6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.1. Vài nét về Agribank
Agribank đƣợc thành lập vào ngày 26/3/1988 với tên gọi đầu tiên là “Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam”, là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng phát triển Nông nghiệp đƣợc hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN).
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập “Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam” để thay thế “Ngân hàng phát triển Nông nghiệp”. Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàng thƣơng mại đa năng, hoạt động chủ yếu dựa trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trƣớc pháp luật.
Ngày 15/11/1996, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NHNN Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên “Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam” thành “Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam”.
Hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90 tức là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt, Agribank chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam. Ngoài chức năng của một NHTM, Agribank còn có nhiệm vụ mới là đầu tƣ phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tƣ vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tính đến 31/12/2014, Agribank vẫn ở vị thế dẫn đầu trên nhiều phƣơng diện.
- Tổng nguồn vốn: 700.124 tỷ đồng; - Vốn điều lệ: 29.154 tỷ đồng;
- Tổng dƣ nợ: trên 530.600 tỷ đồng;
- Mạng lƣới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc; 01 chi nhánh nƣớc ngoài tại Campuchia; 03 Văn phòng đại diện (miền Trung, miền Nam và Tây Nam Bộ;
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ và nhân viên.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Agribank chi nhánh Đà Nẵng Nẵng
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ) trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN tất cả các chi nhánh NHNN huyện, phòng tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính Phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 20/04/1991, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành lập thêm Sở giao dịch III tại thành phố Đà Nẵng theo Quyết định số 66/NH-QĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam. Và đến ngày 15/11/1006, Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền cho Thống đốc NHNN Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Ngày 01/4/1999, chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu tách ra khỏi Sở giao dịch III và đƣợc nâng cấp trở thành một đơn vị độc lập và lấy tên là
Chi nhánh NHNo&PTNT Đà Nẵng (Agribank chi nhánh Đà Nẵng) theo Quyết định số 208/QĐ/HĐQT. Ngày 26/10/2001, Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank có Quyết định số 424/QĐ/HĐQT-TCCB về việc hợp nhất chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng và Sở giao dịch III - Agribank tại Đà Nẵng thành Chi nhánh NHNo&PTNT Đà Nẵng.
Hiện nay, Agribank chi nhánh Đà Nẵng là chi nhánh loại I trực thuộc Agribank, có trụ sở đóng tại 23 Phan Đình Phùng, phƣờng Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo Quyết định số 169/QĐ-HĐQT ngày 07/09/2000 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Agribank.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank chi nhánh Đà Nẵng
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Đà Nẵng đƣợc thể hiện theo sơ đồ dƣới đây.
Quan hệ phụ thuộc Quan hệ chức năng
(Ghi chú: riêng đối với các CN loại III trực thuộc Agribank Đà Nẵng thì thành lập Phòng Kế hoạch & Kinh doanh trên cở sở chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch t ng hợp và Phòng Tín dụng)
Hình 2.1. Cơ cấu t chức của Agribank chi nhánh Đà Nẵng
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Kinh doanh ngoại hối Phòng Dịch vụ & Marketing P.Kế Toán & Ngân quỹ Phòng Điện Toán Phòng Tín dụng Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng Kế hoạch Tổng hợp Các Phòng giao dịch trực thuộc Hội sở
Chi nhánh loại III (Quận, Huyện)
Các Phòng Giao Dịch
b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Tại Agribank chi nhánh Đà Nẵng có các phòng nghiệp vụ với chức năng nhiệm vụ cơ bản nhƣ sau:
- Ban lãnh đạo: gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Giám đốc: là ngƣời lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định trong điều lệ Agribank và trƣớc pháp luật.
+ Phó Giám đốc: là ngƣời tham mƣu, trợ giúp Giám đốc trong quá trình quản lý điều hành một số công việc, phụ trách một số phòng trong phạm vi cho phép đƣợc sự ủy quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về lĩnh vực đƣợc phân công. Phó Giám đốc có quyền thay mặt Giám đốc ra quyết định và chịu trách nhiệm pháp lý trƣớc các quyết định đó.
+ Chi nhánh loại III: là chi nhánh hoạt động hạn chế đƣợc nhà nƣớc xếp hạng doanh nghiệp hạng 3 và các chi nhánh chƣa/hoặc không đƣợc xếp hạng phụ thuộc các chi nhánh loại 1, loại 2 có các phòng giao dịch trực thuộc.
+ Phòng giao dịch: là bộ phận phụ thuộc chi nhánh của Agribank, hạch toán báo sổ và có con dấu riêng.
+ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của chi nhánh loại I: vừa trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, vừa có nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ, trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại các chi nhánh loại 3 (nếu có), phòng giao dịch trên địa bàn đƣợc giao quản lý.
- Có 8 phòng nghiệp vụ: Nhiệm vụ cơ bản của các phòng nghiệp vụ thuộc chi nhánh đƣợc quy định tại Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank.
xây dựng chiến lƣợc khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền. Thƣờng xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hƣớng khắc phục.
+ Phòng Kế hoạch t ng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trực thuộc đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo qui định. Tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc huy động vốn tại địa phƣơng và giải pháp phát triển nguồn vốn.
+ Phòng Kế toán và Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo qui định của NHNN và của Agribank. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lƣơng đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Agribank cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Agribank trên địa bàn. Tổng hợp lƣu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
+ Phòng Điện toán: Tổng hợp, thống kê và lƣu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán, kế toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dƣỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
+ Phòng Hành chính và Nhân sự: Xây dựng chƣơng trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thƣờng xuyên đôn đốc việc thực hiện chƣơng trình đã đƣợc Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển
khai chƣơng trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh Agribank trực thuộc trên địa bàn. Tƣ vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, tố tụng, tranh chấp. Lƣu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Agribank. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, lễ tân…
+ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng chƣơng trình công tác năm, quý phù hợp với chƣơng trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của Agribank, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mƣu cho Giám đốc giải quyết đơn thƣ thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.
