5. Bố cục đề tài
2.3 BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG TRƢỜNG HỢP HỦY HỢP ĐỒNG
thanh toán cho đến khi bên bán khắc phục sự không phù hợp đó”. Căn cứ vào quy định này, công ty Canada có quyền tạm ngừng thanh toán đối với lô hàng sườn heo đông lạnh bị khiếm khuyết đó. Rõ ràng, điều này là bất lợi cho công ty Mỹ, bởi lẽ, họ sẽ rơi vào thế bị động đối với những khiếm khuyết của số hàng đó, trong khi sườn heo đông lạnh thuộc loại hàng hóa có thời hạn bảo quản không được lâu, dễ hư hỏng. Nếu pháp luật Việt Nam không xác định cụ thể thời gian thông báo thì sẽ dẫn đến việc loại trừ quyền được khắc phục đối với những khiếm khuyết hàng hóa mà công ty Mỹ bán cho công ty Canada, và điều này tất yếu sẽ gây thiệt hại cho phía công ty Mỹ.
2.3 BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG TRƢỜNG HỢP HỦY HỢP ĐỒNG ĐỒNG
Bồi thường thiệt hại là một trong những biện pháp quan trọng trong các hệ thống pháp luật, khôi phục tình trạng cân bằng về tài chính cho bên yêu cầu bồi thường thiệt hại đó là mục đích cốt lõi của biện pháp này. Bên bị thiệt hại được đặt vào vị trí lợi ích kinh tế nếu như hợp đồng được thực hiện như thỏa thuận lúc đầu giữa các bên. Tuy nhiên, không phải lúc nào bồi thường thiệt hại cũng được xem là biện pháp khắc phục được các bên dự kiến trước. Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản, bên mua có quyền từ chối nhận hàng và hủy hợp đồng. Trong trường hợp này, bên mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng biện pháp hủy hợp đồng.95 Khi đó, bên mua có thể đòi bồi thường thiệt hại căn cứ vào quy định pháp lý có liên quan đến hợp đồng trong các trường hợp nhất định. Các trường hợp đó có thể là khi hợp đồng bị hủy và bên mua đã ký một hợp đồng thay thế hay trường hợp hủy hợp đồng nhưng bên mua đã không ký kết hợp đồng thay thế.
2.3.1 Xác định thiệt hại trong trƣờng hợp giao dịch thay thế
Theo quy định của CISG, nếu hợp đồng bị hủy, để hạn chế tổn thất có thể xảy ra, bên mua đã ký một hợp đồng thay thế để mua lại hàng hóa tương tự như trong hợp đồng ban đầu. Trong trường hợp này, bên mua sẽ được bồi thường khoản chênh lệch giá do mua hàng thay thế dựa trên quy định tại Điều 75 CISG, cụ thể như sau: “Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau
94
Điều 318 Luật Thương mại 2005.
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 62 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay giá bán lại hàng cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74”. Vấn đề này cũng được ghi nhận tương tự tại Điều 7.4.5 của Bộ Nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 của UNIDROIT: “Bên có quyền đã hủy hợp đồng và ký kết một hợp đồng thay thế trong một thời hạn hợp lý và với một cách thức hợp lý, có thể thu hồi khoản chênh lệch về giá thỏa thuận tại hợp đồng ban đầu so với giá của hợp đồng thay thế, cũng như việc bồi thường cho mọi thiệt hại bổ sung”.
