Kinh nghiệm của Malaysia

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh nhà ở cho người thu nhập thấp (Trang 65 - 66)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2 Kinh nghiệm của Malaysia

Đối với nhà ở cho người thu nhập thấp, hiện nay nhà nước Malaysia quy định trong mỗi dự án phát triển nhà ở phải có ít nhất 30% nhà ở dành người có thu nhập thấp. Nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Malaysia trong các đô thị thường cao từ 10 tầng đến dưới 20 tầng. Căn hộ dành cho người thu nhập thấp có diện tích thường vào khoảng 60 m2. Nhà nước có quy định về hộ gia đình phải đảm bảo các điều kiện quy định thì mới được mua nhà dành cho người có thu nhập thấp, tương tự như ở Singapore, đó là người

46

có thu nhập dưới mức quy định, không có nhà ở khác, chỉ được mua một lần. Trước đây quản lý việc mua nhà ở của người thu nhập thấp chưa được chặt chẽ nên đã có người mua được vài căn nhà dành cho người có thu nhập thấp. Vài năm trở lại đây việc quản lý các đối tượng mua nhà đã được thực hiện thông qua hệ thống máy tính nên đã ngăn chặn được việc một người có thể mua được hai nhà dành cho người có thu nhập thấp.

Malaysia cũng thành lập Quỹ tiết kiệm Trung ương và cũng bắt buộc người lao động và đơn vị sử dụng lao động phải đóng góp một phần thu nhập vào Quỹ này để lấy kinh phí chi cho việc phát triển nhà ở, nhưng mức đóng góp thấp hơn ở Singapore. Theo quy định hiện nay thì người lao động phải nộp 11% thu nhập, chủ sử dụng lao động phải nộp 12% thu nhập vào Quỹ tiết kiệm Trung ương (tổng cộng là 23%). Đến khi nghỉ hưu, nếu người lao động chưa được nhận nhà thì họ được trả lại khoản tiền đã nộp có tính lãi suất ngân hàng. Theo quy định thì Quỹ tiết kiệm Trung ương được phép chi cho mục đích nhà ở tối đa là 15% , chi cho mục đích khác là 8% còn lại. Người dân được vay tiền với lãi suất ưu đãi để mua nhà ở từ Quỹ tiết kiệm Trung ương và được trả dần đến 25 năm.

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh nhà ở cho người thu nhập thấp (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)