Khái quát về chế định miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng – so sánh, đối chiếu giữa công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với pháp luật việt nam (Trang 75)

5. Bố cục đề tài

2.5.1 Khái quát về chế định miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

hàng hóa quốc tế

Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng là nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng và cũng là một nguyên tắc luật định. Tuy nhiên, không phải lúc nào hợp đồng cũng được thực hiện một cách suôn sẻ và hoàn hảo như các bên mong đợi. Cho dù đó là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là kết quả của sự thương lượng thận trọng và xuyên suốt đi chăng nữa, những sự cố bất ngờ vẫn có thể xảy ra trước khi hợp đồng được thực hiện hoàn toàn. Trong một số trường hợp, những biến cố bất ngờ đó có thể dẫn đến việc một bên phải vi phạm hợp đồng. Và tất nhiên, bên còn lại hiển nhiên phải chịu việc bị vi phạm hợp đồng. Về nguyên tắc, bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng mà bên vi phạm gây ra.

Tuy nhiên, nếu bên vi phạm chứng minh được mình rơi vào các điều khoản miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận hoặc được pháp luật dự liệu thì trách nhiệm

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 70 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

bồi thường thiệt hại không đặt ra đối với họ. Hay nói cách khác, họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi rơi vào các trường hợp được miễn trách. Vậy làm thế nào để nhận diện được vấn đề miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? Miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự gạt bỏ những chế tài mà thông thường vẫn được áp dụng trong trường hợp có sự vi phạm hợp đồng đối với bên bị vi phạm, làm cho bên có quyền mất đi sự bảo đảm trách nhiệm thông thường. Hay nói một cách khác, miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc bên bị vi phạm được giải thoát khỏi trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do đưa ra được những cơ sở, căn cứ miễn trách nhiệm.102

Chế định miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện thông qua các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, chế định miễn trách nhiệm được mặc nhiên áp dụng khi các bên không có thỏa thuận gì khác. Trong hơp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên không cần thiết phải có sự thỏa thuận cụ thể bằng điều khoản về việc áp dụng chế định miễn trách. Vì về mặt nguyên tắc, chế định này vẫn sẽ mặc nhiên được áp dụng khi xảy ra các trường hợp có liên quan.

Thứ hai, chế định miễn trách nhiệm có thể được các bên thỏa thuận khác đi so với quy định của pháp luật. Các bên có quyền thỏa thuận khác đi những gì pháp luật đã quy định đối với chế định miễn trách. Tuy nhiên, sự thỏa thuận đó phải bảo đảm nằm trong khuôn khổ các nguyên tắc và quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ ba, tranh chấp liên quan đến việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giải quyết bằng nhiều hình thức khác nhau. Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng chế định miễn trách là các tranh chấp có hay không trường hợp miễn trách nhiệm của một bên. Cũng giống như các loại tranh chấp khác, tranh chấp về việc áp dụng chế định miễn trách cũng được giải quyết dưới nhiều hình thức. Theo pháp luật Việt Nam, các hình thức giải quyết tranh chấp đối với trường hợp này có thể là thương lượng, hòa giải hay giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.103

Về nguyên tắc chung, các bên trong tranh chấp liên quan đến việc áp dụng chế định miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa

102 Trần Văn Duy, Suy nghĩ về miễn trách nhiệm do bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

hiện nay, http://www1.vinamarine.gov.vn/MT/Detail.aspx?id=416053a8-5f8f-41d1-8432-a10f2fc119d 9&C atID=121& NextTime=13/11/2012%2009:21&PubID=132, [truy cập ngày 16/08/2013]

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 71 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

quốc tế hoàn toàn có quyền tự mình thương lượng giải quyết, hay nhờ đến bên thứ ba để giải quyết, và tất nhiên là có thể nhờ Tòa án hoặc Trọng tài để phân xử.

Thứ tư, việc áp dụng chế định miễn trách phải căn cứ vào sự xuất hiện của hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến phát sinh thiệt hại. Để xem xét một hành vi có được áp dụng chế định miễn trách nhiệm hay không, vấn đề đặt ra là phải xác định được sự vi phạm hợp đồng và việc phát sinh thiệt hại từ sự vi phạm đó. Chính sự vi phạm hợp đồng dẫn đến việc hợp đồng không được thực hiện, và việc hợp đồng không được thực hiện là nguyên nhân chủ yếu làm cho thiệt hại phát sinh. Thiệt hại phát sinh đòi hỏi đến vấn đề ai là bên phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó, và bên đáng lý ra phải chịu trách nhiệm đó được miễn trách hay không. Như vậy, có thể khẳng định để áp dụng chế định miễn trách cần phải được đảm bảo là có sự vi phạm hợp đồng xảy ra dẫn đến việc phát sinh thiệt hại cho bên vi phạm.

