5. Bố cục đề tài
2.2 GIỚI HẠN YÊU CẦU BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
2.2.1 Nguyên tắc dự đoán trƣớc thiệt hại
Nguyên tắc dự đoán trước thiệt hại là nguyên tắc mà bên vi phạm chỉ phải bồi thường đối với những thiệt hại mà họ có thể dự đoán trước, được áp dụng phổ biến trong các hệ thống pháp luật. Nguyên tắc dự đoán trước thiệt hại có nguồn gốc từ luật La Mã và được tìm thấy xuyên suốt trong các quy định của Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp. Bên cạnh đó, nguyên tắc này cũng có thể được tìm thấy trong các hệ thống pháp luật, bao gồm cả các nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ.77
Nguyên tắc dự đoán trước thiệt hại cũng được CISG ghi nhận và xem đó như là một quy tắc để giới hạn mức thiệt hại được bồi thường, cụ thể tại Điều 74: “Khoản bồi thường thiệt hại này không thể vượt quá tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán trước hoặc đáng lẽ phải dự đoán trước vào thời điểm ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà bên vi phạm đã biết hoặc đáng lẽ phải biết”. Nguyên tắc này cũng được Bộ Nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 của UNIDROIT quy định tại Điều 7.4.4: “Bên có nghĩa vụ chỉ chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà mình đã dự đoán trước hoặc đã có thể dự đoán trước một cách hợp lý, vào thời điểm giao kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra từ việc không thực hiện”.78
Theo nguyên tắc này, những rủi ro có thể xảy ra cũng như những trách nhiệm tiềm ẩn trong quá trình thực hiện hợp đồng phải được các bên dự đoán trước vào thời điểm hợp đồng được ký kết. Bởi vì, bên bán chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà vào lúc ký kết hợp đồng, họ có thể dự liệu trước hoặc lẽ ra có thể dự liệu trước. Vậy những loại thiệt hại nào mà bên bán có thể dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được tại thời điểm ký kết hợp đồng? Có một số thiệt hại mà bên bán không thể dự liệu trước như: chi phí gia công hàng hóa ở một nước khác do hàng hóa bị khiếm khuyết; lợi nhuận bị mất từ hợp đồng của bên mua với bên mua lại hàng hóamà bên bán là bên vi phạm không biết; chi phí kiểm tra hàng hóa ở nước nhập khẩu mà không phải ở nước xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số thiệt hại là rõ
77 Djakhongir Saidov, Methods of limitting Damages under Vienna Convention on Contract for the International Sales of Goods, http://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/saidov.html,[truy cập ngày 20/09/2013].
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 51 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
ràng có thể dự liệu được như: bên mua là doanh nghiệp bán lẻ thì bên bán phải dự liệu được hàng hóa sẽ được bán lại; bên bán phải dự liệu trước việc giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng sẽ khiến bên mua mất đi những lợi ích mà họ đáng lẽ ra có được nếu như hàng hóa được giao phù hợp với hợp đồng; bên bán phải dự liệu được việc bên mua có quyền hủy hợp đồng do hàng hóa được giao không đáp ứng các điều kiện của hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản, và bên mua mua hàng thay thế trong trường hợp này .
Trong giới hạn bồi thường, bên bán không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại mà họ không thể đoán trước được vào thời điểm giao kết hợp đồng cũng như những rủi ro mà bên mua phải dự đoán trước hay phải chịu trách nhiệm. Vậy làm thế nào để xác định được những thiệt hại có thể dự đoán trước? Để xác định thiệt hại nào là có thể dự đoán trước được, cần phải đặt chúng vào thời điểm giao kết hợp đồng và vị thế của bên bán, và phải kiểm tra xem một người bình thường trong cùng một trường hợp tương tự có thể đoán trước được hậu quả của sự vi phạm trong bối cảnh như thế hay không. Chẳng hạn như những thông tin các bên nhận được hoặc những giao dịch trước đây của các bên. Cụm từ “dự đoán trước hoặc đáng lẽ phải dự đoán trước” tại Điều 74 CISG càng làm cho quy định thêm rõ ràng hơn, bên mua có thể yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại mà không cần phải chứng minh thật sự bên bán có nhìn thấy trước những thiệt hại đó hay không. Trong trường hợp này, bên mua chỉ cần chứng minh thiệt hại đó là hoàn toàn khách quan trong một vị trí mà ngay cả bên mua cũng có thể tiên liệu trước.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc dự đoán trước thiệt hại không được pháp luật Việt Nam đề cập đến. Xét quy định của Luật Thương mại 2005, có thể thấy rằng, Điều 302 có quy định về tính trực tiếp, thực tế của thiệt hại mà không nói rõ về tính dự đoán trước. Một số học giả cho rằng, thiệt hại theo quy định của Luật Thương mại 2005 là có tính dự đoán trước.79 Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, người viết thấy rằng từ tính trực tiếp, thực tế mà suy luận ra tính dự đoán trước thì còn nhiều vấn đề bàn luận, điều này được lý giải bởi các lý do sau đây. Thứ nhất, tính thực tế, trực tiếp của thiệt hại và tính dự đoán trước của thiệt hại không phải là một.80
Ví dụ rõ ràng là Bộ Nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 của UNIDROIT có hai điều luật riêng biệt về hai tính chất này là Điều 7.4.3
79 Phạm Duy Nghĩa, Tìm hiểu Luật Thương mại Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 108;
Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2007, trang 58.
