Viện công tố Anh Quốc

Một phần của tài liệu Chế định Viên Kiểm sát Nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 48 - 51)

Anh Quốc là một quốc gia theo truyền thống luật án lệ do vậy, vị trí, chức năng nhiệm vụ của Viện công tố Anh cũng có sự khác biệt cơ bản so với các nước theo truyền thống Châu Âu lục địa.

1.3.3.1. Về vị trí

Viện công tố Hoàng gia Anh là một cơ quan độc lập không đặt bên cạnh Tòa án như Công tố Pháp mà thuộc nhánh hành pháp. Đứng đầu cơ quan công tố Hoàng gia Anh là Tổng công tố. Tổng công tố do Tổng chưởng lý bổ nhiệm và thực hiện chức năng của mình dưới sự giám sát của Tổng chưởng lý. Tổng chưởng lý là người chịu trách nhiệm trước Nghị viện về các vấn đề pháp lý, về hoạt động của một số cơ quan như cơ quan Công tố, cơ quan Công tố Hải quan và Công tố thuế… Tổng chưởng lý do Chính phủ bổ nhiệm, mang hàm Bộ trưởng và thường là thành viên của Nghị viên, là cố vấn pháp lý của Chính phủ, đại diện cho Nhà nước và Chính phủ trước Tòa án và trong các thủ tục tố tụng tư pháp liên quan đến lợi ích công. Tuy vậy, Tổng chưởng lý độc lập với Chính phủ trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện chức năng công tố. Tương tự như vậy, mặc dù Tổng công tố do Tổng

chưởng lý bổ nhiệm, chịu sự giám sát của Tổng chưởng lý nhưng Tổng công tố cũng độc lập trong công tác của mình [55, tr.64-65].

1.3.3.2. Về chức năng, nhiệm vụ

Cơ quan Công tố Hoàng gia Anh thực hiện chức năng truy tố tội phạm. Về cơ bản, hoạt động điều tra tội phạm hoàn toàn do Cảnh sát đảm nhiệm. Tuy nhiên, trong suốt quá trình điều tra, Cánh sát luôn luôn có thể nhận được sự tư vấn từ phía cơ quan công tố. Trên cơ sở kết quả điều tra của Cảnh sát, cơ quan công tố có trách nhiệm (và có quyền) quyết định việc truy tố hay không truy tố.

Tại Vương quốc Anh, cơ quan công tố không có chức năng giám sát tư pháp và không tham gia vào việc giải quyết các vụ án dân sự. Chỉ khi nào Chính phủ bị kiện, cơ quan công tố có thể được yêu cầu đứng ra bảo vệ quyền lợi của nhà nước, nhưng với tư cách là luật sư Nhà nước (luật sư công) chứ không phải với tư cách cơ quan công tố.

1.3.3.3. Về tổ chức bộ máy: Hệ thống cơ quan công tố Hoàng gia Anh bao

gồm: Cơ quan công tố trung ương và Cơ quan công tố khu vực và các chi nhánh Hiện nay, hệ thống cơ quan công tố có trụ sở chính tại London, York và Birmingham và 42 cơ quan công tố khu vực trên địa giới hành chính của nước Anh và xử Wales tương ứng với 42 cơ quan cảnh sát, trong đó cơ quan Công tố khu vực London phụ trách hoạt động của khu vực thành phố London và lực lượng cảnh sát thủ đô.

Dưới mỗi văn phòng Công tố khu vực có chi nhánh công tố. Chi nhánh công tố này do một Công tố viên phụ trách gồm một số cán bộ làm án và luật sư. Chi nhánh công tố viên có liên hệ chặt chẽ với cảnh sát địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác trên địa bàn

1.3.3.4. Về nhân sự

giám đốc điều hành, giám đốc các bộ phận làm án, giám đốc các bộ phận chính sách, luật sư – công tố viên, cán bộ làm án và nhân viên hành chính

Nhân sự của Viện Công tố khu vực bao gồm Công tố trưởng, giám đốc điều hành, các luật sư của công tố và cán bộ làm án

Tổng Công tố lãnh đạo ngành công tố thông qua việc bổ nhiệm các chức danh công tố, ban hành các quy định hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng cho toàn ngành. Tổng công tố trực tiếp tham gia vào các vụ án khó khăn, phức tạp và là người quyết định truy tố một số tội phạm cụ thể. Tổng giám đốc điều hành ở trung ương và giám đốc điều hành ở khu vực do Tổng Công tố bổ nhiệm về đảm đương những nhiệm vụ về hành chính, hậu cần.

Giám đốc phụ trách các bộ phận làm án và bộ phận chính sách tại Văn phòng Công tố trung ương do Tổng Công tố bổ nhiệm. Có 5 giám đốc phụ trách các bộ phận: làm án, chính sách, tài chính, nhân sự và hệ thống thông tin nghiệp vụ, cùng với một số bộ phận chức năng như thông tin liên lạc, kiểm toán.

Công tố trưởng khu vực là các luật sư cao cấp do Tổng Công tố bổ nhiệm, chịu trách nhiệm và báo cáo trực tiếp trước Tổng Công tố về địa bàn do mình phụ trách.

Luật sư - Công tố viên Hoàng gia do Tổng Công tố bổ nhiệm. Để trở thành một luật sư – công tố viên, người đó trước hết phải là luật sư tư vấn có chứng chỉ hành nghề tại Anh và xứ Wales hoặc là luật sư tranh tụng đăng ký hoạt động tại Đoàn luật sư Anh, đã trải qua thời gian tập sự, có quyền tham gia các hoạt động tố tụng tại các Tòa án thuộc Tòa án tối cao, các Tòa án Hoàng gia hay các Tòa án cơ sở.

Công tố viên có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ vụ án và khi thấy đủ điều kiện thì quyết định truy tố các vụ án hình sự đã được cảnh sát tiến hành điều tra. Công tố viên tư vấn cho cảnh sát các vấn đề liên quan đến các vụ án hình sự. Công tố viên hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng công tố và có các quyền của Tổng công tố trong khi tiến hành các hoạt động tố tụng.

Có thể thấy rằng vai trò của Công tố viên ở các nước theo truyền thống Luật án lệ với mô hình tố tụng tranh tụng không được đề cao so với các nước theo truyền thống Luật lục địa với mô hình tố tụng thẩm tra. Nếu như trong mô hình tố tụng thẩm tra, việc tìm ra sự thật là một quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì đối với mô hình tố tụng tranh tụng, việc tìm ra sự thật chỉ thực sự bắt đầu ở giai đoạn xét xử và vai trò của Công tố viên với tư cách là người buộc tội thể hiện rõ ở giai đoạn này.

Từ việc tìm hiểu cơ quan công tố ở các quốc gia theo truyền thống pháp luật án lệ (điển hình là Anh) cho thấy: mặc dù các cơ quan công tố nằm trong cơ cấu của hệ thống các cơ quan hành pháp nhưng rất độc lập trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Các cơ quan công tố có chức năng chính là truy tố tội phạm và không giữ vai trò quyết định trong hoạt động điều tra hình sự, không chỉ đạo hoạt động điều tra. Các cơ quan công tố có vai trò không lớn trong hoạt động tố tụng dân sự và không có chức năng giám sát pháp luật.

Một phần của tài liệu Chế định Viên Kiểm sát Nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)