Kết quả phát hiện, xử lý hành vi mua bán ngƣời ở tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 67 - 77)

2.3.1.1. Kết quả điều tra, truy tố các vụ mua bán người

Thực hiện Kế hoạch số 114/KH-BCĐ-C41 ngày 08/5/2013 của Ban chỉ đạo 138 Trung ƣơng về “Tổng điều tra, rà soát tình hình hoạt động tội phạm

MBN và các đối tƣợng khác có liên quan giai đoạn 2008 - 2013”, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã chủ động xây dựng Kế hoạch số 111/KH-CAT- PV11 ngày 29/5/2013 triển khai đến toàn lực lƣợng với những nội dung cụ thể, chi tiết. Đồng thời tham mƣu với Ban chỉ đạo 138 tỉnh ký ban hành Kế hoạch số 76/KH-BCĐ triển khai đến các ban, ngành có liên quan cùng thực hiện tổng điều tra, rà soát tình hình hoạt động tội phạm MBN và các đối tƣợng khác có liên quan giai đoạn 2008 - 2013. Trên cơ sở Kế hoạch trên, tất cả các đơn vị có liên quan đều đã triển khai thực hiện nghiêm túc và có bảo cáo kết quả khảo sát đầy đủ về Ban chỉ đạo.

Theo báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, truy tố các vụ MBN từ năm 2008 - 2013, lực lƣợng Công an, Biên phòng tỉnh đã phối hợp điều tra, đề nghị Viện kiểm sát tỉnh truy tố 15 vụ án MBN và liên quan đến MBN, trong đó số vụ án xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 13 vụ, địa bàn tỉnh Lào Cai 02 vụ với 21 đối tƣợng và 23 nạn nhân. Trong số 21 đối tƣợng phạm tội MBN đã xác minh, điều tra làm rõ và khởi tố điều tra 19 bị can, còn 02 đối tƣợng không xác định đƣợc. Nhóm đối tƣợng này tuổi đời từ 20 đến 40 tuổi, trình độ văn hóa thấp, không có nghề nghiệp ổn định, một số đối tƣợng làm nghề buôn bán thƣờng xuyên qua lại biên giới móc nối với ngƣời nƣớc ngoài để thực hiện hành vi phạm tội. Đối tƣợng chủ mƣu trong các vụ án chủ yếu là phụ nữ, số phụ nữ này trƣớc đây là bị hại trong vụ MBN, nay trở về móc nối với các đối tƣợng khác rủ rê, lôi kéo những ngƣời phụ nữ khác để lừa bán [40, tr. 2].

Thủ đoạn của các đối tƣợng phạm tội là: Tiếp cận với phụ nữ, trẻ em ở vùng nông thôn, miền núi, không có việc làm, đời sống kinh tế khó khăn, éo le hoặc hạnh phúc gia đình bị rạn nứt nhẹ dạ cả tinh thông qua gia đình ngƣời quen để tiếp cận, hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao hoặc lấy chồng ngoại quốc giàu sang, tán tỉnh yêu đƣơng lừa gạt rủ đi chơi, đi du lịch đến các tỉnh biên giới sau đó lừa bán ra nƣớc ngoài. Đa số các vụ án MBN đƣợc hoạt động

có tổ chức, có sự câu kết móc nối giữa các đối tƣợng có tiền án, tiền sự, các đối tƣợng là chủ chứa, môi giới mại dâm, một số đối tƣợng là ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài để hình thành đƣờng dây buôn bán, có sự phân công vai trò của các đối tƣợng trong khâu tìm ngƣời, tuyển chọn, làm các thủ tục vận chuyển để đƣa đi bán. Mục đích của các vụ MBN chủ yếu là các đối tƣợng bán sang Trung Quốc để làm gái mại dâm.

