Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh nhà ở cho người thu nhập thấp (Trang 66)

5. Kết cấu luận văn

3.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là nước phát triển có dân số đông, thường xuyên phải đối mặt với vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong cải cách nhà ở là các khoản tiết kiệm bắt buộc trong nguồn thu nhập của người dân dành cho nhà ở. Tất cả các cư dân đô thị có việc làm phải tiết kiệm một phần lương thông qua đơn vị công tác để hình thành các khoản dài hạn cho nhà ở. Hàng tháng, cơ quan tuyển dụng có một phần trách nhiệm đóng góp vào tài khoản của người lao động. Số tiền tiết kiệm do một ngân hàng đại diện cho chủ tài khoản (người lao động) nắm giữ và được quản lý thông qua cơ quan tuyển dụng. Ngân hàng có thể cho vay thêm để phát triển nhà ở, vì vậy chủ tài khoản có thể rút tiền từ ngân hàng để mua nhà, sửa chữa nhà ở khi được phê duyệt.

Tại Trung Quốc đến nay vẫn chưa phân định được tỷ lệ do Nhà nước và thị trường cung cấp. Riêng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nhà ở xã hội chiếm khoảng 3 – 5% tổng chi ngân sách hàng năm. Trung Quốc nhấn mạnh vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp và phấn đấu lên 3 – 10%. Trong 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011 Nhà nước Trung Quốc chi khoảng 900 tỷ nhân dân tệ để giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp. Vì giá là theo giá thị trường, nên mặc dù quy định giá thấp hơn giá thị trường nhưng không có mức quy định cụ thể.Cũng có thể có biện pháp khi nhà nước bàn đất (quyền sử dụng đất) cho chủ đầu tư đã xác định giá rẻ với ràng buộc phục vụ nhu cầu cho người có thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh nhà ở cho người thu nhập thấp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)