Về nguyên tắc, bên vi phạm muốn được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cần phải chứng minh sự tồn tại của các trường hợp miễn trách do các bên thỏa thuận hoặc luật áp dụng cho hợp đồng có quy định.

2.5.2 Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại

Để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại chiếu theo quy định của CISG, bên bán (bên vi phạm) phải chứng minh được họ rơi vào một trong các trường hợp miễn trách sau đây:

Thứ nhất, trƣờng hợp bất khả kháng theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 CISG. Theo đó: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc giao kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó”. Căn cứ vào quy định này, bên bán chỉ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu thỏa mãn các điều kiện nhất định. Các điều kiện cụ thể đó là:

- Hành vi vi phạm tức là hành vi giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng phải xuất phát từ một trở ngại nằm ngoài tầm kiểm soát, hay nói cách khác đó là một hiện tượng khách quan bất lợi, ngoài ý chí của các bên đương sự. Điều này có nghĩa là các bên đương sự có mong muốn hay không thì hiện tượng khách quan đó vẫn xảy ra, không phụ thuộc vào sự tác động của bên nào, kể cả bên bán. Yếu tố lý trí của bất kỳ bên đương sự nào cũng không có ý nghĩa đối với hiện tượng khách quan đã xảy ra. Hiện tượng khách quan phát sinh, tồn tại và chấm dứt độc lập đối

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 72 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

với ý chí của các bên đương sự. Các hiện tượng khách quan đó có thể là các hiện tượng tự nhiên như: núi lửa phun trào, động đất, sóng thần, lở tuyết…hay các sự kiện chính trị xã hội như: công nhân ở nhà máy sản xuất của bên bán đình công, xưởng sản xuất của bên bán gặp sự cố chập điện dẫn đến cháy nổ, chiến tranh xảy ra ở nước bên bán…

- Bên bán không thể lường trước được hiện tượng khách quan đó vào lúc ký kết hợp đồng. Điều kiện này được hiểu là vào lúc ký kết hợp đồng, bên bán không thể dự đoán trước được hiện tượng khách quan sẽ xảy ra dù đã áp dụng mọi biện pháp và trình độ khoa học kỹ thuật sẵn có nhưng sau khi ký kết hợp đồng, hiện tượng khách quan đó mới phát sinh. Do không dự kiến được hoàn cảnh khách quan vào lúc ký kết hợp đồng nên sau đó, khi hoàn cảnh ấy phát sinh cản trở trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng của bên bán, buộc bên bán phải vi phạm hợp đồng. Nếu vào lúc ký kết hợp đồng, các bên đã tiên liệu được hiện tượng khách quan bất lợi thì có thể các bên không ký hợp đồng hoặc ký nhưng có những biện pháp giải quyết để đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Trong trường hợp này, dù hiện tượng khách quan phát sinh cũng không được xem là bất khả khả kháng chiếu theo quy định của CISG. Như vậy, để đáp ứng điều kiện không lường trước được thì hiện tượng khách quan phải xảy ra sau khi các bên ký kết hợp đồng. Bởi vì, nếu hiện tượng khách quan đã phát sinh trước khi ký kết hợp đồng thì không thể nói là không lường trước được mà đã biết trước rồi.

- Bên cạnh hai điều kiện trên, để được xem là sự kiện bất khả kháng theo Khoản 1 Điều 79 CISG thì bên bán phải chứng minh được họ không thể tránh được hay không thể khắc phục các hậu quả của hiện tượng khách quan đó. Điều kiện này được giải thích là khi hiện tượng khách quan phát sinh, bên bán đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng sẵn có nhưng không thể tránh được cũng như khắc phục được những hậu quả của hiện tượng khách quan đó, và đó là nguyên nhân dẫn đến việc bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cho bên mua. Nếu hiện tượng khách quan xảy ra mà bên bán có thể tránh được hay khắc phục được hậu quả của nó nhưng họ đã không hành động như thế mà cứ để cho nó xảy ra và do đó bên bán đã giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cho bên mua. Khi đó, hiện tượng khách quan mà bên bán viện dẫn không thể được xem là sự kiện bất khả kháng để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ: Sau khi ký kết hợp đồng bán lạc, bão kéo theo mưa lớn làm cho nước tràn vào kho chứa lạc, lạc bị ẩm nhưng bên bán không chịu phơi, sấy nên lạc bị mốc khi giao cho bên mua. Trong trường hợp

