Tình hình có liên quan đến hoạt động mua bán ngƣời và công

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 48 - 54)

tác triển khai thực hiện

2.2.1.1. Tình hình có liên quan đến hoạt động buôn bán người

Trên cơ sở đánh giá đặc điểm tự nhiên; kinh tế, xã hội, văn hóa của tỉnh Thanh Hóa đƣợc xác định Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích rộng, dân cƣ đông, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và nhận thức của quần chúng nhân dân chƣa đồng đều, một số xã kinh tế còn nghèo, có một số phụ nữ đi làm ăn và lấy chồng sinh sống tại Trung Quốc, Ma-lai-xia, Lào, Thái Lan... hàng năm số ngƣời này trở về địa phƣơng buôn bán, thăm thân có dấu hiệu câu kết, móc nối với một số đối tƣợng khác để dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, trẻ em bán sang Trung Quốc để làm vợ, bóc lột tình dục và sức lao động.

Nạn nhân bị buôn bán thƣờng là các phụ nữ và trẻ em ở vùng nông thôn, miền núi, miền biển có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, trình độ học thức thấp, ăn chơi đua đòi không chịu lao động hoặc số phụ nữ lỡ lứa khó lấy chồng, không có công ăn việc làm, nhẹ dạ cả tin. Đối tƣợng chủ mƣu trong các vụ án phần lớn là phụ nữ, tập trung nhiều là phụ nữ trƣớc kia là bị hại. Số đối tƣợng này thƣờng xuyên qua lại biên giới thông thạo địa bàn, có quan hệ với ngƣời Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ma-lai-xia... Do lợi nhuận kinh tế cao đã móc nối với một số đối tƣợng là ngƣời nƣớc ngoài để tổ chức đƣờng dây và tìm cách dụ dỗ, lừa gạt đƣa những ngƣời Việt Nam bán sang Trung Quốc và một số quốc gia khác [39, tr.1].

Về phƣơng thức và thủ đoạn phạm tội:

- Thủ đoạn các đối tƣợng phạm tội là tiếp cận phụ nữ, trẻ em ở các vùng nông thôn, miền núi, đời sống kinh tế khó khăn, hoàn cảnh éo le, hạnh phúc gia đình rạn nứt, nhẹ dạ cả tin hoặc thông qua gia đình, ngƣời quen để

tiếp cận, hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao hoặc lấy chồng ngoại quốc giàu sang, tán tỉnh yêu đƣơng lừa, rủ đi chơi, đi du lịch ở các tỉnh biên giới sau đó lừa bán;

- Lợi dụng sự giao lƣu, mở cửa qua biên giới Việt Nam với các nƣớc Trung Quốc, Lào, Ma-lai-xia, Thái Lan... tạo điều kiện cho nhân dân các nƣớc trao đổi mua bán để phát triển kinh tế - xã hội, bọn chúng đã đƣa phụ nữ, trẻ em qua biên giới với nhiều lý do: Mua bán, thăm thân, thăm quan du lịch, chữa bệnh, xuất khẩu lao động. Ngoài ra bọn chúng thƣờng tìm đến các đƣờng dây tiểu ngạch qua biên giới đi lại dễ dàng, bí mật để lập các điểm dừng chân trao đổi “hàng” rồi chờ cơ hội thuận lợi để vƣợt biên;

- Tội phạm MBN hoạt động có tổ chức, có sự câu kết móc nối giữa các đối tƣợng tiền án, tiền sự, các đối tƣợng là chủ chứa, môi giới mại dâm, một số đối tƣợng là ngƣời Việt Nam ở Trung quốc, Lào, Ma-lai-xia, Thái lan... để hình thành các đƣờng dây mua bán, có sự phân công vai trò của các đối tƣợng trong các khâu tìm ngƣời, tuyển chọn làm các thủ tục vận chuyển đƣa ngƣời sang nƣớc ngoài bán [39, tr. 2].

