3. Pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoà
CON NUÔI CÓ
NUÔI CÓ YẾU TỐ NN BỘ TƯ PHÁP CỤC CON NUÔI QT UBND TỈNH BỘ NGOẠI BỘ CÔNG AN Công an tỉnh SỞ TƢ PHÁP Cơ sở nuôi dƣỡng Hộp số: 1.5
Vai trò và MQH theo quy định pháp luật của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài
đẻ và trẻ em được cho làm con nuôi. Ngoài ra, theo Luật quốc tịch Việt Nam quy định: “trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam”.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi sẽ đồng thời duy trì hai mối quan hệ pháp lý đó là với cha mẹ nuôi và cả với cha mẹ đẻ, đây là vấn đề còn là khoảng trống của pháp luật hiện hành.
3.1.5. Vai trò của các cơ quan giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam
3.1.5.1. Cơ quan nuôi con nuôi trung ương (Cục con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp)
Mô hình cơ quan Trung ương tập trung chỉ đạo và giải quyết trực tiếp các vấn dề nuôi con nuôi quốc tế được thiết lập hầu như tuyệt đại đa số tại 55 nước thành viên của công ước La Hay 1993 cũng như ở một số nước khác chưa phải là thành viên của Công ước này [26, tr.74-75]. Áp dụng mô hình này, với mục tiêu gia nhập công ước La Hay trong thời gian sớm nhất, Việt Nam đã thành lập Cục con nuôi quốc tế trực thuộc Bộ Tư pháp (theo quyết định 337/2003/QĐ-BTP). Theo quy định của Nghị định 68/CP thì Cục con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp với chức năng chính là: - Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Giải
nuôi có yếu tố nước ngoài.
Thực hiện chức năng này, theo như những điều đã được trình bày ở trên về quy trình, thủ tục cho nhận con nuôi cho thấy Cục con nuôi quốc tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài. Vai trò đó thể hiện ở vòng tròn to nhất và tiếp cận gần nhất vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài tại sơ đồ nêu tại (xem hộp số 1.6). Vai trò này cũng được thể hiện trong chức năng nhiệm vụ của Cục do Bộ tư pháp quy định đó là:
- Cục tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ xin trẻ em của người nước ngoài, hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi. Bên cạnh đó, Cục cũng giải quyết các trường hợp người Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi
- Quản lý hồ sơ, giấy tờ về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Hoạt động quản lý này được tiến hành song song với quản lý giấy tờ của UBND tỉnh (Sở Tư pháp). Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, căn cứ vào hồ sơ lưu trữ, Cục đề xuất phương án xử lý.
- Theo dõi tình hình phát triển của trẻ thông qua báo cáo của cha mẹ nuôi và Cơ quan trung ương của nước nhận. Đây là điều kiện để Cục giúp nhà nước bảo vệ quyền lợi trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Trên cơ sở nhận đầy đủ thông tin về con nuôi, Cục tiến hành thống kê, báo cáo về toàn bộ vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trong đó có văn phòng con nuôi nước ngoài.
3.1.5.2. Cơ quan địa phương
Ngoài vai trò của Cơ quan trung ương là Cục con nuôi quốc tế thì các cơ quan địa phương (UBND tỉnh, Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng...) cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài. Theo sơ đồ nêu trên và theo quy định của pháp luật thì đối với cơ quan tại địa phương, UBND tỉnh lại có vòng tròn lớn hơn thể hiện vai trò lớn hơn các cơ quan khác trong vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài bởi vì UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước
lại xa hơn Sở Tư pháp. Mặc dù, Sở Tư pháp chỉ là cơ quan giúp UBND tỉnh trong việc quản lý Nhà nước về vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài nên Sở Tư pháp có vòng tròn nhỏ hơn so với UBND tỉnh nhưng khoảng cách lại rất gần với việc giải quyết con nuôi, chỉ sau Cục con nuôi quốc tế. Tuy nhiên, xét trên thực tế và toàn bộ quy trình giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được trình bày ở trên, thì có lẽ vai trò của Sở Tư pháp phải quan trọng hơn vai trò của UBND tỉnh, bởi vì UBND tỉnh thực tế chỉ ký Quyết định cho nhận con nuôi sau khi đã hoàn tất các thủ tục do Sở Tư pháp thực hiện. Còn vai trò của cơ sở nuôi dưỡng thì hoàn toàn thụ động trong vấn đề này, chỉ giải quyết trên cơ sở yêu cầu của Sở Tư pháp mà thôi, chính vì vậy có vòng tròn bé nhất thể hiện vai trò thấp nhất khi giải quyết việc cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài.
Cũng theo sơ đồ trên cho thấy, trong vấn đề giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Sở Tư pháp có mối quan hệ rất mật thiết với Cục con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp hơn là với UBND tỉnh, bởi trong quá trình giải quyết bất kể vấn đề gì liên qua. đến con nuôi, Sở Tư pháp phải có nghĩa vụ báo cáo và xin ý kiến Cục con nuôi quốc tế, còn đối với UBND tỉnh Sở chỉ có trách nhiệm trình hồ sơ trẻ sau khi đã hoàn thiện để Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định cho nhận trẻ.
3.1.5.3. Các cơ quan khác
Trong quá trình giải quyết còn có sự phối hợp với các cơ quan khác như: cơ quan ngoại giao, cơ quan công an. Phối hợp với cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam trong các vấn đề như hợp thức hoá giấy tờ trong hồ sơ nuôi con nuôi, phối hợp trong vấn đề kiểm tra, theo dõi, thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích pháp của trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài. Phối hợp với cơ quan công an ở TW và địa phương khi cần phải xác minh rõ nguồn gốc của trẻ, phối hợp phòng chống các hành vi giới thiệu trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích trục lợi, mua bán, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục...
Theo Nghị định 68/CP, hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được quy định từ điều 58 đến điều 64, theo đó tổ chức nước ngoài muốn thành lập Văn phòng tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:
- Được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi có tổ chức được thành lập cho phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam
- Có chương trình, kế hoạch hoặc dự án hoạt động nhân đạo, từ thiện nhằm hỗ trợ việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
-Có địa điểm đặt trụ sở Văn phòng tại Việt Nam bảo đảm cho hoạt động của mình
- Người dự kiến đứng đầu văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phỉa là người có đạo đức tốt, có tâm huyết hoạt động nhân đạo, từ thiện, không có tiền án.
Toàn bộ hồ sơ nộp tại Bộ Tư pháp. Sau khi được cấp phép hoạt động với thời hạn là 05 năm, các văn phòng con nuôi nước ngoài được phép hỗ trợ công dân nước mình trong một số công đoạn của trình tự giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi như: nộp hồ sơ ban đầu tại Bộ Tư pháp, thay mặt người xin nhận con nuôi khám sức khoẻ cho trẻ em (nếu người xin nhận con nuôi yêu cầu) hoặc thông tin cho người xin nhận con nuôi biết về trẻ em được giới thiệu cho làm con nuôi sau khi có thông báo của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam...