Tình hình ký kết các điều ƣớc quốc tế về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nƣớc

Một phần của tài liệu Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 90)

1.1Tình hình chung

1.4.1 Tình hình ký kết các điều ƣớc quốc tế về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nƣớc

Nam và các nƣớc

Ngày 1 tháng 12 năm 2000 đánh dấu một mốc son quan trọng về hợp tác nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đó là lần đầu tiên Việt Nam và Pháp ký Hiệp định song phương về hợp tác nuôi con nuôi. Đây có thể coi là Hiệp định hợp tác với

nước ngoài trong lĩnh vực con nuôi đầu tiên của Việt Nam và cũng lần đầu tiên Hiệp định đưa ra mô hình cho và nhận con nuôi theo mô hình Công ước La Hay 1993. Việc thực thi Hiệp định Việt Nam và Pháp về cơ bản đã đáp ứng được cá điều kiện đề ra trong Hiệp định, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho vấn đề bảo vệ trẻ em và hợp tác song phương để giải quyết việc cho và nhận trẻ em làm con nuôi. Trong quá trình thực hiện Hiệp định cả Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải tiếp tục tháo gỡ. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì đây chính là những bài học kinh nghiệm quý giá để chúng ta tiếp tục đàm phán ký kết các Hiệp định hợp tác với các nước khác có nhu cầu.

Sau khi ban hành Nghị định Nghị định 68/CP, thực hiện nguyên tắc cho con nuôi nếu “Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú đã ký kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi”, Việt Nam đã tích cực đàm phán với các nước có nhu cầu xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi để ký kết các hiệp định song phương hợp tác về nuôi con nuôi. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký kết được 13 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước trên thế giới, với các nền văn hoá và thể chế pháp luật khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình đàm phán ký kết cũng gặp không ít khó khăn, chẳng hạn như vấn đề hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; về quốc tịch của trẻ em làm con nuôi...

Để giải quyết những khó khăn này, Việt Nam và các nước ký kết đã xây dựng quy phạm xung đột theo hướng, trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài sẽ có quốc tịch của nước nhận, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam; trẻ có quyền lựa chọn quốc tịch khi đạt đến một độ tuổi mà pháp luật nước nhận quy định có quyền lựa chọn quốc tịch. Trên cơ sở giải quyết này cho nên Việt Nam cũng như các nước đã và đang tiếp tục đàm phán với Việt Nam đã từng bước giải toả được những khó khăn nhằm đạt được những mục đích chung giữa hai nước, do vậy việc triển khai ký kết các hiệp định cho đến nay là tương đối thuận lợi.

Ngoài ra, đối với Việt Nam để tạo cơ sở thống nhất cho công tác đàm phán, ký kết điều ước, Bộ Tư pháp đã chủ động soạn thảo Hiệp định khung hợp tác về con

nuôi với sự tham khảo của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ lao động – thương binh và xã hội, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước... Chính vì vậy, nội dung

các hiệp định đã được ký kết thường đạt được sự thống nhất giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam, cũng vì vậy nên cũng rất thuận lợi khi thực thi Hiệp định.

Đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục đàm phán với các nước khác là Cộng hoà Liên bang Đức và Tây Ban Nha để ký kết Hiệp định hợp tác trong hoàn cảnh chúng ta chưa gia nhập Công ước La Hay (xem hộp số 2.7).

Tuy nhiên, trong quá trình ký kết chúng ta có thể rút ra một số bài học sau:

Thứ nhất, đối với các nước đơn

nhất như Pháp, Đan Mạch, Italia, Ai len... thì hầu như chúng ta không gặp khó khăn gì về danh nghĩa và thẩm quyền ký kết. Các nước này đều sẵn sàng ký kết với danh nghĩa Nhà nước và văn bản điều ước là Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi. Bên cạnh đó, một thuận lợi nữa là các nước này thuộc hệ thống Civil Law nên pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam về cơ bản cũng tương đồng với các nước này.

Hộp số 2.7: Đức và Việt Nam thống nhất về hiệp định cho và nhận con nuôi

Ngày 2.11. đại diện của Bộ tư pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt và của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đã ký tắt tại Hà Nội bản dự thảo một hiệp định song phương về hợp tác trong lĩnh vực cho và nhận con nuôi quốc tế. Trong hai ngày đàm phán, những vấn đề còn tồn đọng đã được làm rõ. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào năm 2006 sau khi đã được các cơ quan của mỗi nước thông qua.

Hiệp định quy định thủ tục cho các bậc cha mẹ muốn nhận trẻ Việt Nam làm con nuôi. Để bảo vệ trẻ và ngăn chặn việc làm giàu bất chính, trong tương lai việc tổ chức cho nhận con nuôi thông qua các tổ chức tư nhân cần được loại bỏ. Các cơ quan môi giới con nuôi ở Đức và Việt Nam - mà việc tuyển nhân viên sẽ đòi hỏi những yêu cầu cao - sẽ chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục cho và nhận con nuôi.

Với hiệp định này, việc nhận con nuôi Việt Nam tại Đức - vốn gần như hoàn toàn đình trệ do các quy định luật pháp mới của Việt Nam vào năm 2003 - sẽ được nối lại. Trước kia, con số 170 trẻ Việt Nam được nhận nuôi hàng năm cho thấy trẻ em Việt Nam là một trong những nhóm đông nhất trong số trẻ các nước làm con nuôi ở Đức. Như đại diện của hai bên cùng nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục theo đuổi mục tiêu sớm gia nhập Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực cho và nhận

Thứ hai, đối với một số nước có thể chế liên bang như Canada, Bỉ, Mỹ... chúng ta thường gặp một số khó khăn do có sự khác biệt về pháp luật giữa Việt Nam và các nước nói trên, bởi vì theo pháp luật Việt Nam thì khi ký kết các điều ước đều dưới danh nghĩa Chính phủ, nhưng đối với các nước liên bang này thì pháp luật lại quy định trao quyền ký kết cho Chính phủ các bang, thậm chí có nước còn quy định chính quyền Liên bang không có thẩm quyền đàm phán, ký kết điều ước quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi mà thẩm quyền này thuộc về Chính phủ các bang. Do vậy, khi ký kết điều ước với các nước có chế độ liên bang, Việt Nam và các nước này thường mất rất nhiều thời gian mới đạt được sự thống nhất về thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế song phương về hợp tác nuôi con nuôi [20].

Một phần của tài liệu Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 90)