Có thể thấy, quy định trên sử dụng phương pháp cụ thể để xác định thiệt hại trong trường hợp thường hay xảy ra trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế, khi bên mua ký kết hợp đồng mua hàng khác để thay thế cho số hàng đáng lẽ bên bán phải giao. Trong trường hợp này, thiệt hại sẽ được coi là sự chênh lệch giữa giá hàng theo hợp đồng cũ với giá hàng theo hợp đồng thay thế. Rõ ràng, bên mua chỉ có thể được bồi thường thiệt hại khi có sự khác nhau giữa giá trong hợp đồng ban đầu với giá của hàng hóa trong hợp đồng thay thế sau này (bao gồm mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể được chiếu theo Điều 74) nếu chứng minh được rằng, giá của hợp đồng thay thế cao hơn hợp đồng ban đầu. Nếu giá của hợp đồng thay thế thấp hơn hoặc bằng so với giá của hợp đồng ban đầu thì tất nhiên bên mua không thể đòi bên bán bồi thường phần chênh lệch giá chiếu theo Điều 75 của CISG. Ví dụ: giá của hợp đồng ban đầu là 26.000 USD, giá của hợp đồng thay thế cũng là 26.000 USD. Trong trường hợp này, bên mua không thể viện dẫn Điều 75 CISG để đòi bên bán bồi thường thiệt hại.
Vấn đề đặt ra là có phải bất cứ hợp đồng thay thế nào mà bên mua ký kết cũng được coi là phù hợp theo Điều 75 hay không? Theo quy định của Điều 75 CISG, trong trường hợp bên mua muốn yêu cầu bồi thường mức chênh lệch giữa giá hàng theo hợp đồng cũ với giá hàng theo hợp đồng thay thế thì hợp đồng thay thế không được ký kết một cách tùy tiện mà phải được ký kết một cách hợp lý sau khi hủy hợp đồng, có nghĩa là phải phù hợp với thực tiễn thương mại được mọi người công nhận. Quy định trên sẽ giúp cho bên bán tránh được những thiệt thòi do hành vi cố ý làm tăng thiệt hại của bên kia. Ví dụ: sau khi hủy hợp đồng, bên mua ký hợp đồng thay thế mà giá trị hợp đồng này cao hơn rất nhiều lần so với hợp đồng ban đầu. Trong trường hợp này, giao dịch thay thế không thể được xem là giao dịch phù hợp theo Điều 75 CISG.
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 63 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
Tóm lại, sau khi hủy hợp đồng với bên bán, để được bồi thường khi xác lập giao dịch thay thế chiếu theo Điều 75 CISG, bên mua cần đảm bảo giao dịch thay thế đó được thực hiện trong một thời hạn hợp lý, theo cách thức hợp lý. Ngoài ra, bên mua còn có thể yêu cầu bồi thường các khoản thiệt hại khác chiếu theo quy định tại Điều 74 CISG.
Pháp luật Việt Nam không có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy, dù trên thực tế cách tính toán thiệt hại như trên là khá thông dụng. Đây được xem là một hạn chế của pháp luật Việt Nam so với CISG.
2.3.2 Xác định thiệt hại theo giá thị trƣờng
Nếu như Điều 75 CISG sử dụng phương pháp cụ thể để xác định thiệt hại khi bên mua ký kết hợp đồng thay thế thì Điều 76 CISG lại sử dụng phương pháp trừu tượng để xác định thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng nhưng bên mua không ký kết hợp đồng thay thế.96 Cụ thể: “Khi hợp đồng bị hủy và hàng có một giá hiện hành, bên đòi bồi thường thiệt hại có thể, nếu họ đã không mua hàng thay thế hay bán lại hàng theo điều 75, đòi nhận phần chênh lệch giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành vào lúc ký kết hợp đồng, cùng mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74”. Bộ Nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 của UNIDROIT cũng quy định vấn đề này tại Điều 7.4.6, cụ thể: “Bên có quyền, sau khi hủy hợp đồng, mà không thiết lập một hợp đồng thay thế khác có thể đòi bồi thường cho khoản chênh lệch giữa giá thỏa thuận ban đầu của hợp đồng và giá hiện hành tại ngày hủy hợp đồng nếu tồn tại giá hiện hành cho nghĩa vụ thỏa thuận, cũng tương tự như đòi bồi thường cho những thiệt hại bổ sung”. Có thể thấy, mục đích của quy định này là nhằm tạo điều kiện cho bên mua chứng minh về thiệt hại khi hủy hợp đồng mà không thực hiện giao dịch thay thế nhưng có tồn tại giá hiện hành cho nghĩa vụ không được thực hiện. Khi đó, thiệt hại được giả định là sự chênh lệch giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá cả hiện hành tại thời điểm hợp đồng bị hủy.
