KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN CÔNG T YA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn hãng kiểm toán AASC (Trang 50 - 65)

Kính gửi : ông Ngô Đức Đoàn Giám đốc kiểm toán Từ : Phạm Quang Huy Trưởng phòng kiểm toán 7

Về : Kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính công ty A cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2013

Tôi xin đệ trình kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2013 của công ty A như sau :

I. Thời gian và địa điểm :

Từ ngày 12/03/2014 đến ngày 17/03/2014 tại công ty A, Tp Hà Nội II. Nhóm kiểm toán

Họ và tên Chức vụ Nơi làm việc

Ngô Đức Đoàn Giám đốc kiểm toán Hà Nội Phạm Quang Huy Chủ nhiệm kiểm toán Hà Nội Nguyễn Quang Thành Kiểm toán viên chính Hà Nội Tống Thị Thùy Kiểm toán viên Hà Nội Hà Thùy Linh Trợ lý kiểm toán Hà Nội Nguyễn Thị Huệ Trợ lý kiểm toán Hà Nội Chu Thị Bích Ngọc Trợ lý kiểm toán Hà Nội Nguyễn Thị Hậu Trợ lý kiểm toán Hà Nội

III. Phạm vi kiểm toán

Thực hiện kiểm toán cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2013 IV. Liên lạc với khách hàng

Ông. Trần Văn A - giám đốc Bà.Hoàng Thị B - kế toán trưởng V. Trang thiết bị :

Công cụ kiểm toán : 05 máy tính xách tay VI. Phương tiện :

Các thành viên trong đoàn kiểm toán sẽ tự túc phương tiện đi lại Người đệ trình:

Chủ nhiệm kiểm toán

Phạm Quang Huy

Phê chuản kế hoạch kiểm toán: Giám đốc kiểm toán

Ngô Đức Đoàn

Những phân tích đánh giá như trên sau khi được kiểm toán viên chính đệ trình cho chủ nhiệm kiểm toán soát xét lần 1 và Ban giám đốc soát xét lần 2 thì sẽ được coi là hợp lý, được phê chuẩn và tiếp tục xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Kiểm soát lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Sau khi kế hoạch kiểm toán tổng quát được phê chuẩn, kiểm toán viên chính tiến hành khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kiểm toán viên chính sẽ tổng hợp lại những vấn đề chủ chốt được nêu ra trong những bước trước như: đánh giá rủi ro đối với cả hợp đồng kiểm toán,rủi ro đối với khoản mục Doanh thu, lựa chọn nhân lực kiểm toán, mức trọng yếu và ngưỡng sai phạm, đánh giá môi trường kiểm soát nội bộ… dựa vào đó để đưa ra kế hoạch kiểm toán chi tiết phù hợp đủ tiêu chuẩn để trở thành một trong những thước đo về chất lượng của hoạt động kiểm toán Doanh thu đó hay nói cách khác là một trong những công cụ quan trọng nhằm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đó.

Kế hoạch kiểm toán chi tiết sẽ chỉ ra những rủi ro có thể có của khoản mục Doanh thu và trên cơ sở đó đề xuất cho kiểm toán viên những thủ tục kiểm toán cần phải sử dụng để phát hiện những rủi ro đó. Việc kiểm soát lập kế hoạch kiểm toán chi tiết sẽ nhằm vào việc soát xét tính hợp lý của những

nhận định về rủi ro có thể có của khoản mục Doanh thu cũng như quy trình kiểm toán tương ứng có đủ để phát hiện sai phạm hay không. Kiểm toán viên chính sẽ là người thực hiện sau đó được chủ nhiệm kiểm toán soát xét lần 1 và thành viên Ban giám đốc soát xét lần 2.

Ví dụ:

- Đối với khách hàng A, sau khi thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của công ty, kiểm toán viên nhận thấy các khoản mục trên Báo cáo tài chính được ghi là phù hợp, tuy nhiên kiểm toán viên đặt ra nghi ngờ đối với việc quản lý quy trình bán hàng,thu tiền của công ty,đặc biệt là việc bán những lô hàng cho khách hàng mới xa,chưa biết chính xác những khách hàng này có thực sự tồn tại hay không? Kiểm toán viên nhận định nếu rủi ro này có nó sẽ ảnh hưởng đến tài khoản Doanh thu bán hàng và do vậy cần tăng cường các thử nghiệm kiểm soát và một số thử nghiệm cơ bản theo quy trình được đưa ra trong bản kế hoạch nhằm phát hiện được rủi ro đó.