Một số vụ án điển hình về phƣơng thức và thủ đoạn tội phạm thực hiện nhƣ sau:

Vụ thứ nhất: Tháng 12/2011, Bùi Xuân Giang sinh năm 1976, Nguyễn Thị Vinh sinh năm 1974 cùng ở xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa đã lừa 2 phụ nữ ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đem bán cho Quách Thị Huyền ở xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa lấy chồng ở Quảng Đông- Trung Quốc (đang sống tại Trung Quốc) với giá 15 triệu đồng một ngƣời với thủ đoạn rủ rê sang Trung Quốc để giúp việc gia đình có thu nhập cao. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Nam bắt giữ đối tƣợng. Tại cơ quan điều tra tiếp tục đấu tranh mở rộng vụ án, các đối tƣợng còn khai nhận thêm vào ngày 16/02/2012

các đối tƣợng đã đến xã Cán Khê và xã Xuân Thọ, huyện Nhƣ Thanh, Thanh Hóa lừa đƣợc 2 cháu Bùi Thị Thảo, sinh năm 1998 và cháu Vi Thị Ba, sinh năm 1995 đi xin việc làm ở Hà Nội, rồi bán 2 cháu sang biên giới Trung Quốc.

Vụ thứ hai: Tháng 4/2013 chị Lê Thị Dung, sinh năm 1986, quê ở xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xƣơng, Thanh Hóa làm nghề cắt tóc. Qua giới thiệu Nguyễn Ngọc Trình ở Thành phố Thanh Hóa gọi điện đến làm quen, sau đó Trình thƣờng xuyên rủ Dung đi chơi, ăn uống, hát Karaoke và thuê khách sạn, nhà nghỉ để ngủ và quan hệ tình dục. Trình rủ Dung sang Trung Quốc làm ăn với mức lƣơng từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng và Dung đồng ý. Đến ngày 31/5/2013 Trình đƣa Dung sang Trung Quốc, Trình đánh Dung gẫy xƣơng sƣờn, bắt lao động nặng và bán dâm.

Nhận đƣợc tin báo của gia đình, ngày 07/8/2013 Phòng PC 14 Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với gia đình chị Dung giải cứu chị về đoàn tụ với gia đình [39, tr.6].

Qua hai vụ án điển hình nêu trên có thể thấy hành vi tội phạm MBN khác với các loại tội phạm trong nhóm tội xâm phạm về tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con ngƣời đƣợc quy định trong Chƣơng XII BLHS đó là các đối tƣợng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của nạn nhân là phụ nữ, trẻ em gái rủ đi làm ăn xa có thu nhập cao rồi lừa bán cho ngƣời khác lấy tiền, nạn nhân bán sang tay ngƣời khác thì bị bóc lột sức lao động hoặc phải bán dâm.

2.2.1.2. Công tác triển khai thực hiện

Để thực hiện tốt Chƣơng trình hành động phòng, chống tội phạm MBN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay, trong những năm qua Ban chỉ đạo 138 về phòng chống tội phạm MBN của tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện các tốt nhiệm vụ sau đây:

Một là, tiếp tục thực hiện Chƣơng trình hành động PCMBN các giai đoạn 2004-2010; 2011-2015 của Chính phủ, hàng năm Ban chỉ đạo 138 về

phòng, chống tội phạm MBN tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều kế hoạch nhằm đồng bộ triển khai thực hiện việc PCMBN nhƣ: kế hoạch triển khai thực hiện chƣơng trình PCMBN, kế hoạch thực hiện chƣơng trình phòng, chống mại dâm, AIDS...

Hai là, các sở, ban, ngành trong tỉnh tích cực chủ động tham mƣu cho UBND tỉnh và chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 245-CV/TƢ ngày 11/6/2009 của Ban chấp hành Trung ƣơng về tăng cƣờng công tác chỉ đạo, quản lý hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài, phòng chống tội phạm MBN. Trọng tâm thực hiện 5 Đề án của Chƣơng trình 130/CP theo Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình hành động phòng, chống tội phạm MBN giai đoạn 2011 - 2015 đến tận cơ sở, bao gồm các Đề án: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm MBN; Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm MBN; Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về PCMBN; Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong PCMBN [5, tr. 9].

Ba là, xây dựng và triển khai thực hiện các Kế hoạch của Ban chỉ đạo về thực hiện chƣơng trình PCMBN, các kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật trong năm trong đó tập trung tuyên truyền công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm.

