Những tồn tại, hạn chế trong việc phòng ngừa mua bán ngƣờ

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 65 - 67)

ở tỉnh Thanh Hóa

2.2.3.1. Những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, công tác tuyên truyền, giáo dục về PCMBN chƣa thực sự đạt hiệu quả bởi việc tuyên truyền chƣa đến đƣợc hết các đối tƣợng thuộc trƣờng hợp có nguy cơ cao bị mua bán cao, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở vùng giáp biên giới, vùng sâu, vùng xa nhận thức về xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác của một bộ phận nhân dân đối với loại tội phạm này còn thấp.

Thứ hai, Chƣa làm tốt chính sách lồng ghép nội dung phòng ngừa MBN vào các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo để bảo đảm mức sống tối thiểu của ngƣời dân, tạo việc làm cho ngƣời dân có điều kiện ổn định cuộc sống cũng nhƣ các chƣơng trình phòng, chống tội phạm khác, phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ trẻ em, chƣơng trình vì sự tiến bộ của phụ nữ và các chƣơng trình khác về phát triển kinh tế - xã hội. Bởi thực tiễn cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng MBN là do nghèo đói, thiếu việc làm hoặc những tệ nạn xã hội khác trở thành điều kiện cho hoạt động MBN phát sinh, phát triển.

Thứ ba, sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong công tác phòng ngừa tội phạm chƣa đủ mạnh, chƣa thƣờng xuyên liên tục; một số ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội chƣa quan tâm đúng mức và chƣa thực sự coi công tác phòng, chống tội phạm nói chung và MBN nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm của mình. Bên cạnh đó, sự phối hợp với nhà trƣờng, các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể các cấp có lúc, có nơi chƣa chặt chẽ, chƣa đồng bộ.

Thứ tư, phƣơng tiện, kinh phí phục vụ cho công tác phòng ngừa MBN còn quá ít (chỉ đƣợc hỗ trợ lồng ghép trong trong kinh phí hoạt động tuyên truyền pháp luật chung của cơ quan, đơn vị); chƣa khen thƣởng kịp thời đối với cơ quan, cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác PCMBN cũng nhƣ

đảm bảo chế độ, chính sách đối với ngƣời tham gia PCMBN bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản.

Thứ năm, đội ngũ làm công tác phòng ngừa đối với loại hành vi MBN chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thiếu về số lƣợng, yếu về chuyên môn, nhiều cán bộ chủ yếu là cán bộ cấp xã và cộng tác viên tại các thôn bản chƣa đƣợc đào tạo bài bản, thiếu kiến thức và kỹ năng làm việc với đối tƣợng có nguy cơ bị mua bán cao, trong khi mọi hoạt động của loại tội phạm này ngày càng tinh vi, núp dƣới nhiều danh nghĩa nhƣ: môi giới tìm việc làm nhằm làm vào số chị em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, bức xúc về việc làm... lợi dụng mối quan hệ, tạo uy tín và thống nhất với gia đình và bản thân nạn nhân để tạo vỏ bọc kín đáo, phòng khi bị phát hiện thì các cơ quan chức năng khó tìm chứng cứ. Đối tƣợng liên quan đến nhiều địa bàn tỉnh, thành phố và có yếu tố nƣớc ngoài do vậy hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm này chƣa cao. Bên cạnh đó chính sách thu hút cán bộ làm công tác tuyên truyền PCMBN còn thiếu hấp dẫn, chậm đổi mới.

2.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

- Nguyên nhân khách quan:

Do mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng và tiến trình hội nhập đã dẫn đến sự phân tầng xã hội và sự phân hóa giàu nghèo nhanh chóng. Một bộ phận không nhỏ dân cƣ gặp nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế đã phát sinh tiêu cực; nhiều gia đình chƣa nhận thức về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi MBN nên việc phòng, chống bị coi nhẹ; Đôi khi họ cũng nhận thức đƣợc một phần của sự nguy hiểm nhƣng vì hoàn cảnh, sự cám dỗ của đồng tiền họ đành phải chấp nhận.

Bên cạnh đó, việc nhận thức và hiểu biết của các đối tƣợng có nguy mua bán còn rất hạn chế bởi những đối tƣợng này là ngƣời vùng núi giáp biên, ven biển ít có điều kiện đƣợc tiếp xúc, trình độ học vấn lại hạn chế. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tội phạm MBN.

- Nguyên nhân chủ quan:

Nhận thức về vai trò, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ quyền con ngƣời nói chung và công tác PCMBN nói riêng của một số cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng của địa phƣơng chƣa đầy đủ, sâu sắc; Vai trò tham mƣu Ban chỉ đạo 138 của một số địa phƣơng chƣa phát huy đúng mức. Do đó, từ công tác chỉ đạo, điều hành đến tổ chức, thực hiện đều chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát về công tác PCMBN của một số cơ quan Nhà nƣớc và các cấp chính quyền chƣa thƣờng xuyên; sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hoạt động giám sát, phản biện chính sách đối với phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chƣa liên tục và quyết liệt; chƣa kịp thời phát hiện, đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền về các giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của nhóm đối tƣợng này.

Việc thực thi pháp luật của một bộ phận cán bộ có thẩm quyền, ý thức chấp hành các quy định pháp luật của ngƣời dân ở nhiều địa phƣơng chƣa nghiêm; hình thức xử lý vi phạm chƣa kịp thời nên chƣa có tác dụng giáo dục, răn đe.

Về phía các gia đình có nạn nhân bị mua bán: khi biết con em mình vắng mặt dài ngày tại gia đình, địa phƣơng nhƣng cho rằng do họ đang đi làm ăn xa chƣa có điều kiện về thăm nhà nên không báo cáo, đến khi có thông tin từ ngƣời bị mua bán hay ngƣời thân nói rằng con em mình bị mua bán mới báo cáo với chính quyền địa phƣơng và cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 65 - 67)