Xác định thiệt hại

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng – so sánh, đối chiếu giữa công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với pháp luật việt nam (Trang 50 - 53)

5. Bố cục đề tài

2.1.2 Xác định thiệt hại

Theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ, thiệt hại bao nhiêu thì được bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, những gì được coi là thiệt hại là vấn đề cần nghiên cứu. Quan điểm khác nhau về thiệt hại được bồi thường có thể ảnh hưởng tới mức bồi thường thực tế. Để xác định được mức bồi thường thiệt hại thì chúng ta cần phải xác định được thiệt hại. Theo CISG và pháp luật Việt Nam, những loại thiệt hại nào của bên mua có thể được xác định để tính toán mức bồi thường thiệt hại?

Căn cứ vào Điều 74 CISG, bên mua được quyền đòi bồi thường thiệt hại tương ứng với một khoản giá trị bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà họ phải chịu do hậu quả của việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Đây là một định nghĩa rất rộng và về mặt lý thuyết, theo đó, bên mua sẽ được bồi thường cho tất cả các thiệt hại mà họ phải chịu, ngoại trừ những điều khoản đặc biệt của hợp đồng hoặc pháp luật có quy định khác. Theo đó, bồi thường thiệt hại được thể hiện dưới hình thức một khoản giá trị nhất định, và bên mua chỉ được yêu cầu bồi thường đối với những khoản thiệt hại có thể xác định được. Chỉ những thiệt hại đó mới được sự điều chỉnh của CISG. Điều 74 CISG không xác định cụ thể những thiệt hại có thể được bồi thường. Nhưng theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của việc thực hiện hợp đồng là cơ sở để xác định thiệt hại. Theo nguyên tắc này, thì tất cả các thiệt hại mà một bên phải chịu, do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng, đều có thể được thu hồi. Tuy nhiên, không phải tất cả các thiệt hại đều có thể tính toán được.71

Theo Hội đồng cố vấn CISG (CISG Advisory Council Opinion), tùy chọn số 6, bên bị vi phạm (bên mua) có quyền được bồi thường đối với các khoản thiệt hại sau đây:72

- Giá trị kỳ vọng của hợp đồng chưa được thực hiện, được coi là tổn thất trực tiếp, thường được xác định bởi “sự chênh lệch giữa giá trị mà bên bị vi phạm đáng lẽ nhận được khi hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh so với giá trị mà bên bị vi phạm nhận được trên thực tế”. Ví dụ: hợp đồng cung cấp 100 tấn ngũ cốc với tổng giá trị 50.000 USD FOB. Khi ngũ cốc được giao có độ ẩm cao hơn so với mô tả trong hợp đồng dẫn đến hàng đã có sự suy giảm chất lượng. Nếu ngũ cốc được đảm bảo độ ẩm theo hợp đồng, giá trị của nó sẽ là 55.000 USD, nhưng vì suy giảm chất

71 Chengwei Liu, Remedies for Non – performance:Perspectives from CISG, UNIDROIT Principles & PECL,

http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/chengwei.html#02-7, [truy cập ngày 18/09/2013].

72

CISG Advisory Council Opinion No.6, http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op6.html, [truy cập ngày 22/08/2013].

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 45 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

lượng do độ ẩm sau khi nó được sấy khô thì giá trị của nó chỉ còn 51.000 USD. Trong trường hợp này, bên mua được quyền thu hồi 55.000 - 51.000 = 4.000 USD cho giá trị kỳ vọng của hợp đồng chưa được thực hiện.73

- Chi phí cho các biện pháp hợp lý nhằm khôi phục tình trạng có thể đã tồn tại nếu hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh. Trong ví dụ trên, bên mua được nhận thêm 1.500 USD cho chi phí mà anh ta sấy khô ngũ cốc.

- Lỗ phát sinh do tỷ giá hối đoái giảm nếu bên bị vi phạm có thể chứng minh rằng họ sẽ nhận được một giá trị tiền tệ cao hơn nếu bên vi phạm thanh toán tiền nợ theo quy định của hợp đồng.

- Bất kỳ lợi nhuận ròng (net profit) nào bị mất do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Nhìn chung, lợi nhuận ròng là lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi ích gộp (gross profit) trừ đi các chi phí khác.

- Chi phí phát sinh hợp lý do hậu quả của sự vi phạm và các biện pháp để hạn chế sự tổn thất. Các chi phí này thường phát sinh bất ngờ, nhưng vẫn trong sự dự đoán của các bên. Ví dụ, bên mua có thể yêu cầu được thu hồi chi phí lưu kho đối với hàng hóa được bên bán chuyển giao mặc dù sau đó hợp đồng bị hủy.

- Tổn thất do khiếu nại của bên thứ ba như là kết quả của sự vi phạm hợp đồng. Bên mua có thể thu hồi phần thiệt hại do bên bán giao hàng hóa bị khiếm khuyết, bên mua bán lại cho bên thứ ba, và bên mua phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với bên thứ ba cho khiếm khuyết của hàng hóa.