Bốn là, tiếp tục thực hiện các Kế hoạch của Chính phủ, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ lao động thƣơng binh xã hội, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, UBND tỉnh và Kế hoạch của các sở ban ngành liên quan trong tỉnh về thực hiện chƣơng trình phòng, chống tội phạm MBN. Cụ thể trong năm 2013, ngay sau khi tiếp nhận Kế hoạch số 114/KH-BCĐ- C41 ngày 08/5/2013 của Ban chỉ đạo 138 Trung ƣơng về “Tổng điều tra, rà

soát tình hình hoạt động tội phạm MBN và các đối tƣợng khác có liên quan giai đoạn 2008 - 2013” Ban chỉ đạo 138 tỉnh ban hành Kế hoạch số 76/KH- BCĐ triển khai đến các ban ngành có liên quan cùng thực hiện tổng điều tra, rà soát tình hình hoạt động tội phạm MBN và các đối tƣợng khác có liên quan giai đoạn 2008 - 2013. Đến tháng 8 năm 2013 tất cả các đơn vị đều đã triển khai thực hiện nghiêm túc và đã có kết của khảo sát đầy đủ.

Năm là, đẩy mạnh thực hiện Chƣơng trình hành động phòng, chống tội phạm MBN giao đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình hành động phòng, chống tội phạm MBN tại khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch tuyên truyền phòng, chống tội phạm MBN; Kế hoạch tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán từ nƣớc ngoài trở về; Kế hoạch triển khai hoạt động tập huấn truyền thông thay đổi hành vi về PCMBN cho đội ngũ tuyên truyền viên của một số đơn vị có nguy cơ cao phụ nữ, trẻ em bị mua bán.

Sáu là, tập trung lực lƣợng, biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên địa bàn tỉnh...trong đó đều xác định tội phạm MBN là loại tội phạm cần tập trung để đấu tranh xử lý.

Bảy là, tăng cƣờng chấn chỉnh, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lƣợng cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội phạm MBN nói riêng. Đáng chú ý đã làm tốt công tác quản lý các loại đối tƣợng, nhất là ở một số địa bàn, tuyến trọng điểm, nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, đấu tranh với tội phạm này góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Tám là, tổ chức tập huấn cho hơn 2000 cán bộ các ngành Lao động - thƣơng binh và xã hội, Mặt trận Tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, lãnh đạo các xã thuộc 27 huyện, thị, thành phố tập huấn nội dung về pháp luật, chính sách và những kiến thức cơ bản về PCMBN, bảo vệ nạn

nhân, công tác hỗ trợ và tiếp nhận nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng bị buôn bán từ nƣớc ngoài trở về.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:

- Đến hết năm 2013 đạt 85% và năm 2015 đạt 100% các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm MBN đƣợc chuyển tải thành tài liệu tuyên truyền tới xã, phƣờng, thị trấn.

- Đến năm 2013 đạt 75% và năm 2015 đạt 100% số cán bộ cấp xã chuyên trách có kiến thức chỉ đạo, hƣớng dẫn về chính sách pháp luật phòng, chống tội phạm MBN.

- Đến năm 2013 ở cấp tỉnh có ít nhất 10 báo cáo viên, mỗi xã, phƣờng, thị trấn có ít nhất 10 tuyên truyền viên

- Đến năm 2013 đạt 70% và năm 2015 đạt 85% ngƣời dân có hiểu biết về phƣơng thức, thủ đoạn, hậu quả và cách thức phòng, chống tội phạm MBN cũng nhƣ chính sách pháp luật có liên quan.

- 100% các tuyến, địa bàn trọng điểm về MBN đƣợc áp dụng các biên pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn; 100% phóng viên các cơ quan truyền thông đại chúng từ tỉnh đến cơ sở theo dõi công tác nội chính có kiến thức, kỹ năng viết và đƣa tin về PCMBN.

- Hàng năm, 100% thông tin liên quan đến tội phạm MBN chuyển đến cơ quan có thẩm quyền đƣợc phân loại và 100% trƣờng hợp có dấu hiệu tội phạm đƣợc xác định làm rõ theo luật định; 100% các trƣờng hợp tiếp nhận phải đƣợc tiến hành các thủ tục để xác minh, xác nhận nạn nhân theo quy định của pháp luật.

- Tỷ lệ phát hiện, điều tra, truy tố các vụ án MBN mỗi năm tăng ít nhất 2%; tỷ lệ xét xử vụ án MBN đạt 95% trên tổng số vụ án phải đƣa ra xét xử; 100% bản án tuyên phạm tội MBN có hiệu lực bảo đảm nghiêm minh và không oan sai.

- Đến năm 2015 các địa bàn trọng điểm đảm bảo cơ sở vật chất cho việc tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật; 100% các trƣờng hợp sau khi xác định là nạn nhân đƣợc hỗ trợ chế độ theo quy định; 100% nạn nhân có nhu cầu đƣợc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của nhà nƣớc [7, tr.1, 2].

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)