Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán khoản mục Doanh thu của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn hãng kiểm toán AASC (Trang 25 - 30)

Doanh thu của công ty

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Doanh Thu tại công ty AASC

Kiểm soát toàn công ty

Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp Kỹ năng và năng lực chuyên môn Giao việc Hướng dẫn và giám sát Tham khảo ý kiến Duy trì và chấp nhận khách hàng Kiểm tra

Từng cuộc kiểm toán

Nhân sự tham gia kiểm toán

Tìm hiểu khách hàng Thủ tục kiểm toán Hồ sơ kiểm toán

Kết luận kiểm toán và đánh giá

sự hài lòng của khách hàng

2.1.6.1.Kiểm soát chất lượng giai đoạn trước kiểm toán

Kiểm soát khách hàng: Có thể là tiền đánh giá (đối với khách hàng mới) hoặc đánh giá lại đối với khách hàng cũ. Công việc này cần được đánh giá định kỳ với danh sách các khách hàng tiềm năng và khách hàng cũ . Trước khi quyết định chấp nhận hoặc giữ một khách hàng, cần đánh giá mức độ độc lập của công ty, khả năng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng cũng như mức độ liêm khiết của Ban lãnh đạo. Phòng kiểm soát chất lượng sẽ kiểm tra

lại báo cáo đánh giá khách hàng và qua tìm hiểu xác định khối lượng công việc đảm nhận mà Ban lãnh đạo xác định giá phí cho một cuộc kiểm toán.

Kiểm soát trình độ, năng lực và đạo đức của kiểm toán viên: Kiểm toán viên phải tuân thủ những chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty. Nếu kiểm toán viên thiếu trình độ, nghiệp vụ sẽ không đáp ứng được nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc kiểm toán do không lường hết sai phạm; hoặc kiểm toán viên không trung thực, khách quan sẽ để các lợi ích cá nhân chi phối đến hoạt động kiểm toán dẫn đến kết quả kiểm toán sẽ bị sai lệch, bóp méo. Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn tới chất lượng Báo cáo kiểm toán vì những sai phạm đó chính là những sai phạm trọng yếu.

Tính độc lập của kiểm toán viên: Kiểm toán viên phải có đủ năng lực, khả năng thực hiện công việc và đủ tín nhiệm với khách hàng, có trách nhiệm với công việc của mình. Kiểm toán viên phải là người không có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp, và cũng không được có quan hệ họ hàng, ruột thịt với một trong những người lãnh đạo doanh nghiệp. Bước lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để kiểm toán một doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Đối với mỗi công ty khác nhau, cần thiết phải có những người kiểm toán viên am hiểu sâu sắc và có đủ năng lực để đảm nhận. Đây là một trong những thủ tục kiểm soát chất lượng quan trọng nhất.

Sự phân công công việc giữa kiểm toán viên chính và trợ lý kiểm toán viên: Người có trách nhiệm phân công phải xem xét các yếu tố như: yêu cầu về nhân viên và thời gian của hợp đồng kiểm toán, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, địa vị của từng người, dự kiến thời gian hoàn thành công việc của người được giao. Khi phân công công việc, cần cân nhắc đến tính liên tục,

tính luân phiên và tính hệ thống để nhân viên có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.

2.1.6.2. Kiểm soát chất lượng trong quá trình kiểm toán

Trưởng đoàn kiểm toán: Phụ trách kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán do mình đảm nhiệm, là người hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát chung để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra đều theo đúng mục tiêu trong kế hoạch. Nếu xét thấy công việc của một người nào đó sai lệch, hoặc có vướng mắc, trưởng đoàn có trách nhiệm chỉ đạo kịp thời và chịu trách nhiệm với toàn bộ công việc của các trợ lý kiểm toán viên. Trong giai đoạn này yêu cầu trưởng đoàn thực hiện nguyên tắc kiểm soát chất lượng sát sao để nhằm cho công việc được thực hiện hoàn chỉnh, đúng phương pháp, giải pháp, hướng dẫn kịp thời, đảm bảo tiến độ công việc. Khi có thắc mắc, trở ngại không giải quyết được thì trưởng đoàn là người chịu trách nhiệm họp thảo luận lấy ý kiến với nhóm kiểm toán, liên lạc với phòng tư vấn hoặc cán bộ ban kiểm soát để được tư vấn. Nếu cần thiết sẽ điều động người có chuyên môn hơn đến giải quyết hoặc có thể tham khảo ý kiến chuyên gia ngoài công ty.

Trưởng nhóm kiểm toán: Trong cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm hơn có trách nhiệm hướng dẫn các trợ lý kiểm toán cấp thấp hơn trong công việc được giao. Thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị mà trưởng nhóm sẽ hướng dẫn trợ lý kiểm toán viên thực hiện những mục tiêu ưu tiên, những đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất, kinh doanh và những vấn đề cần lưu ý khi xem xét một tài khoản nào đó của khách hàng. Điều này sẽ làm tăng tính hiệu quả của cuộc kiểm toán.

Trưởng nhóm mỗi nhóm kiểm toán sau khi phân công công tác còn phải thực hiện giám sát chặt chẽ để xác định xem: Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn cần thiết để thực

hiện công việc được giao hay không; những trợ lý có hiểu rõ quy định theo chuẩn mực cũng như có thường xuyên duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức không; trợ lý có hiểu và làm theo đúng yêu cầu của người hướng dẫn không; có thực hiện được theo đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán không.

