkể từ khi Chi nhánh nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, Agribank nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng.

- Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi Chi nhánh nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, Agribank nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên Agribank cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do chi nhánh trình, Agribank cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận cho vay.

- Ƣu điểm: Thời gian giải quyết đơn xin vay vốn của khách hàng nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng xin vay.

- Nhƣợc điểm: Do khối lƣợng công việc của CBTD thƣờng bị quá tải, việc giao thời hạn xem xét hồ sơ cho vay sẽ tạo áp lực cho CBTD. Khi CBTD không đủ thời gian kiểm tra hồ sơ, việc thẩm định khách hàng, phƣơng án vay vốn/ kinh doanh sẽ không đƣợc đầy đủ và chính xác.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 61 - 64)