Nạn nhân trong các vụ MBN có tuổi đời dƣới 35 tuổi, nhóm ngƣời nhiều nhất từ 20 đến 30 tuổi (chiếm 70%), trình độ học vấn thấp: không biết chữ 13 ngƣời, tiểu học 9 ngƣời, cao đẳng 02 ngƣời, hầu hết số nạn nhân trong các vụ MBN đều thuộc trƣờng hợp có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có nghề nghiệp ổn định, số ngƣời chƣa lập gia đình chiếm đa phần [40, tr.2].

2.3.1.2. Kết quả xử lý hình sự các vụ mua bán người

BLHS năm 1999 quy định hai tội phạm trực tiếp liên quan đến MBN, đó là: Tội mua bán phụ nữ (Điều 119) và Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120). Do các quy định này chƣa hình sự hoá hành vi mua bán nam giới từ 16 tuổi trở lên nên Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 đã sửa đổi Điều 119 thành “Tội mua bán ngƣời” để giải quyết bất cập đó. Ngoài ra, BLHS còn sửa đổi khoản 2 Điều 120 để bổ sung thêm tình tiết tăng nặng “Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” vào tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.

Cả hai tội “Mua bán ngƣời” và “Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” đều đƣợc xác định là những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, hình phạt đối với các tội phạm này đƣợc quy định rất nghiêm khắc trong BLHS 2009, cụ thể nhƣ sau:

- Điều 119 BLHS quy định:

Ngƣời nào MBN thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị phạt tù từ

năm năm đến hai mƣơi năm: a) Vì mục đích mại dâm; b) Có tổ chức; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Để đƣa ra nƣớc ngoài; đ) Đối với nhiều ngƣời; e) Phạm tội nhiều lần. Ngoài chế tài hình sự, ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mƣơi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cƣ trú từ một năm đến năm năm [60, tr. 80].

- Điều 120 quy định:

Ngƣời nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dƣới bất kỳ hình thức nào có thể bị phạt tù từ ba năm đến mƣời năm. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị phạt tù từ mƣời năm đến hai mƣơi năm hoặc tù chung thân: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Vì động cơ đê hèn; d) Đối với nhiều trẻ em; đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; e) Để đƣa ra nƣớc ngoài; g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm; i) Tái phạm nguy hiểm; k) Gây hậu quả nghiêm trọng [60, tr.81].

Ngoài chế tài hình sự, ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mƣơi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm [60, tr. 81].

Ngoài hai tội danh trên, BLHS còn quy định một số tội danh khác với một số hành vi liên quan đến quá trình MBN nhƣ: Tội tổ chức, cƣỡng ép ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài hoặc ở lại nƣớc ngoài trái phép (Điều 275), Tội xuất, nhập cảnh trái phép, Tội ở lại Việt Nam trái phép (Điều 274); Tội chứa mại dâm (Điều 254), Tội môi giới mại dâm (Điều 255), Tội mua dâm ngƣời chƣa thành niên (Điều 256)…

án nhân dân các cấp của tỉnh Thanh Hóa đã đƣa ra xét xử với mức hình phạt cao nhất là 17 năm tù giam, thấp nhất là 04 năm tù giam.

Điển hình vụ án: Lê Đức Bảy, sinh năm 1972, Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1966 cùng ở xã Xuân Khánh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, vào 9/1999 lừa bán chị Bùi Thị Xinh sinh năm 1981 xã Luận Thành, huyện Thƣờng Xuân, Thanh Hóa sang Trung Quốc. Sau 12 năm bị bán sang Trung Quốc, ngày 10/7/2011 chị Xinh trốn về Việt Nam và tố cáo hành vi của Bảy và Thanh. Các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Thanh Hóa đánh giá tính chất mức độ hành vi phạm tội của các đối tƣợng thuộc trƣờng hợp rất nghiêm trọng và đƣa ra quyết định với mức hình phạt đƣợc áp dụng cho tội danh “Mua bán ngƣời” đối với Lê Đức Bảy 15 năm tù giam, Nguyễn Thị Thanh 13 năm tù giam [71].

