NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THỜI GIAN TỚI.
1.1.1 Soạn thảo và ban hành Luật nuôi con nuô
Việc ban hành Luật nuôi con nuôi là cần thiết và sẽ khắc phục các vướng mắc, bất cập hiện nay của pháp luật về nuôi con nuôi và các văn bản có liên quan, đảm bảo nghiêm minh tuân thủ các nguyên tắc nhân đạo cao cả của Công ước La Hay 1993, minh bạch hoá các vấn đề liên quan đến việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, đặt vấn đề nuôi con nuôi quốc tế dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Nhà nước nhằm bảo vệ tốt nhất quyền của trẻ em [25]. Tuy nhiên, theo chúng tôi việc xây dựng Luật nuôi con nuôi cần tiến hành và giải quyết những vấn đề sau:
Tiến hành khảo sát, đánh giá quá trình thực hiện Nghị định 68/CP để hình thành chính sách xây dựng luật nuôi con nuôi.
Việc khoả sát, đánh giá độc lập việc thực hiện Nghị định 68/CP là một việc làm cần thiết vì đây chính là cơ sở quan trọng để thuyết minh cho sự cần thiết ban hành Luật nuôi con nuôi, cũng như những vấn đề quan trọng mà Luật nuôi con nuôi cần hướng tới để giải quyết. Chúng ta hiện nay khi xây dựng Luật ít khi thực hiện công đoạn này một cách chuyên nghiệp và bài bản, đa phần dựa trên các báo cáo của các địa phương gửi lên. Lý giải điều này hầu hết chúng ta đổ lỗi cho vấn đề kinh phí nhưng thực chất là chưa chính xác, vấn đề kinh phí mới chỉ là một phần nhỏ.
Quá trình đánh giá này có thể làm rõ một số vấn đề sau:
Vai trò của Cục con nuôi quốc tế Bộ tư pháp trong vấn đề giải quyết nuôi con nuôi?
Quy trình giải quyết vấn đề con nuôi hiện nay đã phù hợp hay chưa? Mối quan hệ giữa các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết nuôi con nuôi?
Việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng
Các chi phí mà cha mẹ nuôi phải bỏ ra trong quá trình xin con nuôi tại Việt Nam
Chính kết quả nghiên cứu, đánh giá nói trên là tiền đề cho việc xây dựng, hình thành chính sách đối với việc xây dựng Luật nuôi con nuôi. Điều dó có nghĩa là, báo cáo nghiên cứu, khảo sát trên cơ sở những phát hiện trên thực tế sẽ đưa ra đề bài (định hướng chính sách) và trên cơ sở Ban soạn thảo sẽ thể chế hoá đề bài đấy thành các quy phạm pháp luật thực định. Bởi vì, đối với những chính sách được định hướng nghiêm túc và được công chúng thừa nhận thì chính phủ phải sử dụng luật pháp, bởi hai lý do: tính bắt buộc chung và tính quyền lực công [16].
Những vấn đề cần xem xét khi xây dựng luật nuôi con nuôi
Chúng tôi xin được gợi ý một số nội dung cần lưu ý khi soạn thảo luật nuôi con nuôi như sau:
Thứ nhất, đó là quy trình giải quyết hồ sơ xin con nuôi. Chúng ta cần phải
xem xét lại quy trình này cho phù hợp với thực tế và phù hợp với quy tắc chung của thế giới và quan trọng là phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Công ước La Hay. Điều cơ bản trong việc thay đổi quy trình này chính là việc xem xét lại vai trò và thẩm quyền của Cơ quan con nuôi trung ương. Theo kinh nghiệm của các nước cũng như quy định của Công ước La Hay thì Cơ quan trung ương về con nuôi có vai trò và thẩm quyền rất lớn trong quy trình giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Cơ quan này có toàn quyền quyết định giải quyết hay không giải quyết việc cho con nuôi, dựa trên quyết định này cơ quan địa phương có trách nhiệm giải quyết.
Thứ hai, xem xét lại quy định về hệ quả pháp lý khi trẻ em được cho làm con
nuôi. Thiết nghĩ, trong giai đoạn tiếp theo khi xây dựng luật nuôi con nuôi thì vấn đề này cũng cần phải tiếp cận với thông lệ chung của quốc tế đó là hầu hết các nước đều áp dụng theo hình thức con nuôi trọn vẹn, còn ở Việt Nam chúng ta dường như chúng ta đang áp dụng hình thức nuôi con nuôi đơn giản. Tuy nhiên, việc sửa đổi về hệ quả pháp lý theo hình thức trọn vẹn không chỉ đơn thuần chỉ quy định trong Luật nuôi con nuôi mà còn phải sửa đổi các luật khác có liên quan.
Thứ tư, cần xem xét lại quy định bắt buộc các tổ chức con nuôi nước ngoài
phải có các dự án hỗ trợ nhân đạo khi làm thủ tục xin phép hoạt động tại Việt Nam, bởi vì trên thực tế chính quy định này đã làm phát sinh không ít tiêu cực trong quá
trình thực hiện và đồng thời tạo không ít khó khăn cho các tổ chức nước ngoài xin phép hoạt động tại Việt Nam. Hoạt động nhân đạo là hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự tự nguyện của tổ chức. Tổ chức được cấp phép hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nếu đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nơi nước đó thành lập [24]. Khi xin con nuôi, cha mẹ nuôi chỉ phải nộp một khoản tiền phí nhất định còn việc hỗ trợ nhân đạo cho cơ sở nuôi dưỡng hay không là tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể do cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi tự tiến hành.
Thứ năm, nên thống nhất việc xin con nuôi trong nước và xin con nuôi có yếu
tố nước ngoài trong cùng một Luật nuôi con nuôi. Thực tế đã cho thấy rằng hiện nay việc xin con nuôi trong nước chưa rõ ràng trong khi đó một trong những nguyên tắc cơ bản của quốc tế đó là ưu tiên cho trẻ em làm con nuôi trong nước, nếu không còn cách nào khác thì mới tìm cha mẹ nuôi cho trẻ là người nước ngoài. Bên cạnh đó, khi giải quyết vấn đề con nuôi quốc tế không chỉ vấn đề thủ tục, trình tự giải quyết mà còn phải quan tâm tới hồ sơ của trẻ như thế nào? Nhưng hiện tại vấn đề này lại được quy định ở một văn bản khác, thực tế cũng đã phát sinh nhiều bất cập. Do vậy, để giải quyết tình trạng này nếu luật nuôi con nuôi ban hành thì cần quy định cụ thể quy trình thủ tục xin con nuôi trong nước bên cạnh việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
Thứ sáu, cần quy định rõ trách nhiệm phối hợp của các cơ quan hữu quan như
cơ quan công an, tư pháp, Bộ Lao động thương binh và xã hội trong việc giải quyết hồ sơ con nuôi quốc tế.
Thứ bảy, cần hợp thức hoá việc tư vấn, làm các thủ tục liên quan đến con nuôi
có yếu tố nước ngoài của một số tổ chức trong nước. Làm được điều này sẽ hạn chế được hiện tượng cò mồi trực lợi, đồng thời cũng là thực hiện chính sách “xã hội hoá” một số công việc của Nhà nước cho xã hội dân sự thực hiện. Tuy nhiên, Luật cần đề ra các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với hoạt động nhậy cảm này.