Kết quả tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 79 - 82)

Tiếp nối Chƣơng trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2005- 2010 của Chính phủ. Năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 về phê duyệt Chƣơng trình hành động phòng, chống tội phạm MBN giai đoạn 2011- 2015. Trên cơ sở quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2011 thực hiện Chƣơng trình phòng, chống tội phạm MBN giai đoạn 2011-2015. Trong kế hoạch UBND tỉnh xác định rõ và yêu cầu các sở, ban, ngành thực hiện tốt các

Tiểu đề án thuộc 5 Đề án của Chƣơng trình hành động phòng, chống tội phạm MBN giai đoạn 2011-2015, trong đó có Đề án 3: “tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về”.

Đối với công tác tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân đã đƣợc Ban chỉ đạo 130 chỉ đạo quyết liệt. Trong 5 năm từ năm 2008 đến năm 2013 trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận, xác minh 1.917 trƣờng hợp, qua phân loại có 557 đối tƣợng bị mua bán và nghi bị mua bán, 1.460 đối tƣợng sang Trung Quốc, sang Lào trái phép với các lý do khác và đã có hàng nghìn trƣờng hợp trở về, chủ yếu là tự về [40, tr. 3]. Tuy nhiên, thực tế số nạn nhân bị buôn bán từ nƣớc ngoài trở về còn lớn hơn nhiều so với số liệu báo cáo, bởi điều kiện địa lý và tính chất của sự việc nên việc thống kê đầy đủ số liệu là khó khăn. Qua phân tích số liệu khảo sát tình hình nạn nhân trở về tại một số địa phƣơng cho thấy, hầu hết nạn nhân tự giải thoát trở về, một số khác đƣợc phía nƣớc bạn trả về qua con đƣờng chính thức và một số ít do tội phạm BBN bị tố giác, phát hiện thả ra cho về. Nhìn chung, số phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nƣớc ngoài trở về chiếm tỷ lệ rất thấp so với số phụ nữ, trẻ em bị buôn bán. Do vậy, vẫn còn một số lƣợng lớn phụ nữ, trẻ em bị buôn bán vì nhiều lý do khác nhau chƣa xác định đƣợc.

Công tác tiếp nhận, xác minh và hỗ trợ ban đầu nạn nhân đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đối với trƣờng hợp xác minh, xác nhận, tiếp nhân nạn nhân là công dân Việt Nam bị mua bán ra nƣớc ngoài, Lực lƣợng Biên phòng, Công an trên địa bàn nhanh chóng triển khai kế hoạch xác minh nhân thân, thu thập tài liệu, chứng cứ, xác định rõ đối tƣợng kịp thời giải thoát và hỗ trợ ban đầu. Tại cửa khẩu nạn nhân nhập cảnh: lực lƣợng chức năng thực hiện việc đối chiếu, kiểm diện và tiếp nhận nạn nhân; ký Biên bản giao, nhận nạn nhân bị mua bán từ nƣớc ngoài trở về với cơ quan chức năng nƣớc ngoài (nếu có); làm thủ tục nhập cảnh cho nạn nhân ; kiểm tra hồ

sơ của nạn nhân do phía nƣớc ngoài bàn giao hoặc đƣa cho nạn nhân mang về; nếu chƣa có Tờ khai dùng cho nạn nhân bị mua bán tƣ̀ nƣớc ngoài trở về thì hƣớng dẫn nạn nhân kê khai; cấp Giấy chứng nhận về nƣớc cho nạn nhân.

Nếu nạn nhân có nguyện vọng tự trở về nơi cƣ trú thì hỗ trợ tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đƣờng. Trƣờng hợp nạn nhân là trẻ em, ngƣời không có khả năng tự trở về địa phƣơng nơi cƣ trú thì thông báo cho ngƣời thân thích đến nhận hoặc bố trí ngƣời đƣa về nơi ngƣời thân thích của nạn nhân cƣ trú. Trƣờng hợp nạn nhân không có nơi cƣ trú hoặc có nguyện vọng lƣu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nạn nhân là trẻ em không nơi nƣơng tựa thì bàn giao nạn nhân (kèm theo các giấy tờ có liên quan) cho Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội để giải quyết theo quy định của pháp luật; Thông báo bằng văn bản cho Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh để quản lý, theo dõi. Để xác định rõ nguyên nhân, tại cửa khẩu nạn nhân nhập cảnh, lực lƣợng biên phòng hoặc Công an địa phƣơng lấy lời khai ban đầu của nạn nhân để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu về tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi MBN, phục vụ công tác điều tra, xử lý theo pháp luật.

Giao cho Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh có trách nhiệm đƣa nạn nhân vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân tại địa phƣơng để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Các chính sách và chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán từ nƣớc ngoài trở về đƣợc thực hiện theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và Thông tƣ liên tịch số 116/2007/TTLT/BTC-LĐTBXH ngày 27/9/2007 của Bộ tài chính và Bộ lao động - Thƣơng binh và Xã hội nhƣ: Chế độ trợ cấp xã hội và ban đầu; Hỗ trợ tâm lý xã hội; Hỗ trợ về thủ tục pháp lý; Trợ cấp khó khăn, học nghề, học văn hóa.

Trƣờng hợp tiếp nhận, xác minh, xác nhận nạn nhân là công dân Việt Nam bị mua bán trong nƣớc thì UBND hoặc Công an cấp xã khi tiếp nhận

nạn nhân, ngƣời đại diện hợp pháp của nạn nhân khai báo về việc bị mua bán, có trách nhiệm hƣớng dẫn ngƣời đó kê khai, trƣờng hợp ngƣời khai báo là trẻ em hoặc ngƣời không có khả năng tự kê khai thì cán bộ tiếp nhận ghi lại theo lời khai của ngƣời đó; thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho ngƣời khai là nạn nhân trong trƣờng hợp cần thiết; Công an cấp huyện nơi ngƣời khai là nạn nhân cƣ trú hoặc nơi họ khai xảy ra vụ việc MBN có trách nhiệm thực hiện việc xác minh, xác định nạn nhân và gửi giấy xác nhận này về Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội huyện bố trí cho họ trở về nơi cƣ trú hoặc vào cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định đối với trƣờng hợp nạn nhân có đủ giấy tờ chứng nhận nạn nhân; Trƣờng hợp chƣa có giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân thì gửi văn bản đề nghị công an cấp huyện nơi nạn nhân cƣ trú hoặc nơi nạn nhân khai xảy ra vụ việc MBN để xác minh. Trong thời gian chờ xác minh ngƣời khai là nạn nhân đƣợc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu nhƣ nơi ở, tiền ăn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 79 - 82)