Những tồn tại, vƣớng mắc cần phải tháo gỡ

Một phần của tài liệu Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 87)

1.1Tình hình chung

1.3.Những tồn tại, vƣớng mắc cần phải tháo gỡ

1.3.1. Đối tượng trẻ em được làm con nuôi:

Về đối tượng trẻ, Nghị định 68/CP có quy định trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài xuất phát từ hai nguồn đó là:

a) Trẻ em đang sống ở các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam. b) Trẻ em đang sống tại gia đình, nếu thuộc trường hợp là trẻ em mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi.

Điểm (b) của quy định này đã được quy định chi tiết tại Thông tư 07 của Bộ Tư pháp ngày 16/12/2002 về việc hướng dân thi hành một số điều của Nghị định số 68/CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ. Trong khi đó, điểm (a) của Nghị định 68/CP lại chưa được làm rõ những trẻ em nào sống ở trong cơ sở nuôi dưỡng được phép cho làm con nuôi người nước ngoài. Nếu như tại thời điểm thực hiện Nghị định 184/CP thì chỉ cho phép người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam bị bỏ rơi, mồ côi, bị tàn tật trong các cơ sở nuôi dưỡng do ngành Lao động – Thương binh xã hội quản lý (Quyết định 145/HĐBT ngày 2/4/1992). Nhưng khi Nghị định 184/CP hết hiệu lực cho đến nay chưa vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về đối tượng trẻ em Việt Nam được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài. Đến nay, tình trạng này dường như đã được tháo gỡ bởi Nghị định 69/CP đã quy định rõ ràng những trẻ em nào được phép cho làm con nuôi.

Tuy vậy, tại khoản 2, điều 36, Nghị định 69/CP vẫn quy định cụm từ “trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam”, trên thực tế không phải cơ sở nuôi dưỡng hợp pháp nào cũng được phép cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, mà phải được UBND cấp tỉnh chỉ định. Do vậy, nhiều cơ sở thành lập hợp pháp, có nhiều trẻ nhưng lại không được phép cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Chính điều này đã khiến cho việc giải quyết con nuôi cho người nước ngoài nhiều khi gặp khó khăn, bởi vì nhiều trung tâm nuôi dưỡng được phép cho con nuôi nhưng lại không có trẻ trong khi đó các trung tâm hoặc các nhà nuôi dưỡng từ thiện tư nhân lại có rất nhiều trẻ em có thể cho người nước ngoài nhận làm con nuôi, ví dụ như trường hợp chị Bùi Hải Yến, giảng viên khoa Du lịch, trường Đại học Khoa học – xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội một mình chị nuôi 13 trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ hoặc như Trung tâm Nhân Đạo Quê Hương do chị Huỳnh Tiểu Hương sáng lập, hiện nay số trẻ em vào ở tại Trung tâm là khoảng 150 cháu và số trẻ ngày càng gia tăng, điều này đã gây không ít khó khăn về tài chính cho cơ sở nuôi dưỡng này.

1.3.2. Đối tượng nước ngoài được xin làm con nuôi

Nguyên tắc chỉ giải quyết việc nuôi con nuôi trên cơ sở điều ước quốc tế của Nghị định 68/CP đã khắc phục được tình trạng lộn xộn khi thi hành Nghị định 184/CP trước kia. Nhưng quy định này cũng trở thành một rào cản cho những người nước ngoài thường trú tại các nước chưa ký kết điều ước quốc tế về con nuôi với Việt Nam. Do vậy, rất nhiều trường hợp người nước ngoài muốn xin trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, bệnh tật bẩm sinh, bị bệnh hiểm nghèo... cũng không được giải quyết. Hậu quả dẫn đến là càng làm cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em thêm quá tải.

