Những quan điểm hoàn thiện các quy định của Hiến pháp

Một phần của tài liệu Chế định Viên Kiểm sát Nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 80 - 85)

(sửa đổi 2001) về Viện kiểm sát nhân dân

Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong thời kỳ đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước nhằm thể chế hóa chủ trương đổi mới của Đảng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và các Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII của Đảng. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, quy định những quan hệ xã hội trọng yếu nhất, có tính chất nền tảng của chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng trong việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội và chủ quyền quốc gia.

Sau hai mươi năm thi hành Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Thực tiễn đã chứng minh rằng, các quy định của Hiến pháp là phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta đã có những thay đổi sâu sắc, toàn diện, tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng được đẩy mạnh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát

triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trên cơ sở tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 25 năm đổi mới đã xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn nên Hiến pháp năm 1992 đã được đưa ra sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới

Ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp mới, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Hiến pháp mới bên cạnh việc tiếp tục khẳng định chức năng của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, đã có những bổ sung quan trọng làm rõ hơn nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; sửa đổi quy định về hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cho phù hợp với cải cách tư pháp. Hiến pháp đã đưa ra những nguyên tắc tiến bộ và đổi mới về kiểm soát quyền lực nhà nước, về quyền con người và bảo vệ quyền con người. Đây là những nội dung có liên quan trực tiếp tới chế định Viện kiểm sát nhân dân. Những quy định này phù hợp với các chủ trương của Đảng đã được nêu trong Cương lĩnh, các văn kiện khác của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI và các Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, quyền công dân.

Chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) đã được sửa đổi trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo, yêu cầu như sau:

Thứ nhất: Việc sửa đổi chế định Viện kiểm sát nhân dân phải dựa trên

cơ sở các chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng về cải cách bộ máy nói chung và cải cách tư pháp nói riêng, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Ngày 02 tháng 01 năm 2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian

tới”. Nghị quyết đã nêu rõ các quan điểm chỉ đạo và những nhiệm vụ trọng

tâm của công tác tư pháp. Đối với tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, Nghị quyết nêu rõ:

Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác…

Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật. Viện kiểm sát các cấp phải chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình.

Ở ngành kiểm sát chỉ tổ chức cơ quan điều tra tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.

Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị trong Viện kiểm sát các cấp để thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp [13]. Về vấn đề cán bộ, Nghị quyết nêu rõ phải đổi mới công tác đào tạo cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng: cán bộ có chức danh tư pháp phải có trình độ đại học luật và được đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp theo chức danh. Nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của các cán bộ tư pháp. Thực hiện tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của các cán bộ tư pháp. Thực hiện luân chuyển cán bộ tư pháp giữa các cấp và các địa phương. Rà soát lại đội ngũ cán bộ tư pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh.

Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo nên sự chuyển biến to lớn, sâu sắc, toàn diện trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Ngày 24/05/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về

Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết nêu rõ việc xây dựng và hoàn

thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh tư pháp.

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Để đẩy mạnh tiến trình cải cách tư pháp, ngày 02/06/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến

năm 2020”, với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân

chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Nghị quyết nhấn mạnh phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn

thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn

thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân.

Nghị quyết nêu rõ, trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra.

Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó, đã điều chỉnh và làm rõ một số chủ trương cải cách về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và Viện kiểm sát nhân dân nói riêng. Đặc biệt, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã một lần nữa khẳng định chủ trương:

Đẩy mạnh thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sách, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người... Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra [18].

Các nghị quyết của Đảng nêu trên đã chỉ rõ chủ trương, định hướng lớn về đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.

Thứ hai: phải đảm bảo tính kế thừa truyền thống, kinh nghiệm tổ chức

và hoạt động của cơ quan công tố (kiểm sát) của Nhà nước gần 80 năm qua, nhất là gần 60 năm tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát; đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của cơ quan công tố/kiểm sát của các nước trên thế giới và trong khu vực, phù hợp với truyền thống văn hóa, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể của nước ta.

Trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa, những hạt nhân hợp lý trong tổ chức hệ thống Viện kiểm sát/Viện công tố là một đòi hỏi cần thiết góp phần đẩy mạnh vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm; đồng thời, bảo đảm cho Viện kiểm sát có vị

thế tương đồng về Viện công tố/Viện kiểm sát các nước trên thế giới trong quan hệ hình sự và phi hình sự

Thứ ba: phải được tiến hành khẩn trương, tích cực, những cần phải thận

trọng, có bước đi vững chắc, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chế định Viện kiểm sát nhân dân là một trong số những quy định được đưa ra bàn thảo nhiều nhất. Qua các cuộc hội thảo, tọa đàm, hội nghị đã có rất nhiều quan điểm, đề xuất khác nhau nhằm xác định rõ hơn vị trí, vai trò cũng như tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Ủy ban sửa đổi Hiến pháp đã tiếp thu có chọn lọc những quan điểm, ý kiến đó và đã có những sửa đổi quan trọng liên quan đến vai trò và tổ chức của Viện kiểm sát. Tuy nhiên việc nghiên cứu để hoàn thiện chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp trong bối cảnh hiện nay vẫn rất cần thiết nhất là trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay của nhà nước ta. Làm sao cho Viện kiểm sát thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu để “kiểm soát quyền lực nhà nước” là một đòi hỏi, yêu cầu phải được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc. Việc tiếp thu có chọn lọc các mô hình tổ chức Viện kiểm sát nhân dân trên thế giới sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế chính trị và xã hội của đất nước là một việc làm khó khăn, không thể nóng vội.

Một phần của tài liệu Chế định Viên Kiểm sát Nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)