kỳ kế toán giữa các năm 2008, 2009 và 2010
Qua bảng 4 và 5 cho thấy mức tăng chi phí ở tháng 12 năm sau luôn cao hơn so với năm trước nhưng thực tế mở rộng sản xuất kinh doanh năm sau gấp đôi năm trước thì mức chênh lệch chi phí tháng 12/10 với tháng 12/09 so với mức chênh lệch chi phí tháng 12/09 với tháng 12/08 là một thành công đáng chú ý đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
Chi phí NVLTT: tháng 12/10/tháng 12/09 là 919 đồng/kg ứng với tỷ lệ 11,67% tăng so với tháng 12/09/tháng 12/08 641 đông/kg ứng với tỷ lệ là 8,86%.
Chi phí NCTT: tháng 12/10/tháng 12/09 là 126 đồng/kg ứng với tỷ lệ 23,68% tăng so với tháng 12/09/tháng 12/08 75 đông/kg ứng với tỷ lệ là 16,41%.
Chi phí SXC: tháng 12/10/tháng 12/09 là 55 đồng/kg ứng với tỷ lệ 6,43% giảm so với tháng 12/09/tháng 12/08 92 đông/kg ứng với tỷ lệ là 12,04%.
Đối với gạo thơm:
Chi phí NVLTT: tháng 12/10/tháng 12/09 là 623 đồng/kg ứng với tỷ lệ 5,74% tăng so với tháng 12/09/tháng 12/08 524 đông/kg ứng với tỷ lệ là 5,07%.
Chi phí NCTT: tháng 12/10/tháng 12/09 là 116 đồng/kg ứng với tỷ lệ 31,66% tăng so với tháng 12/09/tháng 12/08 65 đông/kg ứng với tỷ lệ là 21,52%.
Chi phí SXC: tháng 12/10/tháng 12/09 là 55 đồng/kg ứng với tỷ lệ 6,43% giảm so với tháng 12/09/tháng 12/08 là 92 đồng/kg ứng với tỷ lệ là 12,04%.
Nhìn chung giá thành sản phẩm cùng kỳ năm sau tăng hơn năm trước nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu mỗi năm mỗi tăng, bên cạnh đó do doanh nghiệp không quản lý chặt chẽ chi phí SXC làm cho chi phí này qua các năm tăng đáng kể làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Vì vậy doanh nghiệp phải có chính sách quản lý chặt chẽ chi phí SXC cũng như tìm thêm nhà cung cấp nguyên vật liệu để doanh nghiệp chủ động về NVLTT và hạ giá đầu vào cho sản phẩm.