5. Bố cục đề tài
2.1 CÁCH TÍNH TOÁN BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
2.1.1 Nguyên tắc bồi thƣờng toàn bộ
Có ý kiến cho rằng, quyền được bồi thường thiệt hại chỉ đơn giản là một cách suy luận trực tiếp bắt nguồn từ nguyên tắc “pacta sunt servanda”. Mục đích chính của quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại là để thay thế nghĩa vụ tiền cho các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không được thực hiện.67 Nghĩa vụ tiền dựa trên nguyên tắc bồi thường toàn bộ mà bên bị vi phạm nhận được từ bên vi phạm. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở hai khía cạnh: thứ nhất, bên bị thiệt hại phải được đền bù đầy đủ để có thể khôi phục lại lợi ích vật chất bị tổn thất; thứ hai, bên bị thiệt hại không được phép nhận sự đền bù vượt ra ngoài phạm vi cần thiết để khắc phục lợi ích vật chất bị tổn thất của mình, có nghĩa là bên được bồi thường không vì được bồi thường mà có lợi hơn trong trường hợp nghĩa vụ được thực hiện bình thường.68
Theo quy định của CISG, Điều 74 CISG được coi là nguyên tắc cơ bản xác định phạm vi bồi thường thiệt hại cho tất cả các trường hợp vi phạm hợp đồng. Cụ
67 Chengwei Liu, Remedies for Non – performance: Perspectives from CISG, UNIDROIT Principles & PECL, http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/chengwei.html#02-7, [truy cập ngày 18/09/2013].
68
Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí minh, Nxb.
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 42 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
thể: “Bồi thường thiệt hại do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản bồi thường bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia phải gánh chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Khoản bồi thường này không thể vượt quá tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán trước hoặc đáng lẽ phải dự đoán trước vào thời điểm ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà bên vi phạm đã biết hoặc đáng lẽ phải biết”.69
Căn cứ quy định trên, những tổn thất cũng như khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên mua phải chịu do việc bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được đền bù dựa trên nguyên tắc: bên mua có quyền được bồi thường toàn bộ đối với tất cả các thiệt hại mà họ phải gánh chịu như là một hệ quả của bên bán khi giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Điều này đồng nghĩa rằng, bên mua có quyền được bồi thường thiệt hại không những đối với những tổn thất mà họ đã gánh chịu, mà còn có quyền đòi bồi thường về những khoản lợi ích mà họ đã bỏ lỡ do hậu quả của việc hàng hóa họ nhận được không phù hợp với hợp đồng. Thiệt hại về lợi ích bị bõ lỡ là thiệt hại về những lợi nhuận mà đáng lẽ bên mua đã có được, nếu như hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
Làm thế nào để xác định tổn thất mà bên mua phải gánh chịu và lợi ích mà họ đã bỏ lỡ do bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng? Ở đây, CISG không liệt kê danh sách những tổn thất cũng như lợi nhuận nào có thể được bồi thường, điều đó là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, sẽ thiếu tính bao quát các khoản thiệt hại được bồi thường nếu sử dụng phương pháp liệt kê. Việc xác định giá trị bồi thường trong trường hợp này thường là mang tính ước lượng, nên việc xác định chính xác các khoản thiệt hại cũng rất khó khăn. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, Tòa án hoặc Trọng tài sẽ tính toán một khoản bồi thường tương ứng với thiệt hại xảy ra phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như các điều kiện của hợp đồng. Và khoản bồi thường này, tất nhiên không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự đoán trước hoặc đáng lẽ phải dự đoán trước vào lúc ký kết hợp đồng.
Nguyên tắc bồi thường toàn bộ cũng được pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2005, cụ thể “nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”. Quy định này thuộc phần hợp đồng dân sự nên có thể khẳng định, thiệt hại phát sinh do vi phạm hợp
69
Nguyên bản tiếng Anh: “Damages for breach of contract by one party consist of a sum equal to the loss,
including loss of profit, suffered by the other party as a consequence of the breach. Such damages may not exceed the loss which the party in breach foresaw or ought to have foreseen at the time of the conclusion of the contract, in the light of the facts and matters of which he then knew or ought to have known, as a possible consequence of the breach of contract”.