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 73 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

này, hiện tượng bão kéo theo mưa lớn đối với bên bán không được xem là bất khả kháng để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, trƣờng hợp miễn trách nhiệm do lỗi của của bên thứ ba theo Khoản 2 Điều 79 CISG. Hay nói cách khác, hành vi giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng của bên bán là do bên thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn bộ hay một phần hợp đồng đã không thực hiện điều đó. Trường hợp miễn trách này chỉ được áp dụng đối với bên bán khi cả bên bán và bên thứ ba đều được miễn trách nhiệm theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 CISG. Không tìm thấy bất cứ quy định nào của CISG liên quan đến việc cụ thể hóa mức độ nhận biết đối với bên thứ ba của bên mua, tức bên còn lại trong hợp đồng. Điều này có thể suy ra rằng bên mua có thể biết hoặc không biết gì về giao dịch giữa bên bán và bên thứ ba liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Vấn đề còn lại là bên bán phải chứng minh được bên thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng đã không thực hiện điều đó, và bên thứ ba thỏa mãn các điều kiện miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gặp phải sự kiện bất khả kháng chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 79 CISG. Như vậy, để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 CISG thì cả bên bán và bên thứ ba phải thỏa mãn các điều kiện miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại căn cứ vào Khoản 1 Điều 79 CISG.

Thứ ba, trƣờng hợp miễn trách do lỗi của bên mua theo Điều 80 CISG là nguyên nhân dẫn đến việc bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Có thể thấy rằng, khác với các trường hợp miễn trách nhiệm tại Điều 79 CISG, trường hợp miễn trách tại Điều 80 CISG cho thấy việc bên bán được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đôi khi không xuất phát từ sự vi phạm của họ mà còn xuất phát từ lỗi của bên mua là tác nhân khiến bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Cụ thể: “Một bên không được viện dẫn việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà việc không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính họ”. Căn cứ theo quy định này, bên mua không được viện dẫn việc bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, nếu sự không phù hợp đó xuất phát từ hành vi sơ suất của chính họ. Bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với bên mua trong trường hợp này. Ví dụ: khi bên bán đưa hàng hóa đến địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng cho bên mua thì bất ngờ trời đổ mưa. Lúc đó bên mua để mặc hàng hóa dưới mưa mà không có bất kỳ hành động nào để che đậy hàng hóa đó. Vậy trong trường hợp này, bên mua sẽ không được khiếu nại về chất lượng hàng hóa với bên bán khi nguyên nhân dẫn đến

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 74 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

sự khiếm khuyết về chất lượng của hàng hóa được giám định là do nước mưa gây ra.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 4 Điều 79 CISG thì “Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải thông báo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo”. Theo quy định trên, bên bán sẽ không được miễn trách nhiệm bồi thường nếu không thông báo cho bên mua biết về sự tồn tại trở ngại đó, trở ngại gây ảnh hưởng đến hàng hóa được giao có thể không phù hợp với hợp đồng, trong thời gian hợp lý từ khi bên bán đã biết hay bắt buộc phải biết về sự tồn tại của trở ngại đó.104 Mặc dù bên bán có thể chứng minh được họ rơi vào các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường chiếu theo Điều 79 CISG.

Cũng giống như CISG, pháp luật Việt Nam cũng có quy định các trường hợp miễn trách nhiệm dành cho bên vi phạm. Theo Khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005, bên bán sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường do hậu quả của việc giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, nếu họ rơi vào các trường hợp miễn trách sau đây:

Thứ nhất, xảy ra trƣờng hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận. Pháp luật thương mại đề cao tính tự do trong hợp đồng. Do vậy, khi ký kết hợp đồng, các bên được quyền tự thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng. Theo đó, bên bán sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường khi hàng hóa họ giao cho bên mua không phù hợp với hợp đồng, nếu họ chứng minh được nguyên nhân dẫn đến sự không phù hợp đó thuộc vào các trường hợp miễn trách mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ: trong điều khoản của hợp đồng có quy định “Nếu việc không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng này của bên bán bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi việc đình công, bế xưởng, sự phá hoại ngầm, hay là những tranh chấp lao động khác…khi đó bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng”. Trong trường hợp này, bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi hàng hóa giao cho bên mua

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng – so sánh, đối chiếu giữa công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với pháp luật việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)