1.3.3. Những vướng mắc về thủ tục, hồ sơ, giấy tờ

Thứ nhất, về mặt thời gian trong quy trình nhận con nuôi: Theo quy định của

Nghị định 68/CP quy trình giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện trong thời gian là 120 ngày đối với việc xin đích danh trẻ hoặc 150 ngày nếu phải xác minh. Tuy nhiên theo kiến nghị của một số địa phương cho rằng, thời gian quy định trong quy trình nhiều khi không thể đáp ứng được nếu không có sự phối hợp

đồng bộ giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài. Do vậy, có những trường hợp nếu nhìn vào thời điểm giải quyết hồ sơ sẽ nhận thấy những bất cập hết sức vô lý như trường hợp ở Hoà Bình là một ví dụ: điều 43, Nghị định 68/CP quy định: “Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được công văn của cơ quan con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng trẻ em... làm hồ sơ trẻ em...”. Nhưng trên thực tế, Sở Tư pháp trước khi nhận được công văn của Cục con nuôi cũng chưa rõ là trẻ em đã hoàn thiện hồ sơ hay chưa? nên nhiều khi việc hướng dẫn làm và hoàn thiện hồ sơ mất rất nhiều thời gian. Do vậy cũng có trường hợp ngày mà Sở lao động Thương binh và xã hội ký tiếp nhận trẻ em vào Trung tâm nuôi dưỡng, với ngày mà Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội ký giấy đồng ý cho trẻ em đi làm con nuôi chỉ cách nhau 7 ngày hoặc 15 ngày. Nếu nhìn vào ngày ban hành Quyết định khiến cho chúng ta hiểu lầm là nhận trẻ em vào Trung tâm chỉ để cho đi làm con nuôi. Điều này là hoàn toàn không phù hợp với Công ước La Hay 1993.

Hoặc như trường hợp ở Thái Nguyên, thời gian 30 ngày để hoàn thiện hồ sơ nhiều khi không thể đáp ứng được bởi biên chế của Sở Tư pháp còn ít, nhưng quan trọng hơn là địa bàn tỉnh quá rộng, nhiều trường hợp cần phải xác minh ở vùng xa xôi, hẻo lánh phải đi mất mấy ngày đường do vậy đôi khi cũng không đảm bảo về mặt thời gian hoàn thiện hồ sơ của trẻ.

Thứ hai, vướng mắc về hồ sơ xin nhận con nuôi: đây là vấn đề lớn nhất trong

quá trình giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài, khiến cho quá trình giải quyết bị đình trệ. Có rất nhiều lý do vướng mắc liên quan đến hồ sơ trẻ, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do sự quy định không rõ ràng của pháp luật Việt Nam. Theo ông Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Tam Bình thì việc cho con nuôi người nước ngoài “gần như bế tắc từ hai năm nay”, nguyên nhân là do các quy định về thủ tục không “khớp” nhau. Theo hướng dẫn của Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp thì trẻ bị bỏ rơi trong trường hợp có mẹ, nếu không có sự đồng ý của người mẹ thì không thể giải quyết cho người khác nhận làm con nuôi.

Hiện nay, trên 70% trẻ bị bỏ rơi đang sống ở các trung tâm xã hội bị vướng vào tình trạng trên. Trong giấy chứng sinh của các bệnh viện, thường có ghi đầy đủ họ tên, quê quán của người mẹ đã bỏ rơi con. Tuy nhiên, khi trung tâm liên hệ với địa phương của những người này để làm thủ tục xác nhận thì hầu như không được phản hồi. Trung tâm Tam Bình đang trong tình trạng quá tải với 440 trẻ. Trong đó, trên 100 trẻ đủ điều kiện làm con nuôi và có khá nhiều nhu cầu xin con nuôi từ nước ngoài nhưng không thể giải quyết được [28]. Hoặc có trường hợp bỏ rơi nhưng lại để lại địa chỉ liên lạc, hoặc bút tích liên quan đến người mẹ hoặc gia đình của đứa trẻ (xem hộp số 2.2) nhưng trên thực tế việc xác minh được thì lại là vấn đề hết sức nan giải, trong khi đó người xin con nuôi lại rất thích đứa trẻ này, không đồng ý đổi đứa trẻ khác. Đây có lẽ không phải là trường hợp cá biệt của Trung tâm Tam Bình mà của hầu hết các địa phương có các trung tâm có chức năng cho người nước

ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Ngoài ra, theo báo cáo của một số địa phương như Thái Nguyên, Hoà Bình thường có một vài trục trặc nhỏ trong vấn đề hồ sơ như ngày tháng năm sinh của trẻ ghi trong công văn của Cục con nuôi quốc tế gửi cho Sở Tư pháp lại không đúng với ngày tháng năm sinh của trẻ lưu trong hồ sơ; hoặc số hộ chiếu của người xin con nuôi trước và sau khi người xin con nuôi ký cam kết là không giống nhau do

Hộp số 2.4: Bỏ con vì lỡ lầm, nghèo khó

Bác sĩ Tạ Thị Thanh Thủy, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, nói rằng, trong cuộc đời làm bác sĩ, tình cảnh xót xa nhất mà chị không thể nào quên được chính là những lần phải chứng kiến những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng mẹ...

