Cơ quan con nuôi quốc tế Thuỵ Điển (MIA)

Một phần của tài liệu Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 70)

Uỷ ban phúc lợi xã hội địa phƣơng

Các tổ chức đƣợc uỷ quyền

Cha mẹ nuôi

Philipin cũng là một nước cho con nuôi, nước này cũng đã ban hành đạo luật con nuôi quốc tế năm 1995. Đạo luật này quy định các điều khoản về con nuôi có yếu tố nước ngoài theo các chuẩn mực của các thiết chế La Hay. Sau gần 10 năm thực hiện, ngày 8/1/2004 Philipin đã ban hành đạo luật sửa đổi, bổ sung đạo luật năm 1995 nhằm hoàn thiện hơn chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

3.3.2.2. Đối tượng trẻ em được làm con nuôi

Theo luật của Trung Quốc trẻ em làm con nuôi người nước ngoài phải dưới 14 tuổi và thuộc một trong các trường hợp sau:

Bị bỏ rơi

Mồ côi

Trẻ từ gia đình khó khăn không có khả năng nuôi dƣỡng

Và đồng thời tất cả những trẻ em này phải được đưa vào Viện phúc lợi xã hội rồi từ đó trẻ em được làm thủ tục cho làm con nuôi người nước ngoài

Theo pháp luật của Philipine thì những trẻ em dưới 15 tuổi mới trở thành đối tượng cho làm con nuôi người nước ngoài, ngoại trừ pháp luật quy định sớm hơn.

3.3.2.3. Điều kiện của người xin con nuôi

Hầu hết pháp luật các nước đều quy định đối với người xin con nuôi điều kiện đầu tiên là phải đáp ứng các điều kiện của nước nơi người đó thường trú, sau đó mới là các điều kiện về độ tuổi, về khả năng nuôi con, về tâm sinh lý...

- Đối với Trung Quốc: Luật con nuôi của Trung Quốc quy định người xin con nuôi có thể là cá nhân hay một cặp vợ chồng hợp pháp với điều kiện người đó có độ tuổi từ 30 trở lên, không có con, có khả năng nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi, không có bệnh ảnh hưởng tới con nuôi. Người đàn ông độc thân xin trẻ em gái làm con nuôi phải hơn con từ 40 tuổi trở lên.

- Đối với Philipine: quy định độ tuổi có thể xin trẻ làm con nuôi trẻ hơn Trung Quốc 3 tuổi tức là ở tuổi 27 là có thể xin trẻ em làm con nuôi. Người xin con nuôi phải hơn trẻ em làm con nuôi tối thiểu là 16 tuổi trở lên kể từ thời điểm

nộp đơn xin con nuôi. Ngoài ra, pháp luật Philipin còn quy định một số điều khách, chẳng hạn như:

+ Có năng lực thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ theo quy định của pháp luật nước nhận và phải thông qua văn phòng tư vấn được phép hoạt động hợp pháp tại nước mình

+ Đã được lãnh sự đặt ở nước sở tại tư vấn về nuôi con nuôi + Không bị phạm tội về đạo đức xã hội

+ Có đủ tư cách nhận trẻ làm con nuôi theo quy định của pháp luật nước nhận + Có khả năng chăm sóc, giáo dục, làm gương cho trẻ

+ Là nước đến từ các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Philipin.

Ngoài ra, Philipine còn quy định nếu là cặp vợ chồng muốn xin con nuôi thì trước hết họ phải có đủ các điều kiện nêu trên, không bị cấm nuôi con nuôi và cả hai đều phải cùng nộp đơn.

Hồ sơ của người xin con nuôi

Theo pháp luật Trung Quốc quy định, hồ sơ xin con nuôi bao gồm các loại giấy tờ sau:

Đơn xin con nuôi Giấy khai sinh

Giấy xác nhận về tình trạng gia đình

Giấy chứng nhận nghề nghiệp, thu nhập và tài sản Giấy chứng nhận sức khoẻ

Lý lịch tư pháp

Giấy cho phép nhận con nuôi và đưa con nuôi về cư trú tại nước nhận Điều tra về tình trạng gia đình

Đối với Philipin: Theo đó, hồ sơ của người xin con nuôi bao gồm các loại giấy tờ sau:

Đơn xin con nuôi Giấy khai sinh

Giấy xác nhận về tình trạng gia đình

Giấy chứng nhận nghề nghiệp, thu nhập và tài sản Giấy chứng nhận sức khoẻ

Lý lịch tư pháp

Giấy cho phép nhận con nuôi và đưa con nuôi về cư trú tại nước nhận Điều tra về tình trạng gia đình

Phí và lệ phí

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người xin con nuôi cũng như tạo sự minh bạch trong quá trình giải quyết việc xin con nuôi, pháp luật của cả Trung Quốc và Philipin đều quy định rõ ràng các khoản phí và lệ phí đối với người xin con nuôi sẽ phải nộp.

Đối với Trung Quốc, các khoản phí phải nộp bao gồm: (i) phí hồ sơ là khoảng 360 USD, (ii) lệ phí cho Sở dân chính ở tỉnh, thành phố là 30 USD, (iii) đóng góp cho Viện phúc lợi địa phương là 3000 USD. Tổng cộng là: 3.390 USD.

Đối với Philipin, người xin con nuôi phải nộp lệ phí 100 USD khi nộp hồ sơ xin con nuôi; trả phí đăng báo theo bảng giá do Uỷ ban con nuôi quốc tế quy định để thông tin cho cơ quan trung ương có thẩm quyền và các tổ chức con nuôi nước ngoài và đề nghị ghép trẻ đã được duyệt và các khoản phí và lệ phí khác theo quy định. Tổng cộng các khoản phí, lệ phí, hỗ trợ nhân đạo nộp cho Uỷ ban là 1500 USD. Uỷ ban giữ lại 500 USD, còn 1000 USD chuyển cho địa phương.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)