Một bước kiểm soát cần phải có và được AASC hết sức chú trọng đó là việc buộc kiểm toán viên đọc, hiểu và tuân thủ kế hoạch kiểm toán cho phần hành Doanh thu, có nghĩa là hiểu và tuân thủ đúng kế hoạch kiểm toán chi tiết, do vậy công ty quy định: Sau khi được giao phần hành Doanh thu, trước khi tiến hành kiểm toán phần hành đó, kiểm toán viên phải đọc bản kế hoạch và khẳng định là đã hiểu những thủ tục được đưa ra bởi kế hoạch cho phần hành đó. Sau khi hoàn thành công việc, kiểm toán viên buộc phải điền thông tin lên kế hoạch những công việc mà mình đã thực hiện. Điều này không chỉ có ý nghĩa giúp các kiểm toán viên đi đúng hướng, kiểm soát được tiến độ cũng như chất lượng của công việc mình đang làm mà nó cũng là một bước trắc nghiệm lại tính phù hợp và khả thi của kế hoạch kiểm toán chi tiết trên thực tế, để từ đó Ban giám đốc có thể có những điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Phụ lục 2.7 là ví dụ về kế hoạch kiểm toán chi tiết phần hành Doanh thu do kiểm toán viên Tống Thị Thùy thực hiện kiểm toán (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán Công ty A năm 2013)

- Đối với khách hàng B, sau khi đánh giá sơ bộ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm toán viên đánh giá khoản mục Doanh thu và Lợi nhuận là 2 khoản mục tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Theo Báo cáo tài chính của Tập đoàn năm 2013, Doanh thu tăng nhanh so với năm trước, tỉ lệ lãi góp tăng mạnh, điều này đặt ra nghi ngờ về việc Tập đoàn đã có những điều chỉnh so với thực tế. Nhận định này là có cơ sở khi mà Tập đoàn chịu áp lực từ việc niêm yết và chào bán cổ phiếu ra công chúng, hơn nữa với số vốn điều lệ khổng lồ 1000 tỷ đồng cũng gây ra áp lực buộc khách hàng phải điều chỉnh lợi nhuận cho phù hợp. Từ đây kiểm toán xác định những bước kiểm soát phù hợp đối với các khoản mục này với sự hỗ trợ của phần mềm để phát hiện các sai phạm có thể có.

Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch kiểm toán Doanh thu

Kiểm soát ở giai đoạn này chính là việc giám sát việc tuân thủ kế hoạch và đạt được mục tiêu kế hoạch kiểm toán khoản mục Doanh thu đề ra. Tuy nhiên thực tế tiến hành kiểm toán sẽ có những tình huống mà kế hoạch không thể bao quát hết được do vậy ngoài sự kiểm soát dựa trên việc hoàn thành những mục tiêu theo kế hoạch, bản thân các kiểm toán viên khi tiến hành công việc sẽ phải tự kiểm soát công việc của mình cũng như chịu sự kiểm soát của cấp trên và tham gia soát xét công việc của cấp dưới. Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán Doanh thu của AASC trong thực hiện kế hoạch kiểm toán diễn ra như sau:

- Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, mọi công việc mà các kiểm toán viên làm đều được thể hiện trên các giấy tờ làm việc. Công tác soát xét trong

giai đoạn này chính là việc soát xét thông qua các giấy tờ làm việc. Các giấy tờ làm việc này do kiểm toán viên chính lập hoặc do kiểm toán viên phụ trách phần hành kiểm toán Doanh thu trực tiếp lập và sẽ được soát xét, kiểm soát trực tiếp bởi các kiểm toán viên cấp cao hơn trong nhóm. Một số hợp đồng có độ rủi ro cao thì cần có sự soát xét của bộ phận phụ trách rủi ro riêng.

- Chi tiết các bước soát xét và nội dung soát xét ở từng cấp được thực hiện như sau:

+ Kiểm toán viên chính sau khi nghiên cứu kỹ kế hoạch, xem xét năng lực chuyên môn của các cá nhân trong nhóm để tiến hành chỉ định người làm phần hành kiểm toán Doanh thu .Bước kiểm soát này rất quan trọng, nó yêu cầu người trưởng nhóm phải hiểu sâu sắc bản kế hoạch và nắm được điểm mạnh của các cá nhân, giao đúng việc cho đúng người là cách để đảm bảo công việc tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu đề ra.

