Pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 48)

3. Pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoà

3.1 Pháp luật Việt Nam

Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá 7, Đảng ta đã chỉ rõ: “phải tiếp tục củng cố và tăng cường mở rộng quan hệ quốc tề về tư pháp, tạo hành lang pháp lý cho các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật...”[2]. Thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, hàng loạt các văn bản pháp luật về dân sự, HNGĐ trong đó có vấn đề con nuôi được ban hành. Vấn đề nuôi con nuôi được quy định ở các văn bản như: Luật dân sự năm 1995, sửa đổi năm 2005; Luật HNGĐ năm 2000, Luật quốc tịch 1998; Nghị định 68/CP quy định chi tiết thi hành Luật HNGĐ; Nghị định về đăng ký hộ tịch, hộ khẩu...

Điểm qua các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có thể thấy rằng quan điểm của Việt Nam cũng giống như các nước trên thế giới đó là khuyến khích việc cho và nhận nuôi con nuôi trong nước (giữa công dân Việt Nam với nhau); tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em được sống trong một môi trường trong lành và được giáo dục đầy đủ. Tuy nhiên, nếu bằng các biện pháp, khả năng có được nhưng các tiêu chí nêu trên vẫn không thực hiện được thì mới tìm đến giải pháp cho làm con nuôi người nước ngoài.

3.1.1. Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng luôn là vấn đề được xã hội quan tâm do vậy khi giải quyết vấn đề này cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định theo quy định của pháp luật. Những nguyên tắc này chính là tư tưởng chỉ đạo mà bất kỳ ai dù ở cương vị nào khi giải quyết vấn đề con nuôi đều phải có nghĩa vụ tuân theo.

Theo quy định tại điều 35, Nghị định 68/CP thì quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, việc cho, nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em đã được pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế ghi nhận. Một lần nữa thông qua quy định này, Việt Nam tiếp tục khẳng định với cộng đồng quốc tế chủ trương, chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Việc cho, nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em (Điều 35, khoản 1, Nghị định 68/CP)

Hình thành những đảm bảo để vấn đề con nuôi nước ngoài được tiến hành vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em được công nhận trong luật pháp quốc tế (Điều 1, Công ước La Hay 1993)

Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện nguyên tắc nêu trên Việt Nam còn quy định thêm rằng: “Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác” (Nghị định 68/CP). Nguyên tắc này trước đây chưa được quy định trong Nghị định 184/CP, do vậy bằng quy định này có thể thấy rằng Việt Nam đang dần tiếp cận với quy tắc chung của quốc tế.

Thứ hai, việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài thường trú

ở nước ngoài sẽ được xem xét giải quyết nếu Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú đã ký kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi. Có thể nói rằng, nguyên tắc này được hình thành sau khi đánh giá quá trình thực hiện Nghị định 184/CP cho thấy tình trạng lộn xộn, mất trật tự và gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý an ninh đối với người nước ngoài trong công tác nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tuân thủ nguyên tắc này, kể từ ngày 02/01/2003, Việt Nam chỉ giải quyết con nuôi cho những người nước ngoài thường trú tại nước đã ký kết điều ước quốc tế song phương với Việt Nam hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Trong suốt quá trình thực hiện hơn 3 năm vừa qua, nguyên tắc này đã

ít nhiều phát huy tác dụng trong việc giải quyết và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi, tạo ra những cơ sở pháp lý quốc tế cho vấn đề bảo vệ trẻ em sau khi được cho làm con nuôi ở nước ngoài, qua đó góp phần hạn chế các hiện tượng tiêu cực có thể xẩy ra liên quan đến việc cho và nhận nuôi con nuôi.

Cho đến nay, thực hiện nguyên tắc này, Việt Nam đã ký điều ước quốc tế hoặc Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với 13 nước và vùng lãnh thổ, cụ thể là: Cộng hoà Pháp (01/02/2000), Vương quốc Đan Mạch (26/5/2003), Cộng hoà Italia (13/6/2003), với Ailen (23/9/2003), Vương quốc Thuỵ Điển (04/02/2004), với ba cộng đồng: Bỉ (17/3/2005), Canada (27/6/2005), Quebeec Canada (15/9/2005), với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (21/6/2005), Liên bang Thụy Sĩ (20/12/2005) và Ôntariô Canada (03/4/2006).

