BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI HỢP

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng – so sánh, đối chiếu giữa công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với pháp luật việt nam (Trang 42)

5. Bố cục đề tài

1.4 BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI HỢP

1.4 BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.4.1 Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo pháp luật về hợp đồng của quốc gia hay quốc tế, có rất ít những quy định mang tính bắt buộc, phần lớn các điều khoản trong hợp đồng do các bên tham gia ký kết thỏa thuận.63

Một trong những vấn đề chính đặt ra trong pháp luật về hợp đồng, đó là phải đưa ra một hệ thống các biện pháp khắc phục hậu quả cho bên bị vi

60 Điều 300 Luật Thương mại 2005.

61

Điều 301 Luật Thương mại Việt Nam 2005.

62 Khoản 7 Điều 292 Luật Thương mại Việt Nam 2005.

63 Blase and Hottler, Remark on the Damages Provisions in the CISG, Principle of European Contract Law

and UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts, http://www.cisg.law.pace.edu/ci sg/bibli o/blase3.html, [truy cập ngày 12/09/2013]

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 37 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

phạm trong trường hợp có sự vi phạm hợp đồng xảy ra. Các giải pháp cho vấn đề này có sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật.

Đối với các nước thuộc hệ thống luật Anh – Mỹ, bồi thường thiệt hại được xem là biện pháp được ưu tiên áp dụng khi có vi phạm hợp đồng xảy ra. Trong khi đó, ở các nước thuộc hệ thống luật Châu Âu lục địa, khi có vi phạm hợp đồng xảy ra, biện pháp khắc phục chính đó là bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện đúng hợp đồng như thỏa thuận ban đầu của các bên, mặc dù có một số quốc gia cho phép các bên áp dụng các biện pháp khắc phục như thỏa thuận, trong đó có cả biện pháp bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa được xem là biện pháp khắc phục thứ yếu. Chỉ trong trường hợp vi phạm được coi là vi phạm nghiêm trọng hay trong thời hạn bổ sung mà bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ thì bên bị vi phạm mới có quyền yêu bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, có một số quốc gia thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa, Tòa án hoặc Trọng tài có thể quyết định lựa chọn biện pháp khắc phục. Trong cả hai hệ thống pháp luật, các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại khi có sự vi phạm hợp đồng rất phức tạp và khác nhau giữa các quốc gia.64

Có thể thấy rằng, bồi thường thiệt hại được coi là hình thức trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới áp dụng.65 Chế tài bồi thường thiệt hại, cũng giống như các biện pháp khác, đều phát sinh do sự vi phạm hợp đồng. Điều đó là đủ để bên bị vi phạm chỉ đơn giản là chứng minh hành vi vi phạm. Bên bị vi phạm không cần thiết chứng minh rằng hành vi vi phạm là lỗi của bên vi phạm. Thiệt hại có thể được xác định dù việc vi phạm hợp đồng là cố ý hay vô ý hoặc trong bất cứ trường hợp nào. Khi đó, bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường như một biện pháp độc lập hoặc kết hợp với các biện pháp khác. Do đó, trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua có thể áp dụng quyền bồi thường thiệt hại hoặc có thể kết hợp với các biện pháp khác như quyền yêu cầu thay thế hàng hóa hoặc loại bỏ những khiếm khuyết khỏi hàng hóa.

Chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng cho bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nếu thỏa mãn các căn cứ áp dụng. Khi bên bán giao

64

John Y. Gotanda, Recovering Loss Profit in International Dispute, http://www.cis g.law.pace.edu/cisg/bibl io/gotanda2.html#ii, [truy cập ngày 12/09/2013].

65 Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Nxb.

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 38 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cho bên mua thì đó được xem như là hành vi vi phạm hợp đồng, và tất nhiên, bên bán phải chịu trách nhiệm về hành vi đó với những hình thức chế tài cụ thể. Bồi thường thiệt hại là một trong những chế tài phổ biến được áp dụng trong trường hợp này.