Bác sĩ Thủy đưa tôi xem lá thư của một cặp vợ chồng trẻ viết gửi y, bác sĩ bệnh viện trước khi bỏ con ngoài hành lang bệnh viện: “Vì hoàn cảnh quá khó khăn, vợ chồng tôi

xin y, bác sĩ đem đứa bé này vào viện mồ côi và đừng cho ai khác. Vài tháng sau, chúng tôi sẽ đến nhận bé về...”. Lá thư đề ngày 16-11-2003.

Câu chuyện được trích từ Báo Người lao động, với những lá thư kiểu như thế này thì một điều chắc chắn rằng đứa trẻ sẽ rất khó có thể làm con nuôi người nước ngoài nếu một ai đó có nhã ý muốn xin, bởi một lẽ rất đơn giản cha, mẹ đứa trẻ vẫn còn và như vậy phải có sự đồng ý của cha mẹ. Nhưng để tìm được cha mẹ đứa trẻ trong hoàn cảnh này không hề dơn giản chút nào.

người xin được cấp hộ chiếu mới; hoặc vấn đề giấy uỷ quyền của bố (mẹ) nuôi lập sẵn trong hồ sơ xin con nuôi (thường lập ngay tại thời điểm nộp hồ sơ xin con nuôi), giấy này không giới hạn về thời gian uỷ quyền, vậy thì đến thời điểm giao nhận con nuôi còn có giá trị không? Có được coi là giấy uỷ quyền hợp pháp không? Tuy những vướng mắc này không quá khó giải quyết, nhưng nhiều khi lại gây khó khăn cho cơ sở khi giải quyết nuôi con nuôi và làm chậm tiến độ giải quyết, thậm chí khiến cho người nước ngoài đến Việt Nam xin con nuôi hiểu lầm là cán bộ gây khó dễ để phát sinh tiêu cực.

Nếu so sánh với các nước trong khu vực như Trung Quốc hoặc Philipin thì hầu như không có tình trạng này xẩy ra. Chẳng hạn đối với Trung Quốc: toàn bộ hồ sơ của người xin con nuôi được gửi đến Trung tâm con nuôi của Trung Quốc đặt tại Bắc Kinh thông qua các tổ chức nuôi con nuôi của người xin con nuôi thường trú được phép hoạt động tại Trung Quốc. Sau đó, Trung tâm này sẽ có trách nhiệm ghép hồ sơ của người xin con nuôi với hồ sơ của trẻ em do các Viện phúc lợi gửi lên. Khi hồ sơ đã được ghép xong, Trung tâm sẽ thông báo cho người xin con nuôi và Sở dân chính nơi trẻ đó thường trú quyết định ghép trẻ. Nếu người xin con nuôi đồng ý thì ký vào giấy ghép trẻ và gửi cho Trung tâm con nuôi. Trung tâm sẽ thông báo cho người xin con nuôi đến tỉnh, thành phố nơi có trẻ để làm thủ tục bàn giao con nuôi. Trong vòng 10 tháng kể từ ngày Trung tâm nhận được hồ sơ hợp lệ, vụ việc xin con nuôi sẽ được giải quyết xong.

Đối với Philipin: Để tiến hành việc xin trẻ em Philipin làm con nuôi, người xin con nuôi phải gửi hồ sơ cho Toà án khu vực về trẻ em của Philipin hoặc thông qua tổ chức trung gian của nước nhận để nộp cho Uỷ ban con nuôi quốc tế. Toàn bộ hồ sơ của người xin con nuôi và trẻ em được cho làm con nuôi sau khi đã được xem xét kỹ sẽ được chuyển đến Hội đồng ghép hồ sơ do Uỷ ban con nuôi quốc tế thành lập. Sau khi Hội đồng ra kết luận thì hồ sơ sẽ được chuyển lên Uỷ ban để xét duyệt. Trong thời hạn 5 ngày Uỷ ban thông báo giấy chấp thuận ghép trẻ cho tổ chức con nuôi nước ngoài hoặc cơ quan trung ương của nước ngoài. Người xin con nuôi sẽ thông báo về ý kiến của mình cho Uỷ ban để Uỷ ban ra quyết định. Sau khi có quyết

định của Uỷ ban, việc bàn giao trẻ được tiến hành và cha mẹ nuôi làm các thủ tục có liên quan để đưa trẻ về nước.