Theo quy định trên, sau khi hủy hợp đồng với bên bán, bên mua có thể nhận phần chênh lệch giá được ấn định trong hợp đồng so với hiện hành vào lúc ký kết hợp đồng nếu như bên mua đã không tiến hành mua hàng thay thế. Trong trường hợp này, bên mua vẫn không mất quyền đòi bên bán bồi thường đối với các khoản thiệt hại mà bên mua phải gánh chịu, do hậu quả của hành vi giao hàng không phù
96
Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Nxb.
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 64 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
hợp với hợp đồng của bên bán chiếu theo Điều 74 CISG. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 76 CISG “nếu bên mua đã tuyên bố hủy hợp đồng sau khi đã tiếp nhận hàng hóa, giá hiện hành được áp dụng là giá tại thời điểm tiếp nhận hàng mà không phải là giá hiện hành vào lúc hủy hợp đồng”. Ví dụ: giá trị hợp đồng ban đầu là 8.600.000 USD, do bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản nên bên mua tuyên bố hủy hợp đồng. Sau đó, bên mua đã không tiến hành bất kỳ giao dịch thay thế nào, lúc này, giá trị tương ứng của hợp đồng vào thời điểm mà bên mua tiếp nhận hàng hóa là 8.800.000 USD. Vậy trong trường hợp này bên mua được nhận 200.000 USD cũng như các khoản bồi thường thiệt hại khác, nếu có, chiếu theo Điều 74 CISG.
Vấn đề đặt ra đó là làm sao để xác định được giá hiện hành hay còn gọi là giá thị trường (Current Price)? Điều này được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 76 CISG, theo đó giá hiện hành “là giá ở nơi mà việc giao hàng đáng lẽ phải được thực hiện hoặc, nếu không có giá hiện hành tại nơi đó, là giá hiện hành tại một nơi mà bên ta có thể tham chiếu một cách hợp lý, có tính đến sự chênh lệch trong chi phí chuyên chở hàng hóa”. Theo Khoản 2 Điều 7.4.6 của Bộ Nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 của UNIDROIT thì “giá hiện hành là giá thông thường được trả cho hàng hóa hoặc dịch vụ cung ứng trong những hoàn cảnh có thể so sánh được ở nơi mà hợp đồng lẽ ra phải được thực hiện hoặc, khi không xác định được giá hiện hành của nơi này, là giá hiện hành được trả ở một nơi khác mà xét thấy hợp lý để xác định”. Theo quy định trên, giá hiện hành là giá cả trên một thị trường nhất định thường được tính cho hàng hoá tương đương. Giá này sẽ được so sánh với những giá trị được tính cho cùng một loại hoặc tương tự với loại hàng hoá đó. Giá thị trường này có thể được lấy từ những tổ chức nghề nghiệp, hoặc từ các phòng thương mại, không nhất thiết phải là giá của một tổ chức bắt buộc. Nơi xác định giá hiện hành là nơi mà hợp đồng lẽ ra phải được thực hiện, nếu nơi đó không có giá thị trường, thì chọn một thị trường hợp lý khác khi bồi thường thiệt hại. Việc xác định nơi thực hiện hợp đồng, tức nơi hàng hóa được giao được xác định chiếu theo quy định tại Điều 31 CISG. Trường hợp hàng không có giá hiện hành thì điều đó đồng nghĩa với việc bên mua sẽ không được bồi thường chiếu theo Điều 76 CISG, mặc dù sau khi hủy hợp đồng họ đã không mua hàng thay thế.
Như vậy, bên mua có thể được bồi thường về chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá hiện hành vào thời điểm chấm dứt hợp đồng chỉ là quyền tối thiểu về bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, bên mua còn có thể yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại khác mà họ phải gánh chịu chiếu theo quy định tại Điều 74 CISG.