80 Nguyễn Thị Hồng Trinh, Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua Luật Thương mại Việt
Nam, Công ước CISG và Bộ nguyên tắc Unidroit,http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/che-tai-boi- thuong-thiet-hai-trong-thuong-mai-quoc-te, [truy cập ngày 28/06/2013]
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 52 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
và Điều 7.4.4. Thứ hai, mặc dù từ tính dự đoán trước có thể suy rộng ra tính thực tế của thiệt hại như trường hợp của CISG nhưng việc suy luận ngược lại từ tính trực tiếp, thực tế mà hiểu thêm có tính dự đoán trước thì cần phải có thêm lý giải xác đáng. 81
Mặc dù nếu thiệt hại là thực tế, trực tiếp thì thiệt hại đó phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên vì thiệt hại có mối nhân quả nên nó có tính dự đoán trước là đều chưa chắc. Bởi vì, không phải thiệt hại có mối quan hệ nhân quả nào bên vi phạm cũng có thể dự liệu trước. Thứ ba, một số nước trên thế giới, ví dụ như Pháp không giới hạn mức thiệt hại được đền bù trong phạm vi dự đoán trước.82
Như vậy, tính thực tế, trực tiếp không nhất thiết phải đi cùng với tính dự đoán trước. Trên thực tế, nguyên tắc “dự đoán trước thiệt hại” cũng không được đề cập đến trong việc áp dụng giải thích pháp luật của Tòa án hoặc Trọng tài.83
Tóm lại, CISG cũng như Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 của UNIDROIT đều thừa nhận nguyên tắc dự đoán trước thiệt hại để xác định giới hạn thiệt hại được bồi thường. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ, bên bán (bên vi phạm) không thể nào chịu trách nhiệm đối với các khoản thiệt hại mà họ không thể nào dự đoán trước được vào thời điểm ký kết hợp đồng, nếu như họ giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cho bên mua. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam chỉ quy định giới hạn phạm vi thiệt hại được đền bù bao gồm tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi được hưởng, mà không có đề cập đến nguyên tắc dự đoán trước thiệt hại như đã trình bày ở trên. Đây có thể được xem là một hạn chế của pháp luật Việt Nam so với CISG.
2.2.2 Thời gian thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa
Nghĩa vụ thông báo cho bên bán biết bất kỳ sự không phù hợp nào của hàng hóa là đặt bên bán trong hoàn cảnh có thể khắc phục sự không phù hợp hàng hóa, bằng cách cung cấp hàng hóa bị thiếu hoặc bị thay thế, hoặc bị sửa chữa, hoặc có thể bồi thường những tổn thất cho bên mua một cách đầy đủ và kịp thời nếu không khắc phục được sự không phù hợp đó và đã gây thiệt hại cho bên mua. Sự phản hồi của bên mua khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nhằm tạo cơ hội cho bên bán có sự chuẩn bị trước khi quyết định mở cuộc đàm phán giữa hai bên hoặc đó là bằng chứng sau này nếu có tranh chấp xảy ra. Bên cạnh đó, bên bán cũng cần biết
81 John Y. Gotanda, Using the UNIDROIT principle to fill gaps in the CISG, Hart Publishing, 2008, trang 21.
82
Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Nxb.
Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2007, trang 58.
83 Nguyễn Thị Hồng Trinh, Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua luật thương mại Việt
Nam, Công ước CISG và Bộ nguyên tắc Unidroit,http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/che-tai-boi- thuong-thiet-hai-trong-thuong-mai-quoc-te, [truy cập ngày 28/06/2013].
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 53 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
được sự không phù hợp của hàng hóa để phản hồi cho các bên đối tác có liên quan trong hợp đồng để kịp thời có những biện pháp giải quyết thỏa đáng.
Có một quy định của CISG nhận được sự chú ý của bên mua khi họ nhận được hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Bên mua phải gởi thông báo về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng một cách kịp thời và phù hợp nếu không họ sẽ mất đi các biện pháp khắc phục quy định trong CISG. Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 39 CISG. Các quyết định áp dụng yêu cầu thông báo tại Điều 39 đều liên quan đến khiếu nại rằng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo Điều 35 CISG. Việc không thông báo sẽ khiến bên mua mất quyền khiếu nại về sự không phù hợp của hàng hóa so với các điều kiện của hợp đồng. Điều này có nghĩa là bên mua sẽ mất quyền được hưởng bất kỳ các biện pháp nào để khắc phục sự không phù hợp đó như quyền yêu cầu bên bán sửa chữa hàng hóa, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền được giảm giá, và đó có thể là quyền hủy hợp đồng.