Tuy nhiên, khi thực hiện nguyên tắc này cũng đã gây không ít khó khăn cho những người nước ngoài thường trú tại các nước chưa ký kết điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam và thực tế cho thấy số lượng trẻ em Việt Nam cho người nước ngoài làm con nuôi có chiều hướng giảm đi, cụ thể là trong năm 2004 chỉ giải quyết được 500 trẻ em, năm 2004 giải quyết 1200 trẻ em và đến tháng 10/2006 giải quyết được 1240 trẻ em, trongkhi đó năm 1997 giải quyết được 1576 và năm 1998 có 1860 trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài (nguồn Bộ Tư pháp).

Bên cạnh đó, Nghị định 68/CP cũng đưa ra phương án có thể gọi là tạm thời trong bối cảnh Việt Nam chưa kịp gia nhập Công ước La Hay 1993 và cũng không thể nhanh chóng ký điều ước quốc tế với tất cả các nước có nhu cầu xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi, điều đó có nghĩa là Việt Nam cho phép người nước ngoài thường trú tại nước chưa ký kết hiệp định hoặc chưa cùng gia nhập với Việt Nam điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi chỉ được xem xét giải quyết nếu xin đích danh trẻ em mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi. Nếu không có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ thì người nước ngoài phải có thời gian sinh sống, làm việc, học tập, lao động tại Việt Nam ít nhất từ 6 tháng trở lên. Tuy nhiên, thời gian vừa qua có

khoảng 30 trường hợp được giải quyết theo quy định ngoại lệ này, chủ yếu là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam xin nhận trẻ em (là cháu, có quan hệ họ hàng) làm con nuôi (Bộ Tư pháp, 2005).

3.1.2. Điều kiện nhận nuôi con nuôi

Như đã trình bày ở phần trên, việc nuôi con nuôi nói chung cũng như nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng phải nhằm gắn bó tình cảm giữa người nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, đảm bảo cho người con chưa thành niên được chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt, phù hợp với đạo đức xã hội [13]. Nhằm góp phần thực hiện mục đích của Công ước La Hay 1993 là đảm bảo vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài được tiến hành vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em, thiết lập một hệ thống hợp tác giữa các quốc gia thành viên để bảo đảm ngăn ngừa việc bắt cóc, buôn bán trẻ em [19], pháp luật Việt Nam quy định về điều kiện nhận nuôi con nuôi đối với người nhận nuôi và đối với con nuôi

3.1.2.1. Điều kiện với người xin nhận con nuôi

Ngoài những điều kiện mang tính nguyên tắc được nêu tại mục 3.2.1 ở trên thì người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật HNGĐ (khoản 1, điều 37, Nghị định 68/CP). Các điều kiện đó là:

- Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

- Có tư cách đạo đức tốt;

- Có các điều kiện thực tế đảm bảo việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con tốt;

- Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tình trạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, vợ, chồng, cha, mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán,

đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Đây là những điều kiện quan trọng, nhằm đánh giá, sàng lọc ban đầu về tư cách pháp lý, đạo đức, điều kiện kinh tế của cha mẹ nuôi tương lai nhằm đảm bảo cho trẻ em có một môi trường tốt nhất và nhằm tránh những hiện tượng tiêu cực lợi dụng việc xin nuôi con nuôi. Ngoài điều kiện nêu trên, người xin con nuôi còn phải đáp ứng điều kiện về mặt giấy tờ, sẽ được trình bày ở những những phần sau.

3.1.2.2. Điều kiện đối với trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài

Nghị định 184/1994/NĐ-CP trước đây không quy định hạn chế về đối tượng trẻ em Việt Nam làm con nuôi, cho nên giai đoạn thực hiện Nghị định này được coi là thời kỳ “mở cửa” nhất về việc giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài. Bất kỳ người nước ngoài nào vào Việt Nam đều có thể tự xin hoặc bằng các hình thức khác xin trẻ em từ các cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở y tế hoặc từ các gia đình để làm con nuôi. Thực tế đã cho thấy, Nghị định 184/CP cũng đã đạt được những thành công nhất định trong việc giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài, nhưng cũng phát sinh không ít những bất cập, đặc biệt gây mất trật tự an ninh xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Qua công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực nuôi con nuôi cho thấy quy định về việc cho phép các cơ sở y tế được quyền cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài là một điểm sơ hở. Các cơ sở y tế (bệnh viện phụ sản, nhà hộ sinh) tuy không có chức năng nuôi dưỡng trẻ nhưng khi có trẻ bị bỏ rơi không tự giác chuyển vào các cơ sở nuôi dưỡng mà giữ trẻ lại nuôi để cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài và yêu cầu người nước ngoài thanh toán các chi phí nuôi dưỡng [17]. Chính vì vậy, để khắc phục những hiện tượng này, Nghị định 68/CP đã quy định cụ thể những điều kiện đối với trẻ em được nhận làm con nuôi, đó là:

1. Điều kiện về độ tuổi: khoản 1, Điều 36 quy định: trẻ em Việt Nam được

ngoài. Theo những nghiên cứu cho thấy, trẻ em có độ tuổi từ 15 tuổi trở xuống về mặt tâm sinh lý vẫn chưa có sự phát triển toàn diện, chúng chưa có khả năng sống tự lập, nên cần phải quan tâm chăm sóc giáo dục đặc biệt. Luật lao động Việt Nam cũng quy định độ tuổi lao động cũng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và đối với đối tượng lao động này cũng cần có sự ưu tiên đặc biệt. Do vậy, cần khẳng định rằng đối tượng dưới 15 tuổi là đối tượng cần được đặc biệt quan tâm và bảo vệ, điều này cũng phù hợp với Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được Việt Nam phê chuẩn.

Tuy nhiên, Nghị định 68/CP và sau này nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/CP ngày 10/7/2002 (sau đây gọi tắt là Nghị định 69/CP) cũng quy định trường hợp ngoại lệ đó là: trẻ em trên 15 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là trẻ em tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Quy định này thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam cố gắng đảm bảo cho trẻ em được có cuộc sống tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, trên thực tế thì những trường hợp này được nhận làm con nuôi người nước ngoài cũng rất hiếm hoi. Bên cạnh đó, Nghị định 69/CP cũng quy định trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng, vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân, có nghĩa là việc kết hôn của họ phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Có thể thấy rằng Nghị định 68/CP và sau này là Nghị định 69/CP có những quy định rõ ràng và minh bạch hơn so với Nghị định 184/CP trước kia về vấn đề trẻ em được làm con nuôi với những đối tượng nào.

2. Điều kiện về đối tượng trẻ em làm con nuôi: Trước kia, khi thực hiện Nghị

định 184/CP thì trẻ em được cho làm con nuôi xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau, do vậy đã gây rất nhiều bất cập và khó khăn trong việc giải quyết và quản lý vấn đề này. Nghị định 68/CP đã chỉ rõ trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi bao gồm:

b) Trẻ em đang sống tại gia đình, nếu thuộc trường hợp là trẻ em mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi

Để thống nhất áp dụng trên toàn quốc, tránh việc hiểu sai và vận dụng luật không đúng, Bộ Tư pháp đã ban hành thông tư 07/2002 hướng dẫn chi tiết điểm (b) nêu trên như sau:

- Trẻ em bị mồ côi tức là bị mồ côi cả cha và mẹ hoặc mồ côi mẹ (hoặc cha) còn người kia không rõ là ai;

- Bị tàn tật;

- Có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi.

Quan hệ họ hàng là quan hệ giữa cô, cậu, dì, chú, bác với nhau (theo bên nội hoặc bên ngoại); quan hệ thân thích là quan hệ giữa bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng [15].

Như vậy có thể thấy rằng Nghị định 68/CP đã quy định chặt chẽ hơn về đối tượng trẻ được cho làm con nuôi người nước ngoài, tạm thời khắc phục được những nhược điểm, hạn chế của Nghị định 184/CP. Tuy nhiên, với quy định này cũng gây không ít khó khăn, cản trở trong việc giải quyết cho con nuôi người nước ngoài, do vậy Nghị định 69/CP quy định rõ hơn đối tượng trẻ em được cho người nước ngoài nhận làm con nuôi, đó là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam gồm:

Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em mồ côi;

Trẻ em khuyết tật, tàn tật;

Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

Trẻ em khác được tiếp nhận và cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật

Đồng thời, những đối tượng trẻ em nêu trên nếu sống ở gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài. Ngoài ra, trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi.

Một điểm mới nữa của Nghị định 69/CP đó là trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn

Một phần của tài liệu Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)