Người được giám sát chất lượng cuộc kiểm toán: Thực hiện các trách nhiệm sau: Nếu phát hiện kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp kiểm toán hay có biểu hiện cấu kết với khách hàng làm sai lệch Báo cáo tài chính thì người giám sát phải báo lại cho người có thẩm quyền xử lý. Nếu xét thấy kiểm toán viên, trợ lý kiển toán viên không đáp ứng được kỹ năng và năng lực chuyên môn cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán thì phải đề nghị người có thẩm quyền thay kiểm toán viên hay trợ lý kiểm toán để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. Công ty kiểm toán phải thường xuyên theo dõi tính đầy đủ và tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty.

Với những hợp đồng kiểm toán cho tổng công ty có nhiều đơn vị trực thuộc ở các tỉnh, thành phố cách xa nhau khiến cho một đoàn kiểm toán không thể thực hiện hết được, mỗi đoàn kiểm toán trong khi tiến hành kiểm toán cần phải thường xuyên liên lạc với một người trực tiếp điều hành cả cuộc kiểm toán để tiện phân công công việc, đồng thời phối hợp hoạt động giữa các nhóm để công việc đảm bảo diễn ra liên tục, hiệu quả. Trưởng đoàn mỗi nhóm trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm soát nhóm kiểm toán của mình, đồng thời chịu sự kiểm soát của cấp cao hơn. Kết quả kiểm toán của từng nhóm sẽ được tập hợp để người trực tiếp điều hành cả cuộc kiểm toán tổng hợp, rà soát trước khi báo cáo.

Hồ sơ kiểm toán: Tất cả các tài liệu cần thiết, giấy tờ làm việc hay các bằng chứng thu thập được liên quan đến phần hành kiểm toán Doanh thu đều được lưu giữ cẩn thận trong hồ sơ kiểm toán theo một trình tự logic quy định trước để thuận tiện việc theo dõi không chỉ trong cuộc kiểm toán hiện tại mà trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào sau này đều phải có hồ sơ làm việc cũ để đối chiếu, làm cơ sở cho các nhận định về các sự kiện trước. Trưởng đoàn phân công một người trong nhóm chịu trách nhiệm đóng, lưu giữ hồ sơ và người này chịu trách nhiệm về các thủ tục lưu giữ hồ sơ như đánh số chỉ mục để tiện tham chiếu, kiểm tra sự trình bày trên giấy làm việc có thể hiện đầy đủ những phương pháp đã ghi trên mẫu giấy làm việc in sẵn. Hồ sơ kiểm toán đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm tra và đánh giá chất lượng kiểm toán khoản mục Doanh thu nói riêng và BCTC nói chung tại AASC.

2.1.6.3. Kiểm soát chất lượng sau cuộc kiểm toán

Soát xét giấy tờ làm việc và trao đổi với khách hàng: Sau khi kết thúc quá trình kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ xét duyệt tất cả giấy tờ làm việc của trợ lý kiểm toán viên và ghi ra tất cả các ý kiến của kiểm toán viên về khoản mục Doanh thu được trên một biên bản ghi nhớ.Sau đó trưởng nhóm kiểm toán sẽ trao đổi trước với kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp của doanh nghiệp. Người này sẽ có trách nhiệm giải thích một số vấn đề được nêu ra trong biên bản ghi nhớ mà người này có bằng chứng chứng minh là không phù hợp. Trường hợp đoàn kiểm toán đồng ý với sự giải thích và các bằng chứng được đưa ra của bộ phận kế toán, các tiểu mục này trong biên bản ghi nhớ sẽ được loại ra trước khi bản chính thức được in. Biên bản ghi nhớ chính thức sẽ được sử dụng để họp giữa đoàn kiểm toán và Ban giám đốc. Ban giám đốc sau khi đã đồng ý kí vào biên bản tức là đồng ý điều chỉnh lại khoản mục Doanh thu trên Báo cáo tài chính theo ý kiến của kiểm toán viên.

Theo biên bản này, toàn bộ các bút toán điều chỉnh sẽ được 2 bên, bao gồm Phòng kế toán của doanh nghiệp và người được phân công lập Báo cáo kiểm toán cùng điều chỉnh dựa trên số liệu của Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán do doanh nghiệp lập trước đây.

Công việc soát xét hồ sơ kiểm toán còn được tiến hành bởi ban kiểm soát công ty AASC. Ban kiểm soát được thành lập gồm những kiểm toán viên có kinh nghiệm nhất, có năng lực, tầm nhìn khái quát về tất cả các phần trong hồ sơ kiểm toán. Một sự bất nghịch lý thường xảy ra đối với một Báo cáo tài chính ví dụ như giữa các khoản mục khác nhau thì sẽ đưa ra các ý nghĩa tài chính khác nhau. Các chỉ số được phân tích, so sánh, định tính và định lượng cho ra các kết quả trái ngược với con số mà đoàn kiểm toán đã thu thập được. Nếu trường hợp này xảy ra, trưởng nhóm là người chịu trách nhiệm trước ban kiểm soát để giải trình và họp bàn tìm cách giải quyết.

Sau khi điều chỉnh và tiến hành so khớp, không có bất cứ chênh lệch nào xảy ra, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập Báo cáo kiểm toán nêu rõ ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được đính kèm theo. Hai bên cùng tiến hành ký vào Báo cáo kiểm toán và sau đó báo cáo sẽ được phát hành ra bên ngoài. Báo cáo kiểm toán còn được phê duyệt bởi giám đốc công ty kiểm toán AASC để chứng nhận công việc kiểm tra cuối cùng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn hãng kiểm toán AASC (Trang 25 - 30)