+ Phòng Kinh doanh ngoại hối: Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo qui định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nƣớc ngoài.
+ Phòng Dịch vụ và Marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ. Xây dựng kế hoạch quảng bá thƣơng hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chƣơng trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của Agribank.
2.1.4. Kết quả các hoạt động của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng
a. Huy động vốn
coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh. Chính vì vậy, trong các năm qua, Chi nhánh luôn thực hiện nhiều biện pháp tích cực và sáng tạo nhằm huy động vốn trong các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và mọi tầng lớp dân cƣ để chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình cũng nhƣ góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
S
TT Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 7.566 100 7.897 100 9.036 100 1. Phân theo loại tiền 7.566 100 7.897 100 9.036 100
Tiền gửi nội tệ 6.999 92,51 7.642 96,77 8.827 97,69 Tiền gửi ngoại tệ (USD) 26.092 7,49 8.975 3,23 9.119 2,31
2. Phân theo thời gian 7.566 100 7.897 100 9.036 100
Tiền gửi không kỳ hạn 2.021 26,71 1.695 21,46 1.664 18,42 Tiền gửi có kỳ hạn đến
12 tháng 3.800 50,22 4.167 52,77 5.333 59,02 Tiền gửi trên 12 tháng 1.745 23,06 2.035 25,77 2.039 22,57
3. Phân theo TPKT 7.566 100 7.897 100 9.036 100
Tiền gửi dân cƣ 5.459 72,15 6.088 77,09 7.311 80,91 Tiền gửi TCKT 1.619 21,40 1.339 16,96 1.502 16,62
Tiền gửi KBNN 469 6,20 409 5,18 216 2,39
Tiền gửi TCTD, TCTC 19 0,25 61 0,77 7 0,08
(Nguồn: Số liệu khai thác trên hệ thống IPCAS của Agribank)
Tổng nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng có xu hƣớng tăng theo thời gian. Cụ thể năm 2012, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 7.566 tỷ
đồng, năm 2013 đạt 7.897 tỷ đồng (tăng 4,37% so với năm 2012) và năm 2014 đạt 9.036 tỷ đồng (tăng 14,42% so với năm 2013).
Trong số các loại tiền gửi tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng, thì tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng tuyệt đối (trên 92% tổng nguồn vốn). Năm 2013 tiền gửi nội tệ chiếm 96,77% và năm 2014 chiếm 97,69%. Mặc dù Chi nhánh cũng có cố gắng trong việc huy động tiền gửi ngoại tệ tuy nhiên tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh vẫn rất ít. Nguyên do là vì lãi suất huy động của tiền gửi ngoại tệ là rất thấp so với đồng nội tệ, nên ngƣời dân vẫn có xu hƣớng chọn gửi tiền Việt Nam đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn theo thời gian, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2013, tổng số tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng đạt 5.862 tỷ đồng (chiếm 74,23%), đến năm 2014, đạt 6.997 tỷ đồng (chiếm 77,43%). Nhƣ vậy các nguồn vốn ngắn hạn tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng là chủ yếu. Trong đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng có xu hƣớng tăng mạnh qua các năm.
Về thành phần kinh tế, nguồn tiền gửi dân cƣ có tỷ trọng cao nhất, trên 70% (năm 2013 đạt 6.088 tỷ đồng, chiếm 77,09% và năm 2014 đạt 7.311 tỷ đồng, chiếm 80,91%), tiếp đến là nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế. Nguồn tiền gửi Kho bạc Nhà nƣớc chiếm tỷ lệ rất thấp do bị khống chế bởi Ngân hàng Nhà nƣớc. Nguồn tiền gửi của TCTD, tổ chức tài chính là không đáng kể. Trong khi các nguồn tiền gửi khác có xu hƣớng giảm, thì nguồn tiền gửi dân cƣ lại tăng trƣởng mạnh. Nguyên do là từ sự bất ổn định của nền kinh tế khiến cho ngƣời dân lo ngại vào việc đầu tƣ. Chính vì thế nên lựa chọn gửi tiền tiết kiệm có thể đem lại nguồn lợi nhuận an toàn hơn.
- Thị phần huy động vốn của Agribank chi nhánh Đà Nẵng so với các TCTD khác trên địa bàn Đà Nẵng
Bảng 2.2. Tỷ lệ thị phần huy động vốn của Chi nhánh so với các TCTD khác trên địa bàn Đà Nẵng Đơn vị tính: % Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tăng/Giảm tƣơng đối (%) 13/12 14/13 14/12
Agribank 16 15 14 -6,25 -6,67 -12,5
TCTD khác 84 85 86 1,19 1,18 2,38
(Nguồn: Số liệu khai thác trên Báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2014 của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung)
Thị phần huy động vốn của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng giảm đều qua các năm. Cụ thể năm 2012 thị phần huy động vốn của Chi nhánh chiếm 16% thì đến năm 2013 giảm xuống 15% và năm 2014 tiếp tục giảm xuống 14% (-6,67% so với năm 2013 và -12,5% so với năm 2012).
Cùng với nhiều cải cách của chính quyền Thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng giai đoạn sau năm 2010 có xu hƣớng phát triển kinh tế vƣợt bậc. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng Đà Nẵng vẫn dẫn ngôi vị á quân trong nhiều năm liền về PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), trong đó có năm 2013 và năm 2014. Chính những điều này đã khiến cho thị trƣờng Đà Nẵng trở thành một thị trƣờng đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp, cũng nhƣ với các ngân hàng. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các NHTM tại địa bàn Đà Nẵng đã kéo theo một cuộc cạnh