Nghĩa vụ thanh toán

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng – so sánh, đối chiếu giữa công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với pháp luật việt nam (Trang 34 - 35)

5. Bố cục đề tài

1.2.2.1 Nghĩa vụ thanh toán

Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong hợp đồng mua bán nói chung và trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thời hạn đã xác định trong hợp đồng. Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam có quy định rằng, trong trường hợp không có thỏa thuận khác thì việc thanh toán phải được thực hiện đồng thời với việc giao hàng hay chứng từ liên quan đến hàng hóa.46

Thông thường, các bên tự thỏa thuận tất cả các điều kiện của việc thanh toán như: phương thức thanh toán, phương tiện thanh toán, địa điểm, thời hạn thanh toán. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về những nội dung liên quan đến việc thanh toán thì sẽ áp dụng các quy định của luật áp dụng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể về địa điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, giá hay cách xác định giá của hàng hóa thì khi đó:

43 Điều 34 CISG và Điều 42 Luật Thương mại Việt Nam 2005.

44 Khoản 2 Điều 42 Luật Thương mại Việt Nam 2005.

45

Điều 44 Luật Thương mại 2005.

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 29 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

- Địa điểm thanh toán có thể là địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán; hay có thể là địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.47

- Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá. Bên cạnh đó, bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.48

- Giá của hàng hóa trong trường hợp sẽ là giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.49

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định thì bên mua được quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng. Vấn đề này được pháp luật Việt Nam quy định như sau: bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối, thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán; bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết; bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán khắc phục xong sự không phù hợp đó.50

Nhìn chung, nghĩa vụ thanh toán của bên mua được pháp luật quy định rất cụ thể. Điều đó nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bán, đặt biệt là trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể về điều khoản thanh toán tiền hàng.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng – so sánh, đối chiếu giữa công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với pháp luật việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)