Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp vừa qua có nhiều ý kiến liên quan đến chức năng của Viện kiểm sát.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, Viện kiểm sát cần tập trung thực hiện tốt
chức năng công tố, khắc phục tình trạng cắt khúc giữa hoạt động điều tra của cơ quan điều tra với hoạt động kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, cần giữ nguyên chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, phải hoàn thiện Viện kiểm sát về các mặt như tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động, đội ngũ cán bộ v.v…, nhằm xây dựng một nền công tố mạnh. Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động điều tra và trực tiếp điều tra các loại tội phạm đặc biệt như các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng…
Nghiên cứu quá trình cải cách cơ quan Viện kiểm sát ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Liên bang Nga, một số nước thuộc Liên Xô cũ và Trung Quốc cho thấy, mặc dù Liên bang Nga, một số nước Đông Âu chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng và Trung Quốc đã thực hiện cải cách, mở cửa, sau một thời gian dài nghiên cứu, các quốc gia này đều quy định Viện kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Hoạt động của Viện kiểm sát ở các nước này rất có hiệu quả, đã và đang được tiếp tục củng cố, tăng cường. Điều đó cho thấy, ý kiến cho rằng, ở các nước, Viện Công tố chỉ thực hiện chức năng công tố, không thực hiện hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật là không có căn cứ. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, một khi các nước xã hội chủ nghĩa trước kia khi đã
chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì cũng phải chuyển cơ quan công tố sang hệ thống các cơ quan hành pháp và không tiếp tục thực hiện chức năng giám sát pháp luật nữa. Ý kiến này hoàn toàn không có cơ sở và điều đó đã được chứng minh khi nghiên cứu quá trình cải cách cơ quan công tố, Viện kiểm sát ở các nước.
Ở nước ta, bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung quyền lực, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; không tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân chia quyền lực; Đảng ta là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chúng ta không chấp nhận đa nguyên chính trị và đa đảng. Với đặc điểm đó, việc tổ chức và duy trì một hệ thống cơ quan độc lập, chuyên trách giám sát hoạt động tư pháp là hết sức cần thiết. Theo quy định của pháp luật và trên thực tế, Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tư pháp, nhưng do điều kiện về vị trí pháp lý, về tổ chức, về hoạt động và cán bộ, Quốc hội, Ủy ban Tư pháp chỉ thực hiện vai trò giám sát tối cao đối với hoạt động tư pháp, thông qua các hình thức giám sát như xem xét báo cáo công tác của các cơ quan tư pháp, xem xét văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan tư pháp ban hành, xem xét việc trả lời chất vấn của người đứng đầu các cơ quan tư pháp, tổ chức các đoàn giám sát đối với các hoạt động tư pháp…
Theo tôi, việc giám sát các hoạt động tư pháp cụ thể không nên giao cho các cơ quan hành chính hoặc các cơ quan tư pháp khác, mà tiếp tục giao cho Viện kiểm sát thực hiện là hợp lý, vì: Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng duy nhất tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng (hình sự, dân sự), có điều kiện để thực hiện thường xuyên hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Điều cần nhấn mạnh là hoạt động kiểm sát tư pháp có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với hoạt động thực
hành quyền công tố, bảo đảm cho hoạt động thực hành quyền công tố kịp thời, đúng tội, đúng người, đúng pháp luật và giải quyết các vụ việc dân sự đúng pháp luật. Như vậy, công tác kiểm sát tư pháp có ý nghĩa to lớn, bảo đảm thực hiện mục đích của hoạt động thực hành quyền công tố.
Ngoài ra, có một số lĩnh vực rất đặc biệt, liên quan trực tiếp đến quyền cơ bản và trách nhiệm của công dân, liên quan đến tính ưu việt của chế độ xã hội như vấn đề tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, thi hành các loại án hình sự, dân sự v.v…, không có cơ chế nào bảo đảm sự giám sát tốt hơn là củng cố và tăng cường công tác kiểm sát tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát đối với các hoạt động của tổ chức và cá nhân liên quan đến lĩnh vực này.