+ Trên cơ sở sự phân công công việc đó, cá nhân trong nhóm chịu trách nhiệm về phần hành kiểm toán Doanh thu sẽ tiến hành phần việc của mình theo đúng thiết kế của kế hoạch kiểm toán chi tiết: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát; thực hiện thủ tục kiểm soát chi tiết; đánh giá tổng hợp sai phạm và phạm vi kiểm toán; thực hiện các soát xét đối với khoản mục Doanh thu trên Báo cáo tài chính. Căn cứ vào kết quả của thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên sẽ xác định số lượng của các thử nghiệm chi tiết. Tại AASC, thử nghiệm chi tiết bao gồm: Thủ tục phân tích và kiểm soát chi tiết. Đối với thủ tục phân tích điểm mấu chốt là phải xây dựng được mô hình ước tính phù hợp, điều này đòi hỏi sự nhạy cảm thông minh và hiểu biết rộng của kiểm toán viên, ngoài ra cần phải xác định ngưỡng so sánh hợp lý. Đối với thủ tục kiểm soát chi tiết điểm mấu chốt là phải xác định dược quy mô mẫu và lựa chọn các cá thể vào mẫu. Quy mô mẫu sẽ được phần mềm tự động tính dựa vào mức trọng yếu ban đầu, công việc còn lại của kiểm toán viên là lựa chọn các phần tử vào

mẫu có thể là ngẫu nhiên hoặc cũng có thể là do xét đoán chủ quan của kiểm toán viên. Để các mẫu đảm bảo được tính đại diện, bao trùm được những rủi ro có thể có thì việc lựa chọn phần tử nào vào mẫu khá quan trọng nó phụ thuộc rất nhiều vào sự nhạy cảm nghề nghiệp của kiểm toán viên mà điều này là điểm hạn chế cố hữu của các nhân viên mới. Tất cả những thủ tục, công việc này đều phải được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán, đây không những là căn cứ để kiểm toán viên đưa ra kết luận đối với phần hành kiểm toán Doanh thu mà mình đảm nhiệm mà nó còn là căn cứ để các cấp thực hiện chức năng soát xét đối với công việc của kiểm toán viên đó.

Giấy tờ làm việc về phần hành Doanh thu của kiểm toán viên sẽ được soát xét để đảm bảo nguyên tắc mọi giấy tờ làm việc đều được soát xét bởi ít nhất 1 cấp trên trực tiếp. Tức là sau khi hoàn thành công việc, kiểm toán viên gửi giấy tờ làm việc của mình cho một kiểm toán viên cấp cao hơn thực hiện soát xét lần thứ nhất. Ở cấp soát xét đầu tiên này kiểm toán viên đó sẽ phải soát xét hết sức kỹ lưỡng về cả mặt nội dung và hình thức của giấy tờ làm việc. Về mặt hình thức, giấy tờ làm việc phải có đủ tiêu đề, tên khách hàng, kỳ kế toán, tên người lập, ngày lập, tên người soát xét, ngày soát xét, mục đích, công việc, nguồn tài liệu, chi tiết, đánh giá, kết luận. Về nội dung, kiểm toán viên soát xét lần 1 kiểm soát tính đầy đủ của các thông tin phản ánh trên giấy tờ làm việc như:Tính hợp lý của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, phát hiện của kiểm toán viên, đánh giá, kết luận và các bút toán đề nghị điều chỉnh của kiểm toán viên (nếu có), giải thích các ghi chú kiểm toán. Nếu cần có những giải thích thêm cho giấy tờ làm việc, kiểm toán viên soát xét sẽ đưa ra các ghi chú có ký hiệu mở (ghi là “Open”) để kiểm toán viên thực hiện diễn giải và hoàn thiện giấy tờ làm việc, khi kiểm toán viên thực hiện hoàn tất việc sửa chữa và giải thích các yêu cầu này thì trên giao diện làm việc sẽ có ký

hiệu đóng (ghi là “Close”). Một giấy tờ làm việc hoàn chỉnh thì tất cả các ghi chú đều phải có ký hiệu đóng, tức là mọi vấn đề đặt ra trong quá trình soát xét đều đã được giải quyết .

