Đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 106 - 108)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1.Đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan

Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hƣớng đột ngột gây ảnh hƣởng đến hoạt động của NHTM.

Nhà nƣớc phải không ngừng tạo ra môi trƣờng pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tƣ. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới môi trƣờng kinh tế coi đó là giải pháp tổng thể và cơ bản nhất trong quá trình đổi mới mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nói riêng.

Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật chủ động đi trƣớc sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến các thành phần có liên quan để đảm bảo việc thực thi đƣợc chính xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế. Thúc đẩy sự phát triển của các thị

trƣờng tài chính, trƣớc hết là thị trƣờng liên ngân hàng, thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng các sản phẩm phái sinh, thị trƣờng mua bán nợ... thêm nhiều cơ hội đầu tƣ nhằm phân tán, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhƣ hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế nói chung và NHTM nói riêng phát triển an toàn, bền vững, hội nhập quốc tế.

Chính phủ cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp nhƣ: đăng ký TSBĐ, quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những vƣớng mắc khó khăn trong thủ tục phát mại tài sản. Chẳng hạn, TSBĐ đƣợc thực hiện đăng ký ở nhiều nơi khác nhau: bất động sản ở phòng tài nguyên môi trƣờng, động sản đăng ký ở trung tâm giao dịch đảm bảo. Do đó, những khách hàng có những loại tài sản khác nhau thì phải đăng ký ở những nơi khác nhau. Đề nghị thành lập trung tâm đăng ký duy nhất đáp ứng các nhu cầu trên.

Để việc xử lý thu hồi nợ đƣợc nhanh hơn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý TSBĐ từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng nhƣ khuyến khích giao dịch thỏa thuận đúng luật nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi đƣợc nợ từ các TSBĐ. Nguyên nhân: công tác thi hành án còn chậm. Trong thực tế có nhiều bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng. Nhƣng cơ quan thi hành án vẫn chƣa thi hành án với nhiều lý do nhƣ bản án chƣa rõ ràng, hoặc lý do khác. Những trƣờng hợp đó, ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án làm việc lại với toà án. Thời gian chờ đợi này thƣờng kéo dài hàng tháng ngân hàng mới nhận đƣợc văn bản trả lời của cơ quan thi hành án.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 106 - 108)