Vụ án: Bùi Xuân Giang sinh năm 1976, Nguyễn Thị Vinh sinh năm 1974 cùng ở xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Tháng 12/2011, đã lừa 2 phụ nữ ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đem bán cho Quách Thị Huyền ở xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa lấy chồng ở Quảng Đông- Trung Quốc (đang sống tại Trung Quốc) với giá 15 triệu đồng một ngƣời. Thủ đoạn mà đối tƣợng thực hiện là rủ rê nạn nhân sang Trung Quốc để giúp việc gia đình với thu nhập cao. Tại cơ quan điều tra. qua tiếp tục đấu tranh mở rộng vụ án, các đối tƣợng còn khai nhận thêm vào ngày 16/02/2012 các đối tƣợng đã đến xã Cán Khê và xã Xuân Thọ, huyện Nhƣ Thanh, Thanh Hóa lừa đƣợc 2 cháu Bùi Thị Thảo, sinh năm 1998 và cháu Vi Thị Ba, sinh năm 1995 đi xin việc làm ở Hà Nội, rồi bán 2 cháu sang biên giới Trung Quốc. Xác định thủ đoạn hoạt động của bon tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, vừa mang tính tổ chức, mua bán nhiều ngƣời, thực hiện nhiều lần nên Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa họp ba ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án quyết định xử phạt Bùi Xuân Giang 17 năm tù giam, Nguyễn Thị Vinh 15 năm tù giam về tội danh “mua bán người” [71].

Từ những vụ án điển hình nêu trên, về cơ bản hành vi, thủ đoạn và phƣơng thức thực hiện hành vi phạm tội của các đối tƣợng MBN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu tƣơng tự giống nhau, đó là các đối tƣợng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của những phụ nữ nông thôn với những lời dụ dỗ rủ rê tìm kiếm việc làm rồi đƣa sang Trung Quốc để bán kiếm tiền. Nắm bắt đƣợc mục đích, phƣơng thức và thủ đoạn hoạt động của các đối tƣợng, trên cơ sở chỉ đạo của cấp trên, sự quyết tâm đấu tranh phòng, chống tội phạm; Lực lƣợng PCMBN tỉnh Thanh Hóa bằng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau đã từng bƣớc đẩy lùi loại tệ nạn MBN và theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 các cơ quan chức năng chƣa phát hiện điều tra và xử lý trƣờng hợp nào liên quan đến MBN trên địa bàn tỉnh. Đây là một kết quả đáng mừng để Thanh Hóa góp phần cùng với cả nƣớc đấu tranh phòng, chống đẩy lùi loại tội phạm nguy hiểm này.

2.3.1.3. Kết quả xử lý hành chính các vụ mua bán người

Theo Điều 23 Luật PCMBN, không phải mọi hành vi bị cấm theo Điều 3 Luật này đều bị xử lý về hình sự, mà tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể chỉ cần xử phạt hành chính. Mặc dù vậy, đây chỉ là quy định mang tính nguyên tắc. Những chế tài hành chính cụ thể đƣợc quy định trong một số Nghị định xử phạt hành chính trong một số lĩnh vực có liên quan đến MBN do Chính phủ ban hành, trong đó quan trọng nhất là những văn bản sau:

- Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, trong đó bao gồm các quy định về quản lý một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (Điều 14), xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cƣ trú và đi lại (Điều 20), mại dâm và các hành vi liên quan đến hoạt động mại dâm (Điều 22).

- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/2/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đƣa ngƣời Việt

Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng, trong đó bao gồm các quy định về dịch vụ việc làm (Điều 4); điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ (Điều 29); đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài (Điều 30); tổ chức đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài và quản lý ngƣời lao động ở ngoài nƣớc (Điều 34).

- Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong đó bao gồm các quy định về tảo hôn, tổ chức tảo hôn (Điều 6); cƣỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc

cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (Điều 7), đăng ký kết hôn (Điều 9); nuôi

con nuôi (Điều 14).

