NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THỜI GIAN TỚI.
1.2.1. Tăng cƣờng năng lực cho Cục con nuôi – Bộ Tƣ pháp trong việc xử lý, giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi quốc tế
giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi quốc tế
Việc thay đổi quy trình xin con nuôi theo Công ước La Hay 1993 cũng đồng nghĩa với việc tăng thẩm quyền cho Cục con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp, tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay chắc chắn Cục con nuôi sẽ không đáp ứng được yêu cầu nhất là nếu Việt Nam gia nhập Công ước La Hay. Do vậy trong thời gian sắp tới vấn đề tăng cường năng lực cho Cục là một việc làm cấp bách.
Hiện nay biên chế của Cục khoảng 11 người nhưng Cục phải đảm trách rất nhiều các công việc khác nhau vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước tức là tham gia chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; chủ trì đàm phán, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để ký các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Hiệp định sau khi có hiệu lực. Đồng thời, Cục con nuôi cũng có trách nhiệm trực tiếp thụ lý, xem xét kiểm tra và thẩm định các hồ sơ của người xin nhận con nuôi (do phía nước ngoài chuyển đến) và của trẻ em được xin làm con nuôi do Sở Tư pháp địa phương chuyển lên. Với khối lượng công việc nhiều như vậy và số lượng người có hạn cho nên việc hoàn thành công việc được giao là một điều nan giải đối với Cục. Do vậy cần thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường năng lực về chuyên môn và ngoại ngữ cho các cán bộ
hiện có của Cục con nuôi
Thứ hai, tăng số lượng biên chế cho Cục
Thứ ba, trước mắt thành lập các phòng chức năng trực thuộc Cục nhằm mục
đích phân định dần chức năng xây dựng chính sách và xử lý tác nghiệp. Hiện nay Cục cũng đã tổ chức theo hướng tiếp cận này tuy vẫn chưa rõ ràng.
Thứ tư, xây dựng phần mềm quản lý quản lý và giải quyết việc nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài trong phạm vi Cục và cả nước. Hiện nay việc xử lý và quản lý hồ sơ còn hết sức thủ công thậm chí ngay tại Cục, việc giao dịch giữa Cục với địa phương phần nhiều vẫn theo đường công văn nhiều khi gây mất nhiều thời gian không cần thiết. Do vậy trong thời đại tin học phát triển việc xây dựng phần mền quản lý và xử lý hồ sơ là một việc làm cấp bách. Thiết nghĩ, công việc này nên chăng kết hợp với Đề án 112 của Chính phủ để triển khai sâu rộng trong phạm vi cả nước.
Thứ năm, trong chiến lược phát triển 5 đến 10 năm nữa, Cục con nuôi cần
thành lập Trung tâm thông tin dữ liệu con nuôi nước ngoài. Trung tâm này có nhiệm vụ lưu trữ toàn bộ hồ sơ trẻ đủ tiêu chuẩn làm con nuôi và trẻ đã được cho làm con nuôi. Chỉ có trẻ được lưu giữ tại Trung tâm mới có đủ điều kiện cho làm
con nuôi. Có như vậy, Cục mới trở thành Cơ quan trung ương theo đúng như quy định của pháp luật. Và trong tương lại, Trung tâm sẽ là cơ quan thụ lý và xử lý hồ sơ và ra quyết định công nhận cho trẻ làm con nuôi trên cơ sở tư vấn của một Hội đồng riêng. Còn Cục con nuôi là cơ quan soạn thảo và xây dựng về chính sách trong