- Mất uy tín như là kết quả của sự vi phạm. Để được thu hồi phần thiệt hại này, bên bị vi phạm phải chứng minh nó một cách hợp lý và chắc chắn về những tổn thất tài chính do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế, thiệt hại này rất khó xác định, bởi vì nó không dễ tính toán được một khoản giá trị bồi thường nhất định.

Như đã đề cập trước đó, triết lý cơ bản của việc bồi thường thiệt hại là đặt lợi ích vật chất của bên bị vi phạm vào vị trí đáng lẽ ra họ phải có nếu bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình. Theo triết lý này, các quy định bồi thường thiệt hại trong CISG hướng đến bảo vệ lợi ích kỳ vọng mà các bên trong hợp đồng mong đợi, cụm từ “tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ” Điều 74 đã minh chứng cho nhận định trên. Nguyên tắc chung của quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên bán sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên mua đối với bất kỳ thiệt hại

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 46 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

nào do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng của họ gây ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào thiệt hại cũng được xác định, trong một số trường hợp, những thiệt hại gián tiếp khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng khó có thể xác định được, và đó được coi là “rủi rotiềm ẩn” đối với bên mua.

Khi bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cho bên mua, tùy theo mức độ thiệt hại mà bên mua có thể cân nhắc để quyết định lựa chọn áp dụng các biện pháp hợp lý. Nếu bên mua có thể khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa, thiệt hại được bồi thường tương đương với chi phí sửa chữa đó. Nếu hàng hóa là máy móc, thiết bị, bên mua có thể đòi bồi thường khoản lợi nhuận bị giảm trong thời gian những thiết bị, máy móc này không hoạt động. Nếu sự không phù hợp của hàng hóa cấu thành vi phạm cơ bản thì bên mua có thể yêu cầu tuyên bố hủy hợp đồng. Trong trường hợp này, họ có thể được bồi thường thiệt hại chiếu theo Điều 75 hoặc 76 CISG.

Theo pháp luật Việt Nam, Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Theo quy định trên, không phải tất cả các khoản tổn thất mà bên mua được thu hồi đều bắt buộc phải là những tổn thất thực tế. Tổn thất thực tế bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.74 Những tổn thất thực tế đó có thể tính toán được một cách tương đối hợp lý. Tổn thất thực tế có thể là tổn thất trực tiếp hoặc tổn thất gián tiếp. Tổn thất trực tiếp là những tổn thất trên thực tế có thể tính toán được một cách dễ dàng và chính xác như tài sản bị mất, giá trị hàng hóa bị giảm sút, chi phí bảo quản hàng hóa…Tổn thất gián tiếp là những tổn thất phải dựa trên những suy đoán hợp lý, lôgic và khoa học mới có thể tính toán được như thu nhập bị giảm sút, lợi nhuận lẽ ra bên vi phạm được hưởng nếu không có sự vi phạm của bên đối tác.75

Như vậy, pháp luật hợp đồng Việt Nam cung cấp cho bên mua có quyền đòi bồi thường đối với cả tổn thất trực tiếp và gián tiếp. Tại Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005, cụm từ “tổn thất thực tế, trực tiếp” là chỉ các tổn thất trực tiếp và cụm từ “khoản lợi trực tiếp” là chỉ các tổn thất gián tiếp. Tuy nhiên, bằng cách quy định như thế có thể hiểu tổn thất trực tiếp có thể thu hồi bao gồm khoản lợi trực tiếp,

74Khoản 2 Điều 307 Bộ luật Dân sự 2005.

75Nguyễn Thị Khế, Bùi Thị Khuyên, Luật thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại, Nxb. Tài chính,

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 47 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại

điều đó có thể gây ra sự nhằm lẫn trong việc áp dụng. Bởi vì pháp luật hiện hành không có giải thích thế nào là “khoản lợi trực tiếp”. Cụm từ “khoản lợi trực tiếp” được quy định tại Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 và Khoản 2 Điều 307 Bộ luật Dân sự 2005 về tổn thất thực tế làm cho chúng ta có thể hiểu rằng, dường như tổn thất do mất uy tín, lợi nhuận trong tương lai và sự mất mát của một cơ hội là không thể phục hồi theo pháp luật Việt Nam.

Nhìn chung, về cách tính thiệt hại được đền bù, cả CISG và pháp luật Việt Nam đều thừa nhận nguyên tắc bồi thường toàn bộ. Và khi xác định thiệt hại, cả hai nguồn luật này đều giới hạn phạm vi thiệt hại được đền bù. Có thể thấy, một trong những khó khăn và hay gây tranh cãi trong các tranh chấp đó là việc tính toán khoản bồi thường mà bên bán phải chịu trách nhiệm đối với bên mua khi họ không đảm bảo hàng hóa phù hợp với các điều kiện của hợp đồng. Vụ kiện giữa công ty Pháp và công Ý được đề cập trong phần thực tiễn áp dụng sau đây là một minh chứng.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng – so sánh, đối chiếu giữa công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với pháp luật việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)