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 43 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
đồng thương mại nói chung và trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng theo pháp luật Việt Nam phải được “bồi thường toàn bộ”. Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn còn ở dạng trừu tượng nên có thể có nhiều cách hiểu khác nhau. Ở đây, có hai cách hiểu: theo cách hiểu thứ nhất, bồi thường thiệt hại toàn bộ là thiệt hại bao nhiêu thì được bồi thường thiệt hại bấy nhiêu. Cách hiểu thứ hai là bồi thường tất cả những thiệt hại mà pháp luật quy định. Điều đó có nghĩa là đối với cách hiểu thứ hai, nếu có thiệt hại mà không được pháp luật quy định thì không được bồi thường. Trước sự chưa cụ thể của Bộ luật Dân sự 2005 đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, chúng ta nên hiểu theo cách thứ nhất: thiệt hại bao nhiêu được bồi thường bấy nhiêu cho dù thiệt hại phát sinh không được quy định trong một văn bản cụ thể.70
Nguyên tắc này được quy định rõ ràng hơn tại Điều 302 Luật Thương mại Việt Nam 2005. Cụ thể: “Bồi thường thiệt hại là việcbên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm” và “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Theo đó, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường cho mình không chỉ những tổn thất mà họ phải gánh chịu mà còn cả những lợi ích đáng lẽ ra họ được hưởng nhưng bị mất do bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên, khoản bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi mà bên mua đáng lẽ được hưởng, nếu hợp đồng được thực hiện như thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.
Nhìn chung, cả CISG và pháp luật Việt Nam đều thừa nhận nguyên tắc bồi thường toàn bộ, cụ thể, bên mua được đặt vào vị trí lợi ích vật chất đáng lẽ ra họ phải có được nếu bên bán thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Đồng thời, bên mua không vì được bồi thường mà có lợi hơn trong trường hợp bên bán giao hàng hóa phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào nguyên tắc bồi thường toàn bộ cũng được áp dụng đối với bên bán. Có những trường hợp mặc dù đã thỏa mãn các điều kiện nhưng bên bán vẫn không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Đó là khi họ rơi vào các trường hợp miễn trách do các bên thỏa thuận hoặc các điều khoản miễn trách nhiệm mà luật áp dụng có quy định. Trong trường hợp này, bên mua có thể không được bù đắp những thiệt hại mà họ phải gánh chịu mặc dù hợp đồng không được thực hiện như những gì họ mong đợi.
70
Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb.
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 44 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
2.1.2 Xác định thiệt hại
Theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ, thiệt hại bao nhiêu thì được bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, những gì được coi là thiệt hại là vấn đề cần nghiên cứu. Quan điểm khác nhau về thiệt hại được bồi thường có thể ảnh hưởng tới mức bồi thường thực tế. Để xác định được mức bồi thường thiệt hại thì chúng ta cần phải xác định được thiệt hại. Theo CISG và pháp luật Việt Nam, những loại thiệt hại nào của bên mua có thể được xác định để tính toán mức bồi thường thiệt hại?
Căn cứ vào Điều 74 CISG, bên mua được quyền đòi bồi thường thiệt hại tương ứng với một khoản giá trị bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà họ phải chịu do hậu quả của việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Đây là một định nghĩa rất rộng và về mặt lý thuyết, theo đó, bên mua sẽ được bồi thường cho tất cả các thiệt hại mà họ phải chịu, ngoại trừ những điều khoản đặc biệt của hợp đồng hoặc pháp luật có quy định khác. Theo đó, bồi thường thiệt hại được thể hiện dưới hình thức một khoản giá trị nhất định, và bên mua chỉ được yêu cầu bồi thường đối với những khoản thiệt hại có thể xác định được. Chỉ những thiệt hại đó mới được sự điều chỉnh của CISG. Điều 74 CISG không xác định cụ thể những thiệt hại có thể được bồi thường. Nhưng theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của việc thực hiện hợp đồng là cơ sở để xác định thiệt hại. Theo nguyên tắc này, thì tất cả các thiệt hại mà một bên phải chịu, do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng, đều có thể được thu hồi. Tuy nhiên, không phải tất cả các thiệt hại đều có thể tính toán được.71
Theo Hội đồng cố vấn CISG (CISG Advisory Council Opinion), tùy chọn số 6, bên bị vi phạm (bên mua) có quyền được bồi thường đối với các khoản thiệt hại sau đây:72
- Giá trị kỳ vọng của hợp đồng chưa được thực hiện, được coi là tổn thất trực tiếp, thường được xác định bởi “sự chênh lệch giữa giá trị mà bên bị vi phạm đáng lẽ nhận được khi hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh so với giá trị mà bên bị vi phạm nhận được trên thực tế”. Ví dụ: hợp đồng cung cấp 100 tấn ngũ cốc với tổng giá trị 50.000 USD FOB. Khi ngũ cốc được giao có độ ẩm cao hơn so với mô tả trong hợp đồng dẫn đến hàng đã có sự suy giảm chất lượng. Nếu ngũ cốc được đảm bảo độ ẩm theo hợp đồng, giá trị của nó sẽ là 55.000 USD, nhưng vì suy giảm chất
71 Chengwei Liu, Remedies for Non – performance:Perspectives from CISG, UNIDROIT Principles & PECL,
http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/chengwei.html#02-7, [truy cập ngày 18/09/2013].