Khoản 1 Điều 39 CISG quy định: “Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu người mua không thông báo cho người bán những tin tức về sự không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện hay đáng lẽ đã phát hiện ra sự không phù hợp đó”. Theo đó, nếu bên mua không thông báo cho bên bán biết trong một thời gian hợp lý về bất kỳ sự không phù hợp nào của hàng hóa kể từ khi họ phát hiện ra sự không phù hợp đó, bên mua sẽ mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. CISG không xác định cụ thể thế nào là khoản thời gian hợp lý. Thời gian hợp lý ở đây phụ thuộc vào đặc tính của hàng hóa và hoàn cảnh của hợp đồng, do Tòa án hoặc Trọng tài quyết định khi thụ lý giải quyết tranh chấp. Minh chứng cho vấn đề này là vụ tranh chấp giữa bên bán Pháp và bên mua Đức theo bản án ngày 10/02/1994 của Tòa án Đức.84 Trong vụ tranh chấp này, các bên tranh cãi về việc thời hạn bao lâu được coi là thời hạn hợp lý để thông báo sự không phù hợp của hàng hóa. Tòa án thấy rằng bên mua đã thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa sau hai tháng kể từ ngày hàng được giao, trong khi bên này hoàn toàn có thể dễ dàng phát hiện ra khiếm khuyết của hàng hóa và thông báo cho bên bán trong vòng vài ngày sau khi nhận hàng. Như vậy, bên mua được coi là không thông báo trong thời hạn hợp lý.
84 Pace Law Shool Institute of International Commercial Law, Germany 10 February 1994 Appellate Court
Düsseldorf,Case No. 6 U 32/93(Shirts case), http://cisgw3.law.pace.edu/cases/940210g1.html,[truy cập ngày 10/09/2013].
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 54 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
Nghĩa vụ nền tảng cho nghĩa vụ thông báo của bên mua đó chính là nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa quy định tại Điều 38 CISG. Khi bên bán giao hàng hóa thì bên mua phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa để kịp thời phát hiện ra sự không phù hợp của hàng hóa so với các điều kiện của hợp đồng, nếu có vi phạm. Nếu bên mua không kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng, thì bên bán có quyền viện dẫn điều này để từ chối trách nhiệm đối với sự không phù hợp của hàng hóa đáng lẽ ra đã được phát hiện khi việc kiểm tra hàng được thực hiện, trừ trường hợp sự không phù hợp của hàng hóa có liên quan đến các yếu tố mà bên bán đã biết hoặc không thể không biết mà không thông báo cho bên mua.85
Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, trừ trường hợp việc kiểm tra diễn ra “mang tính chất hình thức” thì không phải lúc nào sự không phù hợp của hàng hóa cũng được bên mua phát hiện. Có những trường hợp, sau một thời gian nhất định, bên mua mới phát hiện ra sự không phù hợp đó. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 CISG thì “Trong mọi trường hợp, người mua sẽ mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán biết trong thời hạn hai năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự giao cho người mua, trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng hoặc trường hợp người bán đã biết hoặc lẽ ra phải biết hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng và đã không thông báo điều này cho người mua”. Thực tế xét xử cho thấy, có nhiều tranh chấp liên quan đến thời hạn hai năm theo quy định của Khoản 2 Điều 39, theo đó, trong mọi trường hợp bên mua phải thông báo cho bên bán về sự không phù hợp của hàng hóa trong thời hạn này. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, nhiều Tòa án nhầm lẫn thời hạn hai năm cho việc thông báo theo Khoản 2 Điều 39 với thời hiệu khởi kiện. Đơn cử cho vấn đề này là vụ kiện số 1027 ngày 03/02/2009 do Tòa án Pháp thụ lý giải quyết tranh chấp giữa một công ty Hà Lan (bên bán) và một công ty Pháp (bên mua).86 Cụ thể, bên mua khởi kiện khi phát hiện ra hàng hóa (đá lát nền) bị hư hỏng do sương giá sau 6 năm kể ngày mua, mặc dù hàng đã được bảo đảm chịu được sương giá. Tòa kết luận rằng bên mua đã mất quyền kiện hàng hóa không phù hợp do đã không thông báo cho bên bán chậm nhất trong vòng hai năm kể từ ngày giao hàng.
Thông báo của bên mua phải chỉ rõ tính tự nhiên của sự không phù hợp. Một vài Tòa án đã giải thích yêu cầu này rất chặt chẽ. Minh chứng cho vấn đề này là một số trường hợp xét xử ở Đức. Một tình huống của Tòa án quận về hàng thời trang, Landgericht München 03/07/1989. Thông báo của bên mua hướng sự chú ý đến
85 Điều 40 CISG.
86
UNCITRAL, CLOUT Abstracts, http://daccess-dds-ny.un.org/doc/UNDO C/GEN/V10/586/34/PDF /V10
GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng 55 SVTH: Nguyễn Thanh Thoại
“trình độ công nhân kém và hàng hóa sai kích cỡ”. Tòa án coi vấn đề này là việc cụ