Viện kiểm sát Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Chế định Viên Kiểm sát Nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 51 - 57)

Nếu như ở Pháp, lịch sử hình thành Viện Công tố Pháp gắn liền với tên tuổi của một vị hoàng đế nổi tiếng đó là vua Pháp Philíp IV, thì ở Nga, sự ra đời của Viện kiểm sát cũng được gắn với tên tuổi của một vị hoàng đế không kém phần nổi tiếng - đó là Sa hoàng Pie đại đế. Áp dụng mô hình Viện Công tố Pháp, ngày 12 tháng 3 năm 1722, Pie đại đế ban hành Sắc lệnh thiết lập một tổ chức kiểm sát hữu hiệu có chức năng giám sát các chính quyền địa phương ở đế chế Nga rộng lớn, theo đó ở mỗi tỉnh lỵ đều có đại diện do chính quyền trung ương cử ra để giám sát sự quản lý của bộ máy hành chính địa phương, và tổ chức đó được coi như “con mắt của Sa hoàng”. Sau đó, vào năm 1864, mô hình trên được thay thế bởi chế định Viện kiểm sát (cũng theo mô hình của Pháp) với chức năng duy nhất là truy cứu trách nhiệm hình sự và

duy trì quyền công tố tại phiên tòa. Hệ thống cơ quan Viện kiểm sát trên sau này bị coi là sản phẩm của Nga hoàng và bị xóa bỏ vào năm 1918 - không lâu sau cách mạng tháng Mười Nga (khi đó, duy trì quyền công tố tại phiên tòa không phải là Kiểm sát viên mà là thành viên Hội đồng công tố trực thuộc các tổ chức đảng ở địa phương). Được thành lập lại vào năm 1922, thực chất là áp dụng mô hình kiểm sát từ trước năm 1864, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát ở Liên Xô có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của chính quyền hành pháp, các Xô viết địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức quần chúng, hệ thống Tòa án. Mục đích của việc thực hiện chức năng kiểm sát là để đảm bảo pháp luật được tuân thủ, thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Từ đó, cấu trúc của Viện kiểm sát Nga về cơ bản được giữ nguyên cho đến ngày hôm nay và được khẳng định trong các Hiến pháp 1936, 1977, 1993 và Luật liên bang về Viện kiểm sát Liên bang Nga năm 1995 (được Đu ma quốc gia liên bang Nga

thông qua ngày 18 tháng 10 năm 1995 và được Tổng thống Liên bang Nga công bố ngày 17 tháng 11 năm 1996).

1.3.4.1. Về vị trí của Viện kiểm sát

Viện kiểm sát Liên bang Nga theo quy định của Hiến pháp Liên bang Nga được ghi nhận trong Chương 7 Quyền lực tư pháp của Hiến pháp cùng với Tòa án Liên bang Nga. Theo Điều 129 Hiến pháp Liên bang Nga quy định: 1. Viện kiểm sát Liên bang Nga là một hệ thống tập trung thống nhất với sự phục tùng của kiểm sát viên cấp dưới đối với kiểm sát viên cấp trên và Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga.

Viện kiểm sát Liên bang Nga có vị trí độc lập với các cơ quan hành pháp và tư pháp, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất, trên cơ sở các Kiểm sát viên cấp dưới phải phục tùng các Kiểm sát viên cấp trên và tất cả đều phục tùng Tổng Kiểm sát trưởng Liên bang Nga, hoàn toàn độc lập với các cơ quan, tổ chức, công dân. Các cơ quan Viện kiểm sát

thực hiện các thẩm quyền của mình một cách độc lập với các cơ quan quyền lực của liên bang, của các chủ thể liên bang, của các chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội

Để bảo đảm tính độc lập cho các cơ quan Viện kiểm sát, Luật liên bang quy định không cho phép can thiệp vào việc thực hiện công tác kiểm sát. Tại Điều 5 Luật Viện kiểm sát Liên bang Nga 1996 nhấn mạnh: việc tác động dưới bất cứ hình thức nào của các cơ quan quyền lực liên bang, của các chủ thể liên bang, của các chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội, và của các phương tiện thông tin đại chúng đến các Kiểm sát viên hay Dự thẩm viên nhằm gây ảnh hưởng đến các quyết định của họ hoặc cản trở hoạt động của họ đều phải chịu trách nhiệm theo luật định.

1.3.4.2. Về chức năng, nhiệm vụ

Viện kiểm sát Liên bang Nga có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát Liên bang Nga vẫn thực hiện chức năng kiểm sat chung, tuy nhiên, phạm vi của chức năng kiểm sát chung đã bị thu hẹp so với trước (Viện kiểm sát không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với Chính phủ Liên bang Nga, các tổ chức xã hội, đảng phái chính trị, công dân). Ở Liên bang Nga, Viện kiểm sát không kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng trong tố tụng dân sự và tố tụng hình sự.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát Liên bang Nga trong các lĩnh vực tố tụng hình sự và tố tụng dân sự được quy định cụ thể trong Luật liên bang về Viện kiểm sát Liên Bang Nga

1.3.4.3. Về tổ chức bộ máy

Hệ thống Viện kiểm sát Liên bang Nga được tổ chức theo đơn vị hành chính, bao gồm:

- Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương; - Viện kiểm sát các thành phố, quận, huyện và cấp tương đương; các Viện kiểm sát chuyên trách (như: Viện kiểm sát trong lĩnh vực giao thông, Viện kiểm sát trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…);

- Các Viện nghiên cứu khoa học, các Trường đào tạo cán bộ kiểm sát; - Hệ thống Viện kiểm sát quân sự các cấp.

Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga

Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga do Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga lãnh đạo (Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga). Giúp việc cho Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga có các Phó Tổng kiểm sát trưởng Phó Tổng kiểm sát trưởng do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga).

Về nhân sự tại Viện kiểm sát Trung ương bao gồm: Kiểm sát viên trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm sát viên hình pháp trưởng (chịu trách nhiệm phụ trách công tác điều tra của các Dự thẩm viên về các lĩnh vực chiến lược điều tra, kỹ thuật điều tra…), Kiểm sát viên hình pháp, Dự thẩm viên trưởng (phụ trách điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trong), Dự thẩm viên (đảm nhiệm các vụ án đặc biệt nghiệm trọng) và trợ lý của họ.

Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương

Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương bao gồm: Viện kiểm sát các nước cộng hoà, Viện kiểm sát các vùng, khu vực, thành phố trực thuộc liên bang (thành phố Mátxcơva và thành phố Saint- Peterburg), Viện kiểm sát các vùng tự trị, các khu vực tự trị, Viện kiểm sát quân sự (hạm đội) và các Viện kiểm sát chuyên trách. Số lượng các chủ thể thuộc Liên bang Nga do Hiến pháp Liên bang Nga quy định (tại Điều 65). Có bao nhiêu chủ thể thì có bấy nhiêu Viện kiểm sát các chủ thể.

Hiện có tổng cộng 89 Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga. Trong hệ thống Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương có các Viện kiểm sát thành phố, quận, huyện trực thuộc các chủ thể và các Viện kiểm sát ngang cấp với chúng.

Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương (Viện kiểm sát quân sự và các Viện kiểm sát chuyên trách) do Kiểm sát viên (ở ta gọi là Viện trưởng Viện kiểm sát) các nước cộng hoà, các vùng, khu vực, thành phố trực thuộc liên bang (thành phố Mátxcơva và thành phố Saint-Peterburg), các vùng tự trị, các khu vực tự trị và cấp tương đương lãnh đạo. Giúp việc cho Kiểm sát viên này có một cấp phó thứ nhất và một số cấp phó khác. Các chức danh này đều do Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga bổ nhiệm.

Ngoài ra, Kiểm sát viên các chủ thể thuộc Liên bang Nga cũng có thể có các trợ lý về các nhiệm vụ đặc biệt. Các trợ lý này do Kiểm sát viên các chủ thể thuộc Liên bang Nga bổ nhiệm và bãi nhiệm.

Như vậy, qua nghiên cứu cơ quan công tố của các quốc gia điển hình trên thế giới ta có thể đưa ra một số kết luận sau:

+ Thứ nhất, Ở các quốc gia cơ quan Công tố được tổ chức và hoạt động rất khác nhau do sự khác biệt về chế độ chính trị cũng như điều kiện kinh tế, xã hội. Một số quốc gia cơ quan công tố do cơ quan đại điện (cơ quan lập pháp) lập ra, nhưng cũng có những quốc gia cơ quan công tố lại thuộc hệ thống cơ quan hành pháp, hoặc tư pháp thâm chí còn có quốc gia cơ quan công tố vừa thuộc nhánh hành pháp, vừa thuộc nhánh tư pháp. Mặc dù vậy nhưng cơ quan công tố đều có điểm tương đồng đó chính là vị trí độc lập của nó trong bộ máy nhà nước. Vị trí độc lập của cơ quan công tố là yếu tố rất cần thiết, bảo vệ cho nó hoạt động được khách quan, nhằm mục đích bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, công bằng.

trí, vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước, thường do Quốc hội, nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu Chính phủ bổ nhiệm. Điều đó cho thấy ngành công tố có vị trí, vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước

+ Thứ ba, ngoài chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố, các cơ quan công tố còn được giao những chức năng, nhiệm vụ trên các lĩnh vực tư pháp phụ thuộc vào đặc điểm chính trị, xã hội, truyền thống pháp lý… của từng quốc gia như: giám sát tư pháp, tố tụng dân sự, giam, giữ, cải tạo, thi hành án…

Mặt khác tuy chức năng, nhiệm vụ của cơ quan công tố ở mỗi quôc gia khác nhau nhưng tất cả các quốc gia đều xem cơ quan công tố là cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ công lý và trật tự pháp luật chung.

+ Thứ tư, cũng giống như nước ta, hầu hết tất cả các quốc gia theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa đều khẳng định vai trò quyết định của cơ quan công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, có chức năng chỉ đạo hoạt động điều tra và quyết định việc truy tố.

+ Thứ năm, tổ chức bộ máy của hệ thống các cơ quan công tố trên thế giới được tổ chức linh hoạt, đa dạng phù hợp với tổ chức của Tòa án. Điều này vừa đảm bảo thuận lợi cho dân chúng, vừa đảm bảo cho cơ quan công tố hoạt động linh hoạt, hiệu quả.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP 1992

Một phần của tài liệu Chế định Viên Kiểm sát Nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)