72
CISG Advisory Council Opinion No.6, http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op6.html, [truy cập ngày 22/08/2013].
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 45 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
lượng do độ ẩm sau khi nó được sấy khô thì giá trị của nó chỉ còn 51.000 USD. Trong trường hợp này, bên mua được quyền thu hồi 55.000 - 51.000 = 4.000 USD cho giá trị kỳ vọng của hợp đồng chưa được thực hiện.73
- Chi phí cho các biện pháp hợp lý nhằm khôi phục tình trạng có thể đã tồn tại nếu hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh. Trong ví dụ trên, bên mua được nhận thêm 1.500 USD cho chi phí mà anh ta sấy khô ngũ cốc.
- Lỗ phát sinh do tỷ giá hối đoái giảm nếu bên bị vi phạm có thể chứng minh rằng họ sẽ nhận được một giá trị tiền tệ cao hơn nếu bên vi phạm thanh toán tiền nợ theo quy định của hợp đồng.
- Bất kỳ lợi nhuận ròng (net profit) nào bị mất do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Nhìn chung, lợi nhuận ròng là lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi ích gộp (gross profit) trừ đi các chi phí khác.
- Chi phí phát sinh hợp lý do hậu quả của sự vi phạm và các biện pháp để hạn chế sự tổn thất. Các chi phí này thường phát sinh bất ngờ, nhưng vẫn trong sự dự đoán của các bên. Ví dụ, bên mua có thể yêu cầu được thu hồi chi phí lưu kho đối với hàng hóa được bên bán chuyển giao mặc dù sau đó hợp đồng bị hủy.
- Tổn thất do khiếu nại của bên thứ ba như là kết quả của sự vi phạm hợp đồng. Bên mua có thể thu hồi phần thiệt hại do bên bán giao hàng hóa bị khiếm khuyết, bên mua bán lại cho bên thứ ba, và bên mua phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với bên thứ ba cho khiếm khuyết của hàng hóa.
- Mất uy tín như là kết quả của sự vi phạm. Để được thu hồi phần thiệt hại này, bên bị vi phạm phải chứng minh nó một cách hợp lý và chắc chắn về những tổn thất tài chính do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế, thiệt hại này rất khó xác định, bởi vì nó không dễ tính toán được một khoản giá trị bồi thường nhất định.
Như đã đề cập trước đó, triết lý cơ bản của việc bồi thường thiệt hại là đặt lợi ích vật chất của bên bị vi phạm vào vị trí đáng lẽ ra họ phải có nếu bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình. Theo triết lý này, các quy định bồi thường thiệt hại trong CISG hướng đến bảo vệ lợi ích kỳ vọng mà các bên trong hợp đồng mong đợi, cụm từ “tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ” Điều 74 đã minh chứng cho nhận định trên. Nguyên tắc chung của quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên bán sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên mua đối với bất kỳ thiệt hại
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 46 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
nào do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng của họ gây ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào thiệt hại cũng được xác định, trong một số trường hợp, những thiệt hại gián tiếp khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng khó có thể xác định được, và đó được coi là “rủi rotiềm ẩn” đối với bên mua.
Khi bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cho bên mua, tùy theo mức độ thiệt hại mà bên mua có thể cân nhắc để quyết định lựa chọn áp dụng các biện pháp hợp lý. Nếu bên mua có thể khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa, thiệt hại được bồi thường tương đương với chi phí sửa chữa đó. Nếu hàng hóa là máy móc, thiết bị, bên mua có thể đòi bồi thường khoản lợi nhuận bị giảm trong thời gian những thiết bị, máy móc này không hoạt động. Nếu sự không phù hợp của hàng hóa cấu thành vi phạm cơ bản thì bên mua có thể yêu cầu tuyên bố hủy hợp đồng. Trong trường hợp này, họ có thể được bồi thường thiệt hại chiếu theo Điều 75 hoặc 76 CISG.
Theo pháp luật Việt Nam, Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Theo quy định trên, không phải tất cả các khoản tổn thất mà bên mua được thu hồi đều bắt buộc phải là những tổn thất thực tế. Tổn thất thực tế bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.74 Những tổn thất thực tế đó có thể tính toán được một cách tương đối hợp lý. Tổn thất thực tế có thể là tổn thất trực tiếp hoặc tổn thất gián tiếp. Tổn thất trực tiếp là những tổn thất