Vấn đề PCMBN đƣợc đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam, trong đó, ngoài Luật PCMBN là nòng cốt còn có nhiều đạo luật khác, tiêu biểu nhƣ sau:
- Hiến pháp 2013, tại Chƣơng II quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân, trong đó có các quyền có ý nghĩa trực tiếp với việc bảo vệ mọi ngƣời khỏi bị buôn bán, nhƣ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (Điều 20); quyền bình đẳng nam nữ, cấm phân biệt đối xử về giới (Điều 26); quyền của trẻ em đƣợc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục; nghiêm cấm hành hạ, ngƣợc đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động
của trẻ em (Điều 37); quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc, đƣợc bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng an toàn, cấm phân biệt đối xử, cƣỡng bức lao động (Điều 35).
- BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội phạm và hình phạt. Tội MBN (Điều 119); tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120), tội tổ chức, cƣỡng ép ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài hoặc ở lại nƣớc ngoài trái phép (Điều 275).
- BLTTHS năm 2003 quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Đây là cơ sở pháp lý để điều tra, truy tố, xét xử phạm tội MBN.
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định trình tự, thủ tục khởi kiện và giải quyết các vụ việc dân sự. Là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự trong các vụ việc MBN, đặc biệt trong việc đòi bồi thƣờng những thiệt hại về vật chất, tinh thần cho ngƣời bị hại.
- Bộ luật Lao động năm 2012 điều chỉnh các quan hệ về lao động, việc làm. Là nền tảng để phòng ngừa và xử lý những vi phạm quyền con ngƣời trong quan hệ lao động, trong đó có những hành vi lao động cƣỡng bức, bóc lột sức lao động… mà thƣờng gắn với vấn đề MBN.
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về các hình thức và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Đây là nền tảng cho các Nghị định về xử phạt những hành vi MBN, cƣỡng bức lao động, xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, tổ chức, cƣỡng ép ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài... mà chƣa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình. Luật bao gồm các chƣơng riêng về kết hôn (chƣơng II), con nuôi (chƣơng III), quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài (chƣơng XI) là những chế định có ý nghĩa phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em.
- Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định các nguyên tắc và biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Luật này góp phần làm giảm nguy cơ phụ nữ, trẻ em bị mua bán thông qua việc xoá bỏ phân biệt đối xử, tạo lập bình đẳng giới thực chất trong xã hội và gia đình.
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các nguyên tắc và biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân. Luật này cũng có tác dụng gián tiếp phòng ngừa tệ nạn MBN, vì bạo lực gia đình thƣờng đẩy các thành viên, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em vào những hoàn cảnh có nguy cơ cao bị mua bán.
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định các quyền, bổn phận của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, nhà nƣớc, xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Luật có một chƣơng riêng (chƣơng IV) quy định về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xã gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm phạm tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật.
- Luật Ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng năm 2006 điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Đạo luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng chống những hành vi MBN thông qua việc xuất khẩu lao động.
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2007 quy định về vấn đề hỗ trợ dịch vụ pháp lý miễn phí cho những nhóm yếu thế trong xã hội. Luật có ý nghĩa quan trọng với việc cung cấp hỗ trợ pháp lý cho nạn nhân bị mua bán.
- Luật Tƣơng trợ tƣ pháp năm 2007 quy định các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp giữa Việt Nam với nƣớc
ngoài. Đạo luật này là cơ sở pháp lý để thực hiện hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong việc điều tra, truy tố, xét xử những hành vi MBN xuyên quốc gia và bảo vệ, hỗ trợ, hồi hƣơng nạn nhân bị mua bán.
- Luật Quốc tịch năm 2008 điều chỉnh các quan hệ về quốc tịch. Luật này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ nạn nhân bị mua bán ra nƣớc ngoài.
- Luật Bảo vệ biên giới quốc gia năm 2003 quy định về việc quản lý biên giới quốc gia (cả trên bộ và trên biển). Đây là cơ sở pháp lý để ngăn ngừa việc MBN ra nƣớc ngoài và để tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ, hồi hƣơng các nạn nhân bị mua bán.
- Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 quy định những nguyên tắc và biện pháp phòng, chống mại dâm. Luật cũng góp phần vào việc PCMBN, vì trong thực tế, mại dâm thƣờng đi liền với MBN vì mục đích bóc lột tình dục.
Kèm theo những luật và pháp lệnh nêu trên là các văn bản dƣới luật (Nghị định, Thông tƣ, Thông tƣ liên tịch, Quyết định..) để cụ thể hóa. Danh mục các văn bản pháp luật hiện hành quan trọng của Việt Nam liên quan đến PCMBN đƣợc nêu ở danh mục tài liệu tham khảo.
Nhằm thực hiện các văn bản pháp luật nêu trên, từ 2004 đến nay, Chính phủ đã xây dựng và thực hiện hai Chƣơng trình Hành động quốc gia, bao gồm:
- Chƣơng trình hành động quốc gia phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004-2010 (hiện đã kết thúc), gồm 4 đề án: Tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; Đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em; Tiếp nhận và hỗ trợ những phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nƣớc ngoài trở về; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em [27].
- Chƣơng trình hành động quốc gia phòng, chống tội phạm MBN giai đoạn 2011-2015 (hiện đang thực hiện), gồm 5 đề án: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm MBN trong toàn xã hội; Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm MBN; Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về PCMBN; Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong PCMBN [30].