Viện công tố Pháp

Một phần của tài liệu Chế định Viên Kiểm sát Nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 45 - 48)

Cộng hoà Pháp là một quốc gia điển hình cho các nước theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa.

1.3.2.1. Về vị trí

Viện công tố Pháp được đặt trong hệ thống Tòa án, nhưng không lệ thuộc vào Tòa án. Hệ thống cơ quan Công tố Pháp gồm có:

+ Viện Công tố đặt bên cạnh Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng; + Viện Công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm;

+ Viện Công tố bên cạnh Tòa phá án.

Mặc dù nằm bên cạnh Tòa án, nhưng Viện công tố được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc độc lập với Tòa án. Tòa án không có quyền can thiệp vào việc thực hành quyền công tố. Tòa án không thể từ chối việc xét xử nếu Viện công tố đã chuyển hồ sơ sang Tòa án; nếu thấy chứng cứ không đủ hoặc việc truy tố không thỏa đáng, Tòa án cũng không thể trả hồ sơ; nếu Tòa án ra lệnh tha bổng cho bị cao hoặc ra lệnh điều tra bổ sung mà Viện công tố không đồng ý thì có quyền kháng nghị. Tòa án không thể ra chỉ thị cho Viện công tố hoặc phê phán Viện công tố tại phiên tòa. Viện công tố độc lập với

người khiếu kiện. Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm được tự do đánh giá sự việc một cách tuyệt đối. Người khiếu kiện đã rút đơn nhưng Viện công tố có thể vẫn khởi tố và truy tố, trừ trường hợp ngoại lệ (tội phạm chỉ liên quan đến đời tư của cá nhân, quyền lợi chung không bị ảnh hưởng nhiều lắm) bởi vì Viện công tố có trách nhiệm bảo vệ lợi ích chung chứ không bảo vệ lợi ích cá nhân.

Về mặt nhân sự và quản lý hành chính, Viện công tố trực thuộc Bộ tư pháp nhưng mối quan hệ giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Viện công tố không phải là mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp mà Bộ Tư pháp giám sát hoạt động của Viện công tố. Các công tố viên hoạt động dưới sự kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và có thể nhận các hướng dẫn chung hoặc các chỉ thị chung về chính sách hình sự từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp

1.3.2.2. Về chức năng, nhiệm vụ

Viện công tố là cơ quan truy tố tội phạm và là cơ quan đại diện cho xã hội bảo vệ lợi ích chung, bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật. Công tố viên có thẩm quyền trong tất cả các lĩnh vực pháp luật gồm: lĩnh vực hình sự, lĩnh vực dân sự, hành chính cụ thể:

* Trong lĩnh vực hình sự

Khi điều tra vụ án hình sự, Viện công tố có trách nhiệm tiếp nhận việc xử lý tin báo, tố giác về tội phạm; chỉ đạo điều tra, đưa ra yêu cầu điều tra buộc Cảnh sát tư pháp phải thực hiện; có quyền tự điều tra, quyết định việc truy tố, quyết định mở các cuộc điều tra theo chế độ dự thẩm.

Khi xét xử vụ án hình sự, Viện công tố phải tham gia phiên tòa hình sự. Tại phiên tòa, Công tố viên phải tham gia tranh tụng với tư cách là bên buộc tội và đưa ra những kết luận của mình khi phần tranh tụng kết thúc. Bản án hình sự sẽ không có hiệu lực nếu không có mặt của Công tố viên khi tuyên án

Đối với hoạt động thi hành án hình sự, Viện công tố chịu trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định hình sự.

* Trong lĩnh vực dân sự, hành chính

Viện công tố Pháp có vai trò quan trọng trong lĩnh vực dân sự, hành chính với tư cách nhân danh công quyền để bảo vệ lợi ích chung, Viện công tố chủ động tham gia tố tụng trong những trường hợp do pháp luật quy đinh. Ngoài ra, Viện công tố có thể tham gia tố tụng để bảo vệ trật tự công khi có hành vi xâm hại trật tự công. Viện Công tố phải dự phiên tòa dân sự trong những trường hợp Viện công tố tham gia với tư cách là bên đương sự chính tham gia tố tụng, hoặc đại diện cho người khác hoặc trường hợp pháp luật quy định Viện công tố phải có mặt tại phiên tòa. Các trường hợp khác, Viện công tố có quyền chuyển ý kiến của mình cho Tòa án bằng bằng văn bản.

Viện công tố Pháp phải được thông báo về những việc dân sự Tòa án thụ lý và giải quyết; nếu có tranh tụng, đại diện Viện công tố phải tham dự phiên tòa. Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phá án có quyền kháng nghị giám đốc thẩm trước Tòa phá án.

1.3.2.3. Về tổ chức bộ máy của Viện công tố Pháp

Đứng đầu cơ quan công tố là Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp là thành viên của Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể ra mệnh lệnh chỉ đạo hoặc dưới dạng các chỉ thị tổng quát chỉ đạo các Công tố viên Tòa phúc thẩm và Tòa phá án. Cấp trung gian là các Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm. Cấp dưới Viện công tố là Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm. Trong phạm vi hạt một Tòa phúc thẩm có một Viện công tố phúc thẩm và một số Viện công tố sơ thẩm. Các thành viên của Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm cũng như các thành viên Viện công tố phúc thẩm có thể thay thế cho nhau và các thành viên của Viện công tố cũng có thể thay thế cho nhau trong vụ án, từ giai đoạn khởi tố, điều tra cho đến giai đoạn xét xử.

* Công tố viên: bao gồm các Công tố viên của Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm, Tòa phá án trong đó Công tố viên Tòa phúc thẩm và Tòa phá án

có trách nhiệm theo dõi việc Công tố viên Tòa sơ thẩm khởi tố, truy tố theo đúng pháp luật, bảo đảm quyền bình đảng của tất cả mọi người trong tố tụng hình sự.

Công tố viên của Viện Công tố Pháp được tuyển chọn dưới nhiều hình thức như thi tuyển hoặc xét tuyển. Những người được tuyển chọn phải tham dự một khóa đào tại tại trường đào tạo Thẩm phán. Tổng thống bổ nhiệm các Công tố viên trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Các Công tố viên không phụ thuộc vào Chính phủ, các quan chức Chính phủ không có quyền chỉ thị Công tố viên thực hiện các yêu cầu pháp lý. Theo Hiến pháp, Công tố viên hoạt động độc lập, dưới sự đảm bảo của Tổng thống.

Một phần của tài liệu Chế định Viên Kiểm sát Nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)