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 65 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
Không tìm thấy quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng ở các văn bản pháp luật của Việt Nam. Như đã được đề cập, mặc dù cách tính toán thiệt hại như trên là khá thông dụng.
Trong thực tiễn xét xử, nếu hợp đồng thay thế không được thực hiện một cách hợp lý thì bên mua sẽ không được bồi thường thiệt hại chiếu theo quy định tại Điều 75 CISG. Sự hợp lý ở đây do Tòa án hoặc Trọng tài thụ lý giải quyết tranh chấp quyết định, có tính đến các điều kiện cũng như hoàn cảnh thực tế của hợp đồng. Vụ tranh chấp giữa công ty Pháp (bên mua) và công ty Ý (bên bán) đã được đề cập đến trong phần 2.1.3 là một minh chứng.
2.3.3 Thực tiễn áp dụng
Trong vụ tranh chấp giữa công ty Pháp và công ty Ý, sau khi hủy hợp đồng với công ty Ý, công ty Pháp đã ký hợp đồng thay thế với một công ty khác. 97 Tuy nhiên, Tòa án thấy rằng, rõ ràng việc ký kết hợp đồng thay thế của công ty Pháp không được xem là giao dịch phù hợp chiếu theo Điều 75 CISG. Bởi lẽ, sự chênh lệch về giá trị hàng hóa của hợp đồng thay thế (1,98 euros/1 đôi miếng lót ngực) so với hợp đồng ban đầu (0,93 và 0,98 euros tương ứng với 2 cỡ MB 01 và MB 02) là quá lớn và bất hợp lý (gấp đôi giá trị hàng ban đầu). Nên Tòa án đã bác bỏ yêu cầu bồi thường của công ty Pháp đối với khoản thiệt hại này.
Nếu pháp luật Việt Nam được áp dụng trong trường hợp này, căn cứ vào mức độ thiệt hại mà Tòa án có những quyết định hợp lý. Bởi vì hiện nay, phát luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng.
2.4 NGHĨA VỤ HẠN CHẾ TỔN THẤT
2.4.1 Nguyên tắc hạn chế tổn thất – Biểu hiện thiện chí trong thƣơng mại quốc tế
Trong giao thương quốc tế, các bên trong hợp đồng đều muốn trở thành đối tác làm ăn lâu dài với nhau. Hợp đồng được thực hiện dựa trên những thỏa thuận của các bên được ghi nhận dưới các điều khoản trong hợp đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng còn được ký kết và thực hiện dựa trên uy tín và sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên đối tác. Khi hợp đồng không đạt được mục đích như dự kiến ban đầu do ít nhất một bên vi phạm hợp đồng, trong nhiều trường hợp bên bị vi phạm phải gánh chịu
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 66 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
những thiệt hại do hậu quả của sự vi phạm đó. Trong trường hợp này, nghĩa vụ hạn chế tổn thất có đặt ra đối với bên bị vi phạm?
Trong các giao dịch thương mại quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các nước đều quy định bên bị thiệt hại có nghĩa vụ phải áp dụng những biện pháp để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra, hay nói cách khác là phải áp dụng những biện pháp hợp lý để ngăn chặn thiệt hại.98 Mục đích là để tránh cho bên bị thiệt hại thụ động trong khi những thiệt hại này có thể tránh được và khắc phục được. Bất kỳ thiệt hại nào mà bên bị thiệt hại có thể tránh được hoặc hạn chế bằng một số biện pháp thích hợp sẽ không được bồi thường. Có thể thấy, quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, là sự thể hiện nguyên tắc thiện chí trong thương mại, đặc biệt là trong những trường hợp vi phạm hợp đồng không cố ý.
Tuy nhiên, trong trường hợp vi phạm hợp đồng là cố ý thì việc áp dụng trên có còn phù hợp nữa hay không? Có quan điểm cho rằng: “việc bắt buộc bên bị vi phạm là bên mua áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất do hành vi cố tình vi phạm hợp đồng của bên bán gây ra là điều không công bằng và hoàn toàn không