1.4.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trong trường hợp bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cho bên mua, đó được xem là hành vi vi phạm hợp đồng của bên bán. Ví dụ, máy móc có thể không hoạt động đúng công suất; khiếm khuyết về nguyên vật liệu có thể gây ra một số vấn đề trong nhà máy của bên mua; hàng hóa bán ra dẫn đến khiếu nại hoặc khiếu kiện của người tiêu dùng…Trong trường hợp này, bên mua có thể đòi bên bán bồi thường thiệt hại. Không phải trong mọi trường hợp, khi bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng đặt ra với họ. Để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong trường hợp này thì cần phải thỏa mãn các điều kiện nhất định.

Việc xác định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khi có sự vi phạm hợp đồng xảy ra, bên vi phạm thường đưa ra những lý do để từ chối việc thực hiện trách nhiệm của họ đối với bên còn lại. Điều này dẫn đến trong một số trường hợp, bên bị vi phạm có thể phải gánh chịu toàn bộ những thiệt hại do sự vi phạm của bên kia gây ra. Điều đó là trái với nguyên tắc bình đẳng, trung thực và thiện chí trong giao thương quốc tế nói chung và trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Do đó, pháp luật quốc gia cũng như quốc tế đều có đưa ra những căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.

Cả CISG và pháp luật Việt Nam đều đưa ra các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Điều 74 CISG quy định: “Bồi thường thiệt hại do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản bồi thường bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia phải gánh chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng”. Theo Điều 303 Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các căn cứ sau: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”. Tuy CISG không đưa ra các căn cứ cụ thể như pháp luật Việt

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 39 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

Nam, nhưng xét về mặt ý nghĩa có thể thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo CISG và pháp luật thương mại Việt Nam chỉ được áp dụng khi thỏa mãn ba điều kiện nhất định. Cụ thể:

Thứ nhất, phải có hành vi vi phạm hợp đồng của bên bán. Cụ thể là việc bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cho bên mua. Đây được xem là điều kiện tiên quyết để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.

Thứ hai, phải có xảy ra thiệt hại thực tế cho bên bán, tức bên bị vi phạm.

Thiệt hại được xem là điều điện bắt buộc để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Việc giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thường làm phát sinh thiệt hại nhưng thiệt hại không phải lúc nào cũng tồn tại khi có việc giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Như vậy chỉ xem xét áp dụng chế tài bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.

Thứ ba, phải có mối nhân quả giữa hành vi giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Không phải lúc nào các thiệt hại phát sinh đều do hậu quả của việc giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Theo CISG và pháp luật Việt Nam, ngoài việc yêu cầu có hành vi phạm hợp đồng và tồn tại thiệt hại như đã trình bày ở trên, để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì cần thêm yếu tố “nhân quả”.

Vấn đề đặt ra là có tồn tại yếu tố lỗi của bên bán, tức bên vi phạm hợp đồng? CISG và Luật Thương mại Việt Nam 2005 không coi lỗi là một trong những điều kiện hay căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, cả CISG và Luật thương mại Việt Nam 2005 đều có những quy định về chế định miễn trách nhiệm. Theo đó, bên vi phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được những trở ngại đó nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ hay nói cách khác là họ không có lỗi khi vi phạm hợp đồng. Vì vậy, thiếu yếu tố lỗi không có nghĩa là lỗi của bên vi phạm hợp đồng không được xem xét trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hàng hóa không phù hợp với hơp đồng theo CISG và pháp luật Việt Nam.

1.4.3 Mối quan hệ với các biện pháp khác

Mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại với các biện pháp khác được CISG ghi nhận tại Khoản 2 Điều 45 CISG. Cụ thể: “Người mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác”. Theo quy định này, biện pháp bồi thường thiệt hại có thể cùng lúc áp dụng song song với

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 40 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

các biện pháp khác. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể áp dụng một cách độc lập hoặc được xem là biện pháp bổ sung bên cạnh các biện pháp khắc phục khác mà không bị bất kỳ sự hạn chế nào. Khi bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì ngoài biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại, bên mua còn có thể sử dụng những biện pháp khác để khôi phục lợi ích của mình như: yêu cầu bên bán giao hàng thay thế; cho bên bán thêm thời hạn bổ sung hợp lý để bên bán thực hiện nghĩa vụ; tuyên bố hủy hợp đồng; giảm giá hàng hóa.

