Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán ngƣời

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 105 - 108)

Năm 2011, Quốc hội thông qua Luật PCMBN và Chƣơng trình hành động phòng, chống tội phạm MBN giai đoạn 2011-2015 đã chứng minh khung pháp luật về PCMBN của Việt Nam đã hoàn thiện hơn trƣớc một cách đáng kể. Nhiều bất cập, hạn chế trƣớc đây đã đƣợc giải quyết, nhiều vấn đề đã tƣơng thích với những nguyên tắc và quy định cơ bản của pháp luật quốc tế về phòng, chống BBN.

Do pháp luật PCMBN có những đặc thù riêng, bao gồm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến PCMBN, bảo vệ các quyền của con ngƣời, giữ vững ổn định và trật tự xã hội nên việc hoàn thiện các bộ phận pháp luật này phải đƣợc đặt trong mối quan hệ với hoàn thiện pháp luật chung.

Qua nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật PCMBN và thực tế sau 3 năm thực hiện Luật PCMBN nổi lên một số bất cập cần tiếp tục hoàn thiện hơn và để thống nhất với Nghị định thƣ về việc ngăn ngừa phòng, chống và trừng trị việc BBN, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em (Nghị định thƣ Palermo) cụ thể: Các biện pháp phòng ngừa MBN trong Luật PCMBN chƣa đƣợc quy định và hƣớng dẫn cụ thể, trong khi cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa MBN chƣa rõ ràng, nội dung phòng ngừa MBN chƣa đƣợc lồng ghép vào hệ thống giáo dục quốc dân. Những điều này làm giảm hiệu quả các hoạt động PNMBN; Các văn bản pháp luật hiện hành về phòng, chống mại dâm đều không đề cập trực tiếp đến vấn đề MBN, trong khi những quy định về cấp phép cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm còn chƣa hợp lý, các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực này còn thiếu và chƣa đủ tính răn đe. Những bất cập này gây khó khăn cho việc PCMBN vì mục đích khai thác tình dục; Quy định về các tội “mua bán ngƣời” và “mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” trong pháp luật Việt Nam vẫn còn một số điểm chƣa hợp lý và chƣa tƣơng thích hoàn toàn với định nghĩa “buôn bán ngƣời” trong Điều 3 Nghị định thƣ Palermo, vì thế làm giảm hiệu quả ngăn chặn của pháp luật với các tội phạm MBN; Việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến MBN đƣợc quy định tản mát trong nhiều văn bản pháp luật, gây trở ngại cho việc áp dụng trong thực tế, trong khi mức phạt tiền còn nhẹ nên hiệu quả răn đe thấp; Mặc dù pháp luật đã quy định quyền đòi bồi thƣờng thiệt hại vật chất, tinh thần của nạn nhân bị mua bán, song những yêu cầu pháp lý về thu thập chứng từ chứng minh thiệt hại hiện là một trở ngại cho việc thực hiện quyền này.

Từ những hạn chế trên của pháp luật về PCMBN đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật về PCMBN, là nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật về PCMBN.

Do đó, để tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả của công tác đấu tranh, PCMBN trên cả nƣớc nói chung và ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay, cần phải thực thi đồng bộ các biện pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật PCMBN theo hƣớng sửa đổi, bổ sung nhằm thống nhất việc áp dụng và thể hiện sự nghiêm khắc đối với những hành vi xâm phạm quyền con ngƣời mà đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em, vì vậy cần:

- Ban hành văn bản dƣới luật để cụ thể hóa và hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa MBN trong Chƣơng II Luật PCMBN, trong đó xác định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan, đồng thời quy định việc lồng ghép nội dung phòng ngừa MBN vào hệ thống giáo dục quốc dân.

- Sửa đổi định nghĩa về MBN, mua bán trẻ em trong Nghị định số 62/2012/NĐ-CP và Thông tƣ liên tịch 01/2013/TTLT/TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP-BTP cho tƣơng thích với quy định tại Điều 3 Nghị định thƣ

Palermo, cụ thể là: Không quy định việc dùng tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật

chất khác để trao đổi là những căn cứ bắt buộc để xác định hành vi MBN, mua bán trẻ em; Quy định rõ các phƣơng thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm và mục đích xuyên suốt của các hành vi phạm tội là bóc lột nạn nhân (tình dục, sức lao động và các hình thức bóc lột khác) và phân biệt rõ những cách

thức, thủ đoạn phạm tội MBN đã thành niên với những cách thức, thủ đoạn

phạm tội mua bán trẻ em.

- Sửa đổi định nghĩa trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ quy định “trẻ em là công dân Việt Nam dƣới 16 tuổi” thành “trẻ em là công dân Việt Nam dƣới 18 tuổi”.

- Nghiên cứu ban hành một Nghị định riêng về xử phạt hành chính trong PCMBN để thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tế, đồng thời tăng mức phạt tiền để nâng cao hiệu quả răn đe những kẻ vi phạm.

định về kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLTTHS theo hƣớng đơn giản hóa các thủ tục và giấy tờ chứng minh thiệt hại trong các vụ MBN để hỗ trợ nạn nhân trong việc đòi bồi thƣờng.

- Sửa đổi Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 theo hƣớng bổ sung quy định hƣớng dẫn trình tự, thủ tục xác minh nạn nhân theo khoản 4 Điều 24 Luật PCMBN.

- Bổ sung vào Điều 6 Luật PCMBN quy định về quyền của nạn nhân đƣợc yêu cầu cơ quan tố tụng và các chủ thể liên quan khác giữ bí mật đời tƣ và nhận dạng. Nghiên cứu sửa đổi Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 62/2012/NĐ- CP ngày 13/8/2012 theo hƣớng đơn giản hóa các yêu cầu thủ tục khi đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ nạn nhân.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 105 - 108)