Với phân tích trên đây cho thấy, về chức năng của Viện kiểm sát hiện nay vẫn nên giữ nguyên theo hướng “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” như Hiến pháp năm 2013 quy định.
Tuy nhiên Viện kiểm sát sẽ phải thực hiện đồng bộ các biện pháp đổi mới về tổ chức bộ máy, về các phương thức công tác kiểm sát và xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát theo tinh thần cải cách tư pháp. Có như vậy thì Viện kiểm sát mới thực sự đảm nhiệm tốt được hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp được.
Mặt khác, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương II, Kết luận Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “những vấn đề về vị
trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước cần quy định rõ trong Hiến pháp” thì cũng còn một số nhiệm vụ chưa được quy định. Theo
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2003, Luật tương trợ tư pháp và một số đạo luật khác, Viện kiểm sát nhân dân được giao thực hiện những nhiệm vụ như: làm đầu mối tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; thống kê tội phạm liên ngành v.v… Những nhiệm vụ này không thuộc phạm vi chức năng
thực hành quyền công tố, cũng không thuộc chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp nhưng do Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng duy nhất tham gia vào tất cả các giai đoạn tố tụng (từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án), có điều kiện tốt nhất để thực hiện các nhiệm vụ này nên Quốc hội quyết định giao cho Viện kiểm sát thực hiện.
Tuy nhiên, hiện nay Hiến pháp năm 2013 không quy định chức năng này của Viện kiểm sát mà chỉ quy định Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Do vậy để phù hợp với các nhiệm vụ Viện kiểm sát nhân dân đang được Quốc hội giao đảm nhiệm, đề nghị bổ sung Điều 107 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) như sau: “Viện kiểm sát
nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hiện những nhiệm vụ khác do luật định” [42, Điều 107]. Việc bổ sung quy định nêu
trên chính là nhằm bảo đảm tính hợp hiến của các đạo luật do Quốc hội ban hành liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời, tránh những nhận thức thiếu thống nhất trong quá trình xây dựng các dự án luật thuộc lĩnh vực tư pháp thời gian tới.
Ngoài ra, đối với nhiệm vụ điều tra tội phạm của Viện kiểm sát hiện nay không được quy định trong Hiến pháp mà chỉ quy định trong các văn bản Luật và dưới Luật như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự… Do vậy, Hiến pháp cũng cần quy định về hoạt động điều tra tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân, khẳng định hoạt động điều tra tội phạm là một nhiệm vụ cơ bản của Viện kiểm sát nhân dân, bên cạnh chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, đồng thời bảo đảm tính thống nhất giữa các văn bản Luật và dưới luật với Hiến pháp trong quy định về hoạt động điều tra tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân.
1992 đã bỏ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang và công dân (gọi tắt là kiểm sát chung) của Viện kiểm sát nhân dân, tuy nhiên việc bỏ chức năng này của Viện kiểm sát khi mà Đảng và Quốc hội cũng đều đánh giá là việc bỏ chức năng này không phải do Viện kiểm sát làm không tốt mà vì muốn tránh sự chồng chéo trong thực hiện chức năng của một số ngành và để chuyển chức năng này của Viện kiểm sát sang cho một số cơ quan khác, đồng thời để Viện kiểm sát tập trung làm tốt hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Nhưng hiện nay thì chức năng này vẫn chưa giao cho một cơ quan nào khác. Trong một xã hội dân chủ (có quan điểm về xã hội dân sự) cần có nhiều kênh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quan hệ pháp luật. Mặt khác, kể cả pháp luật trao cho người dân có quyền tự bảo vệ mình trước pháp luật thì chưa chắc họ đã sử dụng triệt để quyền năng này. Vấn đề là cần một lá chắn từ phía bộ máy nhà nước để bảo vệ quyền tự do và lợi ích chính đáng của nhân dân là đòi hỏi cấp thiết. Giao cho Viện kiểm sát nhân dân thêm chức năng này chính là tạo một kênh quan trọng, một lá chắn hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức. và lúc đó cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước sẽ có thêm đảm bảo đảm bảo. Vì vậy, theo tôi cần khôi phục chức năng này cho Viện kiểm sát nhân dân.