BBN là một hiện tƣợng xã hội đã xuất hiện từ khi xã hội loài ngƣời bƣớc vào giai đoạn phát triển hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ. Cho đến nay tệ nạn BBN vẫn tồn tại và có chiều hƣớng gia tăng đáng lo ngại trên phạm vi toàn thế giới, với các mục đích phi nhân đạo nhƣ: bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động, lấy đi một hoặc một số bộ phận trên cơ thể, kết hôn trái ý muốn… Để phòng, chống tệ nạn này và bảo vệ các nạn nhân, từ trƣớc tới nay quốc tế và khu vực đã có rất nhiều văn bản pháp luật trực tiếp, gián tiếp đề cập đến các vấn đề này. Điển hình là các văn bản quốc tế nhƣ: Tuyên bố toàn thế giới về nhân quyền năm 1948; Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ƣớc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979; Công ƣớc về quyền trẻ em năm 1989; Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000
(TOC), Nghị định thƣ về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm BBN, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000 (Nghị định thƣ Palermo), Nghị định thƣ về phòng, chống đƣa ngƣời di cƣ trái phép bằng đƣờng bộ, đƣờng biển và đƣờng không, bổ sung cho Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000; Nghị định thƣ không bắt buộc bổ sung cho Công ƣớc về quyền trẻ em, buôn bán trẻ em, mua dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em năm 2000; Công ƣớc số 182 của ILO về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999. Ngoài ra, còn có các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp trong các vụ việc hình sự giữa các quốc gia ASEAN năm 2004; Hiệp định song phƣơng trong lĩnh vực tƣ pháp; Thỏa thuận hợp tác về phòng, chống BBN giữa các nƣớc trong khu vực ASEAN...
Đây là những văn bản pháp luật quốc tế quan trọng về PCMBN. Là cơ sở pháp lý để cộng đồng thế giới thực hiện nhằm đấu tranh phòng, chống tệ nạn MBN đang ngày càng gia tăng hiện nay.