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định đối tƣợng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm cả cá nhân (từ đủ 14 tuổi trở lên) và tổ chức của Việt Nam và nƣớc ngoài (Điều 5). Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Trục xuất (Điều 21). Luật cũng quy định những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính (Điều 10), trong đó bao gồm vi phạm có tổ chức, xúi giục, lôi kéo, sử dụng ngƣời chƣa thành niên vi phạm; ép buộc ngƣời bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm; vi phạm hành chính đối với nhiều ngƣời, trẻ em, phụ nữ mang thai [67]. Đây là những tình tiết thƣờng xảy ra trong quá trình BBN.

Về tổng quát, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam hiện đã bao trùm những hành vi phổ biến có liên quan đến nạn MBN. Điều này, cùng với việc xác định đối tƣợng có thể bị xử phạt hành chính bao gồm cả pháp nhân (tổ chức), là phù hợp với yêu cầu của Công ƣớc TOC, Nghị định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thƣ Palermo và Nghị định thƣ tùy chọn bổ sung Công ƣớc về quyền trẻ em về mua bán trẻ em, mại dâm trẻ em và khiêu dâm trẻ em.

Đối với Thanh Hóa, trên cơ sở thực hiện Kế hoạch triển khai chƣơng trình hành động PCMBN giai đoạn 2011-2015 của Chính Phủ và triển khai thực hiện đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm MBN trên tuyến biên giới. Ban chỉ đạo 138 tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Công an địa phƣơng, Bộ đội biên phòng cần tập trung lực lƣợng, thực hiện công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình, xác định rõ địa bàn, tuyến trọng điểm cần tập trung đấu tranh, xác định số phụ nữ, trẻ em bị mất tích, vắng mặt lâu ngày nghi bị mua bán để tập trung xác minh làm rõ. Xác định đối tƣợng, băng nhóm, đƣờng dây tội phạm MBN cần xác minh, lập án đấu tranh trong các đợt cao điểm.

Qua công tác điều tra cơ bản trên hai tuyến biên giới đất liền và biên giới biển trong 5 năm từ năm 2008 - 2013, lực lƣợng Biên phòng tỉnh Thanh Hóa xác định có 2.433 phụ nữ lấy chồng nƣớc ngoài với nhiều lý do khác nhau. Trong đó, 1.219 phụ nữ lấy chồng Trung Quốc, 1.168 phụ nữ lấy chồng Lào, 01 phụ nữ lấy chồng Campuchia; 15 phụ nữ lấy chồng Đài Loan, 18 phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, 04 phụ nữ lấy chồng Malaixia, 03 phụ nữ lấy chồng Mỹ; 45 phụ nữ lấy chồng đăng ký kết hôn tại Việt Nam, 2.388 phụ nữ không đăng ký kết hôn, 557 phụ nữ nghi bị lừa bán sang Trung Quốc, phát hiện 34 đối tƣợng nghi vấn liên quan đến hoạt động mua bán phụ nữ [14, tr.1].

Trên cơ sở xác định các đối tƣợng nghi vấn, bằng hoạt động điều tra cơ bản lực lƣợng chức năng sàng lọc đối tƣợng xác định đủ căn cứ đã xử lý về hình sự theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các Tổ công tác an ninh trật tự trên địa bàn toàn tỉnh thƣờng xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm và trung tâm môi giới lao động để nắm bắt tình hình, xác minh thấy có dấu hiệu liên quan đến hoạt động MBN căn cứ vào quy định của pháp luật ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2.3.1.4. Kết quả xử phạt dân sự các vụ mua bán người

Theo Điều 23 Luật PCMBN, vi phạm các hành vi bị cấm theo Điều 3 của Luật này nếu gây thiệt hại thì ngoài việc chịu các trách nhiệm hành chính hay hình sự còn phải bồi thƣờng về dân sự. Việc bồi thƣờng dân sự liên quan đến MBN cũng thuộc phạm trù trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng mà đã đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự (BLDS). Tại chƣơng XXI BLDS quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên tắc chung đƣợc đặt ra đó là, ngƣời nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 67 - 77)