Như vậy, tất cả hồ sơ của trẻ khi gửi lên cho cơ quan có trách nhiệm đã hoàn toàn đầy đủ, do vậy việc giải quyết các hồ sơ ở các nước này là tương đối nhanh, tốn rất ít thời gian và tiền bạc.

1.3.4. Tình trạng tồn đọng hồ sơ

Hiện tượng này là một điều hết sức báo động và cũng là một nghịch lý cần phải xem xét tháo gỡ. Như đã trình bày ở trên, Nghị định 68/CP được đánh giá là phù hợp, tiến bộ, khắc phục được những nhược điểm do Nghị định 184/CP gây ra. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc giải quyết trẻ em làm con nuôi người nước ngoài không những giảm về mặt số lượng mà tình trạng hồ sơ ứ đọng tại Cục con nuôi Bộ Tư pháp ngày càng tăng, đặc biệt là hồ sơ của công dân Pháp. Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, nguyên nhân chủ yếu là việc ghép hồ sơ trẻ em chậm (công việc này hiện chủ yếu do các tổ chức nuôi con nuôi thực hiện), do tình trạng “thiếu trẻ” ở các cơ sở nuôi dưỡng. Theo tìm hiểu thực tế, tình trạng “thiếu trẻ” nhiều khi là hiện tượng ảo, có những trung tâm cố tình “ém” trẻ nhằm mục đích chờ đợi sự hỗ trợ của các tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh, ví dụ như không muốn sự hỗ trợ của các tổ chức Pháp, Italia vì mức hỗ trợ thấp, các cơ sở này thông báo rằng họ không có trẻ hoặc ít trẻ nhưng thực chất là họ chờ đợi các tổ chức nuôi con nuôi của Mỹ, Đan Mạch – các tổ chức này thường có sự đầu tư tài chính cho các cơ sở nuôi dưỡng tương đối nhiều.

Ngoài ra, do các tổ chức con nuôi của Pháp chưa chủ động trong việc ghép hồ sơ trẻ, bên cạnh đó việc chuyển hồ sơ của cha mẹ nuôi theo hệ thống của Pháp tương đối mất nhiều thời gian. Tình trạng tiêu cực, quan liêu, tắc trách, gây phiền hà, sách nhiễu ở nơi này nơi khác vẫn còn, những hiện tượng này góp phần vào việc gây ách tắc hồ sơ.

1.3.5. Thẩm quyền của Cục con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 68/CP thì đến tháng 8/2003 Việt Nam đã thành lập một cơ quan có tính “chuyên trách” về con nuôi quốc tế trực

thuộc Bộ Tư pháp. Cục con nuôi quốc tế vừa có chức năng quản lý nhà nước về con nuôi có yếu tố nước ngoài, vừa tham gia vào một số công đoạn trong quá trình giải quyết hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Tuy nhiên, đánh giá trên thực tế vai trò và thẩm quyền của Cục con nuôi chưa ngang tầm với Cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế ở nhiều nước hiện nay cũng như theo quy định tại Công ước La Hay 1993. Quay trở lại hộp số 1.6 nói trên, chúng ta thấy rằng vai trò của Cục con nuôi quốc tế là rất lớn và quan trọng, nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu xem xét, cho ý kiến giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể, chưa có thẩm quyền quyết định cuối cùng giải quyết vụ việc cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi, mà thực tế ở Việt Nam, vị trí của UBND tỉnh dường như quan trọng hơn so với Cục con nuôi quốc tế. Đánh giá tình trạng này, nhiều người cho rằng Cục con nuôi quốc tế hiện nay không khác gì là cơ quan “hậu kiểm” hoặc là “Sở Tư pháp thứ hai” giúp việc cho Uỷ ban nhân dân tỉnh.

1.3.6. Tính minh bạch trong tài chính

Tài chính luôn là vấn đề nhạy cảm trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, lĩnh vực nuôi con nuôi cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay, lệ phí chính thức

Một phần của tài liệu Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 87)