Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan

Một phần của tài liệu Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 104)

NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THỜI GIAN TỚI.

1.1.2 Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan

Viện ban hành Luật nuôi con nuôi theo hướng tiếp cận mới ắt hẳn sẽ dẫn tới hệ quả là bắt buộc một số Luật khác buộc phải có sự thay đổi theo cho phù hợp.

Theo quan điểm của chúng tôi, việc soạn thảo Luật nuôi con nuôi cần tiếp cận theo nguyên tắc “Một luật sửa nhiều luật”. Tức là việc ban hành Luật này đồng thời sẽ sửa đổi một số điều của các luật:

Thứ nhất, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005. Theo quy định của Bộ luật thì

trẻ em cho làm con nuôi không những được thừa kế di sản của cha mẹ nuôi mà còn thừa kế của cha mẹ đẻ và ngược lại cha nuôi, mẹ nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ cũng được thừa kế di sản của trẻ em đã được cho làm con nuôi [1]. Do vậy phương hướng sửa đổi có thể là giữa cha đẻ, mẹ đẻ và trẻ em được cho làm con nuôi hoàn toàn chấm dứt quan hệ thừa kế theo pháp luật. Hiện nay để giải quyết vấn đề này đa phần các Hiệp định đều quy định: “Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo quy định của Hiệp định này tuân theo quy định của nước nhận” [11] hoặc “Theo pháp luật của các Bên ký kết, hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi quy định tại Hiệp định này được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện việc nuôi con nuôi” [12]

Thứ hai, sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nếu chúng ta ban hành

Luật nuôi con nuôi thì đương nhiên tất cả những phần quy định về nuôi con nuôi trong Luật Hôn nhân và gia đình (từ điều 67 đến điều 78) [13] có thể chuyển sang Luật nuôi con nuôi, như vậy mới phù hợp và tạo ra sự thống nhất chung.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số quy định về nuôi con nuôi trong Luật quốc

tịch năm 1998. Điều 30, Luật quốc tịch quy định trẻ em là công dân Việt Nam đã được người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra, điều 3, Luật quốc tịch đã ghi nhận nguyên tắc một quốc tịch [14]. Nhưng theo pháp luật của các nước trên thế giới đa phần đều quy định trẻ em được công dân nước nào nhận làm con nuôi thì sẽ có quốc tịch của nước đó. Do đó, khi trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì sẽ có đồng thời hai quốc tịch như vậy lại không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và chính các điều luật trong một bộ luật đã có sự mâu thuẫn với nhau. Hiện nay, để giải quyết vấn đề này một số Hiệp định được ký kết đều có những quy định tương tự như: “Các Bên ký kết cam kết tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em của Nước gốc sau khi được nhận làm con nuôi và có quốc tịch của Nước Nhận nhưng vẫn mang quốc tịch của Nước gốc theo pháp

luật của Nước gốc, thực hiện quyền lựa chọn quốc tịch khi trẻ em đó đạt đến độ tuổi mà pháp luật quy định được quyền lựa chọn quốc tịch” [14].

Một phần của tài liệu Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)