Pháp luật Việt Nam cũng có các quy định về mối quan hệ của chế tài bồi thường thiệt hại với các biện pháp khác. Nguyên tắc chung áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác được quy định tại Điều 316 Luật Thương mại 2005, theo đó “Một bên sẽ không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác”. Điều đó đồng nghĩa rằng, khi bên mua đã áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì họ vẫn có quyền áp dụng các chế tài khác phù hợp với điều kiện cụ thể của hợp đồng. Các chế tài đó bao gồm: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, các bên còn có thể áp dụng các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.66

Nhìn chung, có sự khác biệt trong quy định giữa Công ước và pháp luật thương mại Việt Nam về mối quan hệ của biện pháp bồi thường thiệt hại với các biện pháp khác, nhưng giải pháp về vấn đề này thì tương tự như nhau. Quyền yêu cầu bồi thường luôn có sẵn khi có sự vi phạm hợp đồng xảy ra, và quyền này sẽ không bị “tước đoạt” bởi việc áp dụng bất kỳ biện pháp khắc phục nào khác.

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 41 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

CHƢƠNG 2. BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI HỢP ĐỒNG – SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU GIỮA CÔNG ƢỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

QUỐC TẾ VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Để xác định pháp luật Việt Nam có phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế hay chưa, cụ thể là những vấn đề liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, một trong những vấn đề thường phát sinh tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nên đặt pháp luật Việt Nam trong sự tương quan với các hệ thống pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Với tính chất là một văn bản thống nhất luật, CISG đã thống nhất hoá được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế và thúc đẩy việc giao thương liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế phát triển. So sánh, đối chiếu chế định bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng giữa CISG với pháp luật Việt Nam là việc so sánh, đối chiếu các quy định liên quan đến việc xác định bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được ghi nhận trong hai hệ thống luật này.

2.1 CÁCH TÍNH TOÁN BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI

2.1.1 Nguyên tắc bồi thƣờng toàn bộ

Có ý kiến cho rằng, quyền được bồi thường thiệt hại chỉ đơn giản là một cách suy luận trực tiếp bắt nguồn từ nguyên tắc “pacta sunt servanda”. Mục đích chính của quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại là để thay thế nghĩa vụ tiền cho các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không được thực hiện.67 Nghĩa vụ tiền dựa trên nguyên tắc bồi thường toàn bộ mà bên bị vi phạm nhận được từ bên vi phạm. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở hai khía cạnh: thứ nhất, bên bị thiệt hại phải được đền bù đầy đủ để có thể khôi phục lại lợi ích vật chất bị tổn thất; thứ hai, bên bị thiệt hại không được phép nhận sự đền bù vượt ra ngoài phạm vi cần thiết để khắc phục lợi ích vật chất bị tổn thất của mình, có nghĩa là bên được bồi thường không vì được bồi thường mà có lợi hơn trong trường hợp nghĩa vụ được thực hiện bình thường.68

Theo quy định của CISG, Điều 74 CISG được coi là nguyên tắc cơ bản xác định phạm vi bồi thường thiệt hại cho tất cả các trường hợp vi phạm hợp đồng. Cụ

67 Chengwei Liu, Remedies for Non – performance: Perspectives from CISG, UNIDROIT Principles & PECL, http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/chengwei.html#02-7, [truy cập ngày 18/09/2013].

68

Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí minh, Nxb.

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 42 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

thể: “Bồi thường thiệt hại do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản bồi thường bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia phải gánh chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Khoản bồi thường này không thể vượt quá tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán trước hoặc đáng lẽ phải dự đoán trước vào thời điểm ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà bên vi phạm đã biết hoặc đáng lẽ phải biết”.69

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng – so sánh, đối chiếu giữa công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với pháp luật việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)