Mục đích soát xét của là để đánh giá tất cả các bằng chứng thu thập được thông qua hoạt động kiểm toán khoản mục Doanh thu đã đủ để có thể đưa ra kết luận kiểm toán chính xác và hợp lý.Nếu có bất kỳ yêu cầu nào cần được làm rõ hơn, kiểm toán viên chính cũng sẽ có những ghi chú để cấp dưới thực hiện.

Sau bước soát xét của trưởng nhóm, hồ sơ kiểm toán được gửi cho chủ nhiệm kiểm toán soát xét. Chủ nhiệm kiểm toán là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với mỗi cuộc kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán phải thường xuyên theo dõi và kiểm soát về tiến độ và chất lượng công việc thực hiện kiểm toán Doanh thu nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung. Cụ thể, chủ nhiệm kiểm toán phải có trách nhiệm giải đáp mọi thắc mắc cũng như đưa ra các quyết định giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục Doanh thu của kiểm toán viên. Đồng thời, chủ nhiệm kiểm toán còn có trách nhiệm soát xét lại giấy tờ làm việc phần hành Doanh thu của kiểm toán viên và soát xét các giấy tờ được lập bởi kiểm toán viên chính.

Việc soát xét của chủ nhiệm kiểm toán được tiến hành theo một trình tự khác so với kiểm toán viên chính. Chủ nhiệm kiểm toán sẽ soát xét tờ tổng hợp khoản mục Doanh thu trên Báo cáo tài chính, kết luận của kiểm toán viên đối với phần hành, chương trình kiểm toán đối với phần hành Doanh thu đã được thực hiện, các công việc do kiểm toán viên chính thực hiện liên quan đến Doanh thu mà chưa được soát xét. Sau đó, chủ nhiệm kiểm toán sẽ xét đoán và quyết định xem sẽ phải đi sâu vào soát xét những giấy tờ chi tiết dựa

trên tính trọng yếu, đánh giá rủi ro và kinh nghiệm làm việc của kiểm toán viên của hoạt động kiểm toán Doanh thu.Cuối cùng giấy tờ làm việc của phần hành Doanh thu do kiểm toán viên lập sẽ được chuyển cho cấp soát xét cuối cùng là thành viên Ban giám đốc phụ trách khách hàng. Thành viên Ban giám đốc phụ trách khách hàng sẽ soát xét một cách tổng hợp để đảm bảo rằng giấy tờ làm việc đã phản ánh đầy đủ và hợp lý các tài liệu, bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập nhằm đưa ra ý kiến của mình, hoạt động kiểm toán đã diễn ra tuân thủ đúng kế hoạch, đạt được mục tiêu đề ra, có đủ căn cứ hợp lý để đưa ra ý kiến kiểm toán về khoản mục Doanh thu trên Báo cáo tài chính của khách hàng đó.

- Đối với khách hàng B, việc soát xét cũng được thực hiện tương tự như trên, tuy nhiên mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán này cao hơn do đó trong giai đoạn thực hiện kiểm toán kiểm toán viên chính và chủ nhiệm kiểm toán tăng cường giám sát công việc của các nhân viên hơn nhằm hỗ trợ họ kịp thời hơn.

Kiểm soát việc kết thúc kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán

Sau khi nhận được giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về phần hành Doanh thu, trưởng nhóm cùng với chủ nhiệm kiểm toán sẽ tiến hành tổng hợp kết thúc kiểm toán và chuẩn bị phát hành Báo cáo kiểm toán. Kiểm soát trong giai đoạn này là nhằm xem xét một cách tổng hợp liệu hoạt động kiểm toán đó đã tuân thủ theo đúng kế hoạch đặt ra, đạt được mục tiêu hay không. Bước kiểm soát này do kiểm toán viên chính, chủ nhiệm kiểm toán và Ban giám đốc phụ trách hợp đồng thực hiện. Việc soát xét sẽ được thể hiện thông qua các bảng tổng hợp soát xét.

Soát xét của trưởng nhóm phải đảm bảo rằng từ khâu lập kế hoạch chương trình kiểm toán đến các bước kiểm toán đều đã được thực hiện đầy đủ và đã được ghi chép đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán trước khi chuyển cho chủ nhiệm kiểm toán và Ban giám đốc soát xét. Nhiệm vụ của người trưởng nhóm

là phải đảm bảo giấy tờ làm việc phần hành Doanh thu của kiểm toán viên đã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn hãng